CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIÊP DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.3. Khảo sát cơ cấu vốn tại các DNDVDL Huế
2.3.2. Kết quả đánh giá về cơ cấu vốn
Quan điểm của DN về ưu tiên sử dụng tài trợ
Khi đề cập đến cơ cấu vốn thì các nhà quản trị thường quan tâm đến 03 mục tiêu: thứ nhất là tối đa hóa giá trị DN, thứ hai là chi phí sử dụng vốn thấp nhất và cuối cùng là giảm thiểu rủi ro tài chính. .
Hình 2.4. Mức độ quan tâm xây dựng hệ số nợ mục tiêu
Đối với cơ cấu vốn mục tiêu đo lường nợ trên vốn chủ sở hữu, có 46,38% DN thường xuyên quan tâm, ít quan tâm là 27,54% và không quan tâm là 26,09%. Mục tiêu của cơ cấu vốn là tối đa hóa giá trị DN thông qua tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Qua kết quả khảo sát có thể thấy hơn 50% DN vẫn chưa đánh giá đúng lợi ích của việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Nguyên nhân xuất phát từ các nhà quản trị DN chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về cơ cấu vốn ảnh hưởng đến giá trị DN mà phần lớn quan tâm đến có cấu vốn dưới góc độ giảm thiểu rủi ro.
Với câu hỏi “Khi cần huy động vốn mở rộng hoạt động kinh doanh , DN ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nào trước?” thì có 23 DN sử dụng nợ vay chiếm 33,33%, 34 DN sử dụng vốn chủ sở hữu tương ứng 49,28%, chỉ có 12 DN sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại với 17,39%. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các DN sẽ tuân theo trật tự khi cần huy động vốn mới là nguồn lợi nhuận giữ lại, nợ vay và sau đó mới là vốn chủ sở hữu. Như vậy, nhà quản trị được khảo sát lại không tuân theo thuyết trật
40
tự phân hạng khi sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và nợ vay. Điều này có thể hiểu được vì đa phần các DN kinh doanh thua lỗ hoặc lãi thấp nên không có đủ nguồn lực nội tại bù đắp cho khoản đầu tư mới. Do vậy, DN cần huy động nguồn vốn bên ngoài là nợ vay.
Hình 2.5. Thứ tự ưu tiên nguồn tài trợ
Câu hỏi thứ ba là “Trong công ty quý vị ai là người quyết định nguồn tài trợ?”
thì đa số là người chủ DN quyết định với 49/69 phiếu chiếm 71,01%, 23,19% phiếu chọn giám đốc và chỉ có 04 DN là kế toán trưởng. Điều này có thể thấy rằng các DN ở Huế được quyết định chủ yếu bởi chủ DN. Các DN có quy mô vừa và nhỏ thì chủ DN kiêm chức vụ giám đốc và đưa ra các quyết định về vấn đề tài chính. Các chủ DN cần sự tư vấn của kế toán trưởng và các chuyên viên tài chính để đưa ra quyết định nguồn tài trợ thấp nhất và giảm thiểu được rủi ro.
41
Hình 2.6. Người quyết định sử dụng nguồn tài trợ Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về ưu tiên nguồn tài trợ
12. Doanh nghiệp Ông / Bà có xây dựng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu hay không?
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Thường xuyên quan tâm 32 46,38%
b. Ít quan tâm 19 27,54%
c.Không quan tâm 18 26,09%
Tổng 69 100,00%
13. Khi cần huy động nguồn tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, thứ tự ưu tiên chọn lựa nguồn tài trợ là:
Số lượng DN Tỷ trọng
a. Nợ vay 23 33,33%
b.Vốn chủ sở hữu 34 49,28%
c.Lợi nhuận giữ lại 12 17,39%
Tổng 69 100,00%
14. Người ra quyết định cuối cùng để lựa chọn nguồn tài trợ là:
Số lượng DN Tỷ trọng
42
a.Chủ doanh nghiệp 49 71,01%
b. Giám đốc điều hành 16 23,19%
c.Kế toán trưởng 4 5,80%
d.Ý kiến khác 0 0%
Tổng 69 100,00%
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Quan điểm lợi ích về nợ và vốn chủ sở hữu
Theo lý thuyết về cơ cấu vốn, ưu điểm của sử dụng nợ vay bao gồm: lợi ích từ tiết kiệm thuế, chi phí sử dụng vốn thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu, và không bị chia sẽ quyền kiểm soát. Khi sử dụng nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu DN sẽ đảm bảo được tự chủ tài chính, không bị áp lực trả nợ.
