CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIÊP DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.6. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
2.6.5. Mô hình kiểm định
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính được tóm tắt trong chương 1. Luận án đưa ra mô hình tổng quát tác động của cơ cấu vốn và các nhân tố khác đến hiệu quả tài chính như sau:
Luận án sử dụng biến ROA và ROE làm thước đo hiệu quả tài chính, 6 biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (DA), tỷ lệ tài sản dài hạn (TSDH), quy mô DN (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROW), đặc điểm riêng tài sản DN (UNI) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDP).
Mô hình 1: ROEit = C0 + β1DAit +β2TSDHit + β3SIZEit + β4GROWit + β5UNIit
+ β6GDPit + uit. (2.1)
Mô hình 2: ROAit = C0 + β1DAit +β2TSDHit + β3SIZEit + β4GROWit + β5UNIit
+ β6GDPit + uit. (2.2)
60
Mô hình phi tuyến tính kiểm định ngưỡng nợ
Để xác định cơ cấu vốn tối ưu luận án đề xuất mô hình phi tuyến của cơ cấu vốn tác động đối với hiệu quả tài chính như sau:
Mô hình 3: ROEit = C0 + β1DAit + β2DA2it +β3TSDHit + β4SIZEit + β5GROWit + β6UNIit + β7GDPit + uit. (2.3)
Mô hình 4: ROAit = C0 + β1DAit + β2DA2it +β3TSDHit + β4SIZEit + β5GROWit + β6UNIit + β7GDPit + uit. (2.4)
Giả thiết nghiên cứu
a. Cơ cấu vốn DN: Tổng nợ/Tổng tài sản (DA)
Cơ cấu vốn DN được đo bằng tổng nợ trên tổng tài sản. Theo lý thuyết M&M và chi phí kiệt quệ tài chính, sử dụng nợ sẽ làm tăng hiệu quả tài chính nhờ lợi ích từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên, khi mức nợ vượt qua một ngưỡng nào đó lợi ích thu được từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng chi phí đại diện và chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản thì nợ làm giảm hiệu quả tài chính. Theo tổng hợp các nghiên cứu tại chương 1 thì cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả tài chính theo cả hai hướng thuận chiều và ngược chiều. Một số nghiên cứu cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính trong ngành du lịch cho kết quả ngược chiều như: Hyewon Youn và Zheng Gu, Woo Gon Kim, Luis Pacheco. Nghiên cứu cho kết quả thuận chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính là Humphrey Motanya, Eunju Yoon và Soo Cheong Jang.
Divya Aggarwal, Purna Chandra Padhan lại cho kết quả thuận chiều với công cụ đo lường hiệu quả tài chính theo giá trị sổ sách nhưng lại ngược chiều với giá trị thị trường. Nghiên cứu này liên quan đến các doanh nghiệp DVDL nên giả thiết đặt ra theo kết quả được thực hiện trước đây là:
H0: Cơ cấu vốncó mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
H1: Cơ cấu vốn không có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
b. Cấu trúc tài sản (TSDH)
Được đo lường thông qua chỉ tiêu tài sản dài hạn/ tổng tài sản. DNDVDL có đặc điểm đầu tư tài sản cố định lớn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản dài hạn.
Humphrey Motanya cho thấy bằng chứng cơ cấu tài sản có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả tài chính trong kinh doanh lưu trú. Do đó giả thiết đưa ra là:
61
H0: Cấu trúc tài sản không có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
H1: Cấu trúc tài sản có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
c. Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Đề tài sử dụng logarit của tổng tài sản để xác định quy mô DN. Các nghiên cứu trước đây của Divya Aggarwal; Purna Chandra Padhanm; Yoon và Jang; Zeitun
& Tian; Ahmad; Abdullah và Roslan; Master Thesis đều cho kết quả quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Điều này được giải thích là do các DN quy mô lớn có uy tín về thương hiệu và có tài sản đảm bảo tốt hơn DN nhỏ nên thuận lợi hơn trong việc huy động nợ. Giả thiết được đưa ra là:
H0: Quy mô doanh nghiệp không có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính.
H1: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính.
d. Cơ hội tăng trưởng (GROW)
Cơ hội tăng trưởng được đo lường bằng tăng trưởng tổng tài sản năm t so với năm t-1. Khi doanh nghiệp phát triển nghĩa là kết quả hoạt động kinh doanh đang thuận lợi và sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Ahmad;
Abdullah và Roslan đã cho thấy khi doanh nghiệp tăng trưởng tác động thuận chiều với hiệu quả tài chính. Giả thiết là:
H0: Cơ hội tăng trưởng không có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính.
H1: Cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính.
e. Đặc điểm kinh doanh (UNI)
Được đo lường thông qua chỉ tiêu giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng thấp thì lợi nhuận doanh nghiệp càng lớn nên ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây chưa tìm thấy bằng chứng mối liên hệ giữa đặc điểm riêng tài sản với hiệu quả tài chính như nghiên cứu của Zeitun & Tian. Giả thiết đưa ra là:
H0: Đặc điểm kinh doanh không có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
H1: Đặc điểm kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính.
62 f. Tốc độ tăng trưởng (GDP)
Khi nền kinh tế phát triển thuận lợi, tốc độ GDP tăng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và tăng hiệu quả tài chính. Các nghiên cứu của Divya Aggarwal; Purna Chandra Padhan; Mwangi, Makau & Kosimbei đều cho rằng GDP có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính. Giả thuyết là:
H0 : Tăng trưởng GDP không có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
H1 : Tăng trưởng GDP có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 2.6. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính DN
Biến độc lập Cách tính Tác động
DA Tổng nợ/Tổng tài sản -
TSDH Tài sản dài hạn/Tổng tài sản -
SIZE Logarit tổng tài sản +
GROW (Tài sản năm t – Tài sản năm t-1)/ Tài sản
năm t-1 +
UNI Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần -
GDP Tốc độ tăng trưởng GDP +