CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIÊP DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.2. Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và Thành phố Huế
Theo Thông báo số 179/TB-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới năm 1998, cùng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập năm 1999 đã thúc đẩy sự phát triển du lịch Việt Nam. Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Nghị quyết của Ban Chấp hành TW và Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X đã khẳng định mục tiêu phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nâng
35
tầm dịch vụ so với các nước trong khu vực và đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Hình 2.1. Số lượt khách du lịch trong nước và nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2005-2016
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Hình 2.2. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch và tỷ trọng trong GDP Việt Nam giai đoạn 2005-2016
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Phát triển du lịch được thể hiện qua số lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa hàng năm. Từ năm 1990 đến nay số lượng khách du lịch quốc tế đến
36
Việt Nam tăng bình quân 12% mỗi năm. Bắt đầu từ năm phát động du lịch 1990, nước ta đón 250.000 lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách du lịch nội địa thì thì năm 2010 đã đạt 5.050 ngàn lượt đối với khách quốc tế và 28.000 ngàn lượt khách nội địa. Giai đoạn 2010 đến 2016 số lượt khách tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, đến năm 2015 số khách du lịch quốc tế là 7.944 ngàn lượt và khách nội địa là 57.000 ngàn lượt. Ước tính năm 2016 số lượt khách quốc tế là 10.000 lượt và khách nội địa là 62.000 ngàn lượt.
Năm 2016, tổng doanh thu ngành Du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng, đóng góp 8.9% GDP cả nước. Tăng trưởng doanh thu từ năm 2005 đến 2010 luôn ở mức cao trung bình 30%. Từ 2011 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu bắt đầu giảm, giai đoạn 2011-2016 tăng trưởng bình quân chỉ đạt 12,25%. Vai trò của ngành Du lịch thể hiện qua đóng góp GDP ngày càng lớn, năm 2005 con số này là 6,74% thì từ 2009 đến 2016 bình quân đóng góp vào GDP cả nước là 10%.
Với sự tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào GDP của cả nước, ngành Du lịch tiếp tục được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được đề cập trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016: “Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao; Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam;
Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và gìn giữ vệ sinh môi trường; Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn, chất lượng cao”.
Tóm lại, trong giai đoạn từ 2005-2016, Đảng và Nhà nước đã định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Từ đó, ngành Du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượt khách trong và ngoài nước; vai trò đóng góp của du lịch trong cơ cấu GDP ngày một cao; và chất lượng dịch vụ du lịch đang được cải thiện và đổi mới.
37 2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch Huế
Theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ngày 26/8/2013 về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030. Mục tiêu phát triển du lịch Huế đến năm 2020 trở thành địa điểm du lịch hàng đầu trong khu vực, và đến năm 2030 đưa Thừa Thiên Huế thành điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản trên thế giới.
Mục tiêu số lượng du khách đến Huế năm 2015 đạt 3 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế là 1,2 triệu lượt. Đóng góp du lịch chiếm 50% GDP địa phương và tăng lên 52%-53% năm 2020, thể hiện sự quan trọng của ngành Du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh.
Bảng 2.1. Thực trạng du lịch Huế giai đoạn 2013-2016 Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 (Ước tính)
Lượt khách (ngàn lượt) 2.599 2.906 3.126 3.250 Tăng trưởng lượt khách 3,96% 11,81% 7,57% 4,00%
Doanh thu (tỷ) 2.469 2.708 3.000 3.120
Tăng trưởng doanh thu 12,23% 9,68% 10,78% 4,00%
Nguồn: Tổng cục thống kê, và tính toán của tác giả
Hình 2.3. Thực trạng doanh thu du lịch và số lượt khách đến Huế giai đoạn 2013-2016
Nguồn: Cục thống kê Huế, và tính toán của tác giả
38
Theo số liệu thống kê Tổng cục du lịch, thì trong năm 2015 khách du lịch đến Huế đạt 2.103 ngàn lượt khách nội địa và 1.023 ngàn lượt khách quốc tế, tổng lượt khách đến Huế trong năm 2015 là 3.126 ngàn lượt vượt mục tiêu đề ra của Tỉnh.
Ước tính năm 2016 số lượt khách tăng lên 3.250 ngàn lượt và doanh thu đạt 3.120 tỷ.
Trong giai đoạn từ 2013-2016, số lượt khách du lịch đến Huế có những bước phát triển với mức tăng không ổn định. Các năm có diễn ra sự kiện Festival Huế là 2014 và 2016 thường thu hút số lượt khách tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng về lượt khách tăng cao nhất năm 2014 với mức 11,81%, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm mạnh những năm gần đây. Điều đó cho thấy Huế cần nghiên cứu các lý do dẫn đến mức thu hút khách du lịch giảm sút.
Tóm lại, ngành Du lịch Huế tăng trưởng nhanh các năm vừa qua thể hiện được tiềm năng vẫn còn rất lớn. Trong năm 2016, đóng góp ngành Du lịch chiếm đến 50% GDP toàn Tỉnh đã cho thấy sự quan trọng của ngành đối với chiến lượt phát triển kinh tế chung.