Hình 2.7. Lợi ích của sử dụng vốn chủ sở hữu
(Nguồn: kết quả khảo sát và tính toán của tác giả)
43
Hình 2.8. Lợi ích của việc sử dụng nợ vay
(Nguồn: kết quả khảo sát và tính toán của tác giả) Đối với quan điểm của nhà quản trị tại Huế về lợi ích khi sử dụng vốn chủ sở hữu, có 53/69 phiếu chiếm 76,81% cho rằng là đảm bảo được tự chủ tài chính;
59,42% không bị áp lực trả nợ và chỉ 15,94% sử dụng vốn chủ sở hữu để không bị áp lực chia lãi cho cổ đông. Điều này thể hiện sự hợp lý vì trong những năm vừa qua lãi suất cho vay của ngân hàng rất cao, tạo áp lực trả nợ rất lớn. Vì vậy các DN có xu hướng tăng vốn chủ sở hữu khi cần đầu tư cho dự án mới.
Ngược lại, khi được hỏi về lợi ích khi sử dụng nợ vay với các ưu điểm theo lý thuyết được liệt kê bao gồm: không bị chia sẽ quyền kiểm soát, gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tiết kiệm thuế (giảm thuế thu nhập DN), chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và lý do khác. Kết quả cho thấy, ưu điểm lớn nhất của sử dụng nợ đó là chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu với 46,38% lựa chọn. Tiếp theo, không bị chia sẻ quyền kiểm soát là 37,68%, gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 24,64%, 33,33% chọn tiết kiệm thuế và 10,14% chọn ưu điểm khác. Như vậy, các nhà quản trị đã nhận thức rõ ràng về lợi ích của việc sử dụng nợ vay ở mức hợp lý sẽ gia tăng nhiều lợi ích cho hoạt động tài chính của DN.
44
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về quan điểm lợi ích về nợ và vốn chủ sở hữu 15.Theo Ông / Bà, lợi ích khi tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu là:
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Đảm bảo tự chủ tài chính 53 76,81%
b.Không bi áp lực trả nợ 41 59,42%
c.Không bị áp lực phân chia lợi nhuận 11 15,94%
d.Lợi ích khác 4 5,80%
Tổng 109 157,97%
16. Theo Ông / Bà, lợi ích khi tài trợ bằng nợ vay là:
Số lượng DN Tỷ trọng a.Chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn
chủ sở hữu 32 46,38%
b.Lợi ích gia tăng từ lá chắn thuế 26 37,68%
c.Gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 17 24,64%
d. Không bị chia sẽ quyền kiểm soát doanh nghiệp 23 33,33%
e. Lợi ích khác 7 10,14%
Tổng 73 105,80%
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Mức độ quan tâm và căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu
Như đề cập ở chương 1, mục tiêu của DN khi xây dựng cơ cấu vốn là để tối đa hóa giá trị DN và giảm tối thiểu chi phí sử dụng vốn. Trong phần này, tác giả đưa ra các câu hỏi cho các DNDVDL Huế để đánh giá mức độ quan tâm và thực trạng xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu của các nhà quản trị.
45
Hình 2.9. Căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn nhà quản trị quyết định cơ cấu vốn dựa trên kinh nghiệm thực tế với 53,62%, căn cứ theo mô hình lý thuyết chỉ có 15,94%, trực giác là 10,14%, căn cứ khác là 15,94%. Với kết quả khảo sát đã cho thấy các nhà quản trị tại Huế chưa áp dụng lý thuyết cơ cấu vốn cho công tác xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu, điều này cũng tương đối phổ biến tại Việt Nam. Việc xây dựng cơ cấu vốn thường do chủ DN quyết định nên mang xu hướng áp dụng kinh nghiệm.
Khi tác giả đặt câu hỏi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hiện tại của DN, có đến 60,87% trả lời ở mức dưới 0,5, 15,94% DN có cơ cấu nợ/VCSH từ 0.5-1.0, 4,35%
từ 1.0-1.5, và trên 1.5 là 18,84%. Điều này cho thấy các nhà quản trị đã chọn cơ cấu vốn nghiêng về VCSH ít rủi ro với tỉ lệ nợ thấp, số DN sử dụng nợ lớn hơn mức 100% chỉ là 23,19%. Nguyên nhân chủ yếu là hiệu quả kinh doanh của các DN thấp nên nhu cầu huy động vốn mới không cao, các DN vay nợ nhiều thì không có khả năng trả lãi nên vẫn duy trì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao.
46
Hình 2.10. Hệ số nợ mục tiêu DN khảo sát
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Đối với câu hỏi liên quan đến mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hoạt động của DN thì 70,01% nhà quản trị cho rằng có ảnh hưởng lớn, 18,84% đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng, và 10,14% còn lại cho rằng không có liên hệ giữa cơ cấu vốn và hoạt động kinh doanh DN. Các nhà quản trị đều nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cơ cấu vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ thận trọng của nhà quản trị DN cao hoặc cho rằng cơ cấu vốn hợp lý ở dưới mức nợ trên VCSH là 0,5.
