Thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 53 - 65)

Chương 1. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ

2.1. Thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện

2.1.1. Thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên

2.1.1. Thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện nay

* Những ưu điểm:

Một là, về nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp của các chủ thể tham gia quá trình bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, nhất là Nghị quyết 86 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, trong những năm qua, Nhà trường đã quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo giảng viên KHXH&NV nói riêng. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng, kịp thời cho hoạt động của các chủ thể trong đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, cũng như coi trọng phát triển năng lực tư duy cho học viên và đã đạt được những kết quả nhất định.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Nhà trường lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2010 - 2015) khẳng định: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng, điều chỉnh các chương trình, nội dung đào tạo; khắc phục sự trùng lặp về nội dung giữa các cấp học, môn học; giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian thực hành, từng bước đổi mới, hoàn thiện và nâng cao, đảm bảo tính đảng, tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo” [9, tr. 12].

48

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường thường xuyên quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các chủ thể, trực tiếp là các cơ quan chức năng, các khoa chuyên ngành xây dựng, đổi mới, bổ sung và hoàn thiện nội dung, phương thức đào tạo bảo đảm tính chính trị, tư tưởng, khoa học, sát thực tiễn theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Do đó, các chủ thể đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên KHXH&NV. Đây là yếu tố có vai trò tác động trực tiếp đến việc bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT.

Phòng Đào tạo thường xuyên nghiên cứu, rà soát, đánh giá nội dung, phương thức đào tạo giảng viên KHXH&NV đã và đang thực hiện tại trường và tại Học viện Chính trị. Trên cơ sở đó, xác định được những vấn đề cụ thể trong nội dung, phương thức đào tạo không còn phù hợp, cần thay thế, bổ sung và phát triển. Mặt khác, Phòng Đào tạo đã nghiên cứu những nội dung, phương thức đào tạo mới cho phù hợp với đặc thù và yêu cầu đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT hiện nay.

Đối với các khoa, đặc biệt là cán bộ khoa, chủ nhiệm bộ môn đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ từ khâu xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, đến thực hiện các quy trình học tập để bồi dưỡng TDPB, phát huy cao nhất tinh thần tự giác, sáng tạo của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV.

Các khoa đã xác định đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá.

Phương pháp dạy học theo lối độc thoại, truyền thụ một chiều tạo cho người học tiếp thu một cách thụ động đã từng bước được khắc phục. Cách hướng dẫn chuẩn bị và duy trì thảo luận kiểu thầy, trò cùng nhau nhắc lại nội dung bài cũ bị loại bỏ. Cách ra đề thi chỉ yêu cầu nhắc lại lý thuyết và hướng dẫn ôn thi theo kiểu “bày sẵn” cho học viên học thuộc và cách thức tổ chức học viên kiến

49

tập, thực tập thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp đã được khắc phục về cơ bản. Thay vào đó là sự kết hợp hiệu quả giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại đã phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển tư duy độc lập, TDPB và TDST của người học. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy được khai thác khá triệt để. Như Đại hội đại biểu Đảng bộ Nhà trường lần thứ VIII đã đánh giá: “Đội ngũ giảng viên đã tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy. Một số hình thức huấn luyện sau bài giảng đã đổi mới về phương pháp. Tích cực, chủ động xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi, đáp án thi học phần, môn học.

Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên bước đầu có đổi mới, chặt chẽ, thực chất hơn. Hoạt động phương pháp dạy học ở các khoa giáo viên được duy trì thường xuyên, nền nếp” [9, tr. 12].

Các khoa chuyên ngành đã sáng tạo và tổ chức nhiều hình thức thực hành, thực tập có hiệu quả, gắn kiến thức được truyền thụ với khả năng vận dụng của học viên sát chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên KHXH&NV; tích cực rút kinh nghiệm sau từng hoạt động để học viên có điều kiện bổ sung kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm. Đây là cơ sở để người học rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp sư phạm, củng cố và kiểm tra kiến thức đã học, phát huy tính độc lập, sáng tạo, khả năng phản biện trong giải quyết các tình huống sư phạm trong thực tiễn quân sự. Thông qua xử lý các tình huống bài tập thực hành, giúp người học thêm hứng thú, say mê rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn và củng cố niềm tin vào khả năng của bản thân trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Đồng thời, đội ngũ giảng viên các khoa chuyên ngành luôn tích cực nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và những biện pháp sư phạm hiệu quả nhằm phát triển tư duy, TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV. Cụ thể như: kỹ năng nêu câu hỏi, nêu vấn đề, kỹ năng nắm bắt thông tin, kỹ năng phát hiện các vấn đề mâu thuẫn, kỹ năng thuyết trình và cách thức phê phán các quan điểm sai trái…

50

Đội ngũ cán bộ quản lý đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng tư duy, TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Nhà trường. Đảng uỷ Tiểu đoàn, cấp uỷ các chi bộ cùng toàn thể cán bộ các cấp trong tiểu đoàn đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức giáo dục, quản lý chặt chẽ đội ngũ học viên học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Là những người thầy tại chỗ, cán bộ quản lý các cấp đã duy trì nghiêm túc mọi chế độ quy định; trực tiếp tổ chức thực hiện tốt các nội dung, hình thức học tập, rèn luyện của học viên góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng, phát triển tư duy, TDPB cho học viên.

Đối với học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT, phần lớn đã nhận thức đúng nhiệm vụ chính trị của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Qua đó, họ tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm học tập đã tích lũy được, đồng thời, tạo lập cho mình phương pháp tư duy, kỹ năng tư duy độc lập, TDPB và TDST để vững vàng hơn trên con đường trở thành những “người thầy” trong tương lai.

Thấy rõ vai trò to lớn của đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đội ngũ học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng phấn đấu, vươn lên hoàn thiện phẩm chất, nhân cách sư phạm cũng như năng lực tư duy, TDPB. Qua khảo sát cho thấy, 82% ý kiến được hỏi cho rằng, việc bồi dưỡng TDPB của đội ngũ học viên đào tạo giảng viên là quan trọng, 18% ý kiến cho là rất quan trọng [Phụ lục 2. 1]. Trên thực tế, đại đa số học viên luôn tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện tay nghề sư phạm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Đó là động lực to lớn thúc đẩy quá trình bồi dưỡng và phát triển tư duy, TDPB, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Nhà trường.

51

Hai là, về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT.

Trong quá trình đào tạo giảng viên KHXH&NV tại Nhà trường, với các đơn vị kiến thức trang bị cho học viên trong chương trình chính khoá hay ngoại khoá đều được nghiên cứu, lựa chọn bảo đảm tính khách quan, chân thực; quy trình có cấu trúc hợp lý, tính thống nhất cao và được tổ chức chặt chẽ, phù hợp với lôgíc nhận thức. Nhà trường đã thường xuyên cập nhật, bổ sung hệ thống kiến thức mới, trang bị, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng sư phạm tiên tiến và những phẩm chất cơ bản của người giảng viên KHXH&NV. Do vậy, nội dung, chương trình đào tạo giảng viên ở Nhà trường mang lại những kết quả nhất định; đặc biệt, về nội dung bồi dưỡng TDPB đã phát triển kỹ năng TDPB cho người học. Học viên biết suy nghĩ, lập luận một cách hệ thống, lôgíc, sáng tạo để tìm ra tính chân thực của các vấn đề nghiên cứu trong quá trình học tập.

Thực tế cho thấy, ở các đối tượng đào tạo giáo viên từ khóa 8 đến khóa 11 cho thấy, 69% ý kiến đánh giá nội dung đào tạo của Nhà trường bảo đảm tính khoa học, tính hiện đại phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo giảng viên KHXH&NV [Phụ lục 2. 3]. Thông qua các nội dung kiến thức, phương pháp sư phạm của giảng viên đã truyền đạt, dưới sự định hướng sư phạm của giảng viên bước đầu đã hình thành TDPB cho học viên. Học viên đã có thái độ tích cực, chủ động trong nghiên cứu, tìm tòi những thông tin liên quan đến nội dung bài học; từ đó, họ biết hoài nghi khoa học, biết đặt câu hỏi, kiểm chứng những quan điểm, niềm tin của bản thân đối với những vấn đề học tập nảy sinh. Đây là những phẩm chất quan trọng góp phần tạo nên phong cách sư phạm của người giảng viên sau này. Bởi lẽ, đối với người giảng viên không những phải có trình độ tri thức, mà còn phải có khả năng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, về hình thức bồi dưỡng TDPB cho học viên đã có sự thay đổi theo hướng phù hợp với đặc thù đào tạo. Cụ thể là tỷ lệ cân đối giữa giảng

52

dạy lý thuyết với các hình thức sau giảng (thảo luận, trao đổi, bài tập, viết thu hoạch, tập giảng, kiến tập, thực tập...). Thông qua các hình thức như: bồi dưỡng, giải đáp những thắc mắc về nội dung học tập của học viên, nắm bắt các thông tin ngược từ phía người học, trao đổi với đơn vị về chất lượng học tập của học viên, tổ chức rút kinh nghiệm học tập sau mỗi lần thi, kiểm tra, tổ chức tốt các buổi thực hành thảo luận, đưa ra các vấn đề tranh luận, trao đổi để kích thích khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phát hiện vấn đề. Đây là những hình thức rất quan trọng và hiệu quả để rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tư duy, TDPB cho học viên. Từ đó, góp phần thực hiện nhiệm vụ gắn lý luận với thực tiễn, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của người học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT hiện nay.