47
Hình 2.11. Mức độ ảnh hưởng cơ cấu vốn đến hoạt động DN Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm và căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu
19. Căn cứ để xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp là:
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Kinh nghiệm thực tế 37 53,62%
b.Dựa trên lý thuyết về cơ cấu vốn 11 15,94%
c.Số liệu của quá khứ 9 13,04%
d. Trực giác 7 10,14%
e.Căn cứ khác 11 15,94%
Tổng 75 108,70%
20. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu doanh nghiệp đặt ra là:
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Nhỏ hơn 0.5 42 60,87%
b.Từ 0.5-1.0 11 15,94%
c.Từ 1.0-1.5 3 4,35%
48
d. Lớn hơn 1.5 13 18,84%
Tổng 69 100,00%
21. Theo Ông / Bà, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu khác nhau có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Không có ảnh hường 7 10,14%
b.Có ảnh hưởng 13 18,84%
c. Ảnh hưởng lớn 49 71,01%
Tổng 69 100,00%
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Các nhân tố ảnh hưởng và mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn
Dựa trên các nghiên cứu trước đây về cơ cấu vốn, khảo sát đưa ra một số câu hỏi để đánh giá quan điểm của các nhà quản trị DNDVDL Huế về mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính, và lý do xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu của DN.
Hình 2.12. Các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu vốn
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả
49
Kết quả có đến 76,81% cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo là năng lực điều hành của nhà quản trị với 36,23%. Các nhân tố còn lại được ít nhà quản trị lựa chọn như: đặc điểm kinh doanh ngành (10,14%) và chính sách thuế thu nhập (7,25%).
Đối với câu hỏi về lợi ích của cơ cấu vốn mục tiêu, các nhà quản trị cho rằng quan trọng nhất là hạn chế rủi ro tài chính (63,77%) và đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất (55,07%). Các mục tiêu khác như lợi ích lá chắn thuế và kiểm soát hành vi nhà quản trị lần lượt được chọn lựa là 36,23% và 33,33%. Một số ít nhà quản trị đồng ý với động cơ của cơ cấu vốn mục tiêu là gia tăng suất sinh lời trên VCSH (23,19%) và gia tăng giá trị DN (20,29%).
Hình 2.13. Các lý do thực hiện cơ cấu vốn mục tiêu
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Như vậy, quan điểm của các nhà quản trị DN Huế thể hiện được mục tiêu của cơ cấu vốn là hạn chế rủi ro và giảm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, các mục tiêu gia tăng suất sinh lời và tăng giá trị DN bị đánh giá thấp cho thấy các DN có suất sinh lời tốt sẽ giảm tỉ lệ đòn bẩy tài chính; các DN cũng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên mục tiêu gia tăng giá trị được đánh giá không cao.
Kết quả khảo sát nhân tố ảnh hưởng cơ cấu vốn là định hướng để tác giả chọn lựa mô hình nghiên cứu định lượng ở phần sau.
50
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhân tố ảnh hưởng và mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn
22. Theo Ông / Bà, nhân tố nào ảnh hưởng đến chọn lựa cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp?
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Đặc điểm kinh doanh ngành nghề 7 10,14%
b.Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 5 7,25%
c. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 53 76,81%
d. Năng lực điều hành của nhà quản trị 25 36,23%
e. Ý kiến khác 6 8,70%
Tổng 96 139,13%
23. Theo Ông / Bà, lý do doanh nghiệp phải theo đuổi cơ cấu vốn mục tiêu là gì?
Số lượng DN Tỷ trọng
a.Chi phí sử dụng vốn thấp nhất 38 55,07%
b. Lợi ích lá chắn thuế 25 36,23%
c. Gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 16 23,19%
d. Gia tăng giá trị doanh nghiệp 14 20,29%
e.Hạn chế rủi ro tài chính 44 63,77%
f. Kiểm soát hành vi nhà quản trị doanh nghiệp 23 33,33%
g. Lý do khác 3 4,35%
Tổng 163 144,93%
Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả Kết luận khảo sát cho thấy các DNDVDL Huế đa phần là DN cung cấp dịch vụ lưu trú, vốn DN tương đối nhỏ so với các DN cùng ngành nghề niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nhìn chung, các DN đều thực hiện báo cáo tài chính và quan tâm đến hiệu quả của cơ cấu vốn. Tuy nhiên, các quyết định liên quan đến thay đổi cơ cấu vốn được thực hiện bởi chủ DN mà không phải là kế toán trưởng
51
nên các quyết định mang tính chủ quan nhiều hơn là dựa trên phân tích ưu điểm và nhược điểm của sử dụng nợ.