Về biện pháp bồi dưỡng, Nhà trường đã thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng TDPB cho học viên như: hạn chế tối đa tình trạng độc thoại của giảng viên trong giảng dạy, thảo luận, trao đổi, tăng thời gian thực hành, thực tập xử lý các tình huống, gợi mở, định hướng phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, TDST của người học. Đồng thời, Nhà trường đã tích cực triển khai hoạt động đổi mới phương pháp dạy học với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức thi

“Giảng viên trẻ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin”; hội thảo khoa học, toạ đàm khoa học và sinh hoạt học thuật về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn KHXH&NV... Từ đó, giảng viên chuyên ngành có thể giúp đỡ học viên phát triển những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, những phẩm chất cần thiết, phù hợp với từng học viên.

Những kết quả trên cho thấy, việc đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Nhà trường là rất cần thiết và được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Ba là, kết quả chuyển biến về TDPB của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT. Tính hiệu quả của quá trình bồi dưỡng TDPB

53

được kiểm chứng và thể hiện ở mức độ hình thành, phát triển và hoàn thiện các phẩm chất tư duy, năng lực sư phạm, cấu thành nhân cách của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV trong thời gian qua.

Trên nền tảng hệ thống tri thức khoa học lĩnh hội được ngày càng toàn diện, hệ thống và chuyên sâu, học viên đã nâng cao dần khả năng tư duy, kỹ năng phản biện với các vấn đề học tập. Từ đó, các kỹ xảo, kỹ năng sư phạm được phát triển hơn, cụ thể như: nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, biên soạn bài giảng, luận giải, thuyết trình, truyền thụ nội dung KHXH&NV, giảng bài... từng bước hình thành và phát triển qua từng năm học, đáp ứng yêu cầu đào tạo giảng viên KHXH&NV ngày càng cao. Mặt khác, kết quả học tập của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV khá cao và vững chắc, nhất là kiến thức chuyên ngành. Qua kiểm tra đánh giá có 100% bài thi đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá, giỏi là trên 70%; các môn chuyên ngành thường đạt khá, giỏi trên 80% [Phụ lục 3d].

Năng lực, phương pháp tư duy của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Nhà trường từng bước được nâng cao. Bước đầu họ đã có phương pháp nghiên cứu, tiếp cận vấn đề một cách khoa học, sáng tạo. Khả năng khám phá, phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập, khả năng phản biện hiệu quả để tìm ra chân lý, qua đó đã rèn luyện tư duy độc lập, TDST của người học góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

* Những hạn chế:

Một là, về nhận thức, trách nhiệm, sự phối hợp của các chủ thể tham gia vào quá trình bồi dưỡng.

Trong quá trình bồi dưỡng, một bộ phận chủ thể nhận thức chưa sâu sắc về vị trí, vai trò của việc bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Nhà trường. Thực tiễn dạy học cho thấy, một số giảng viên mới chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức đơn thuần, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng, hình thành và phát triển ở người học sự say mê học tập, tích cực tìm

54

tòi để đưa ra các ý kiến phản biện nhằm trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm để họ trở thành những giảng viên mẫu mực trong tương lai.

Đối với đội ngũ giảng viên thực hiện công tác bồi dưỡng có lúc chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Cụ thể như:

vận dụng phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, việc chuẩn bị các vấn đề, các tình huống học tập còn giản đơn, theo dõi giải đáp các thắc mắc về nội dung học tập chưa thường xuyên. Đặc biệt, phương pháp dạy học của một số giảng viên trẻ còn ít đổi mới, phương pháp dạy học tích cực hiệu quả chưa cao. Đại hội đại biểu Đảng bộ Nhà trường lần thứ VIII chỉ rõ: “Chất lượng dạy học của một số giảng viên chưa cao, còn hạn chế về năng lực, phương pháp, tác phong công tác. Đổi mới phương pháp dạy học chưa toàn diện và đồng bộ” [9, tr. 22].

Đối với cán bộ quản lý học viên, việc nắm chất lượng học tập của học viên có lúc chưa sâu sát, để xác định kế hoạch bồi dưỡng TDPB cho họ phù hợp với từng năm học. Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng ngoại khoá để bồi dưỡng TDPB cho học viên còn ít, chưa thường xuyên và hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công nghệ và môi trường với các khoa và đơn vị quản lý học viên đối với thực hiện bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV tại trường có lúc chưa nhịp nhàng, chưa kịp thời.

Hai là, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả ở Nhà trường còn có điểm bất cập, chưa thực sự kích thích mạnh TDPB của người học.

Trong những năm qua, Trường ĐHCT đã triển khai nhiều phong trào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của học viên như: “Dạy học lấy người học làm trung tâm”, “nói không với đọc - chép”, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học… và đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những hoạt động đó

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học chính trị hiện nay (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)