Chương 1. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ
2.2. Một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện nay
2.2.2. Xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho trau dồi tư duy phản biện của học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện nay
Bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT hiện nay phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của môi trường giáo dục. Nếu môi trường giáo dục tích cực, hiệu quả thì sẽ kích thích năng lực tư
67
duy, TDPB của học viên phát triển và ngược lại, nếu môi trường giáo dục thiếu tích cực sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Do vậy, giải pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bồi dưỡng, trau dồi TDPB cho học viên.
Để tạo môi trường giáo dục tích cực cho trau dồi TDPB của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT hiện nay, cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, đổi mới nội dung, chương trình dạy học ở Nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực của học viên.
Nội dung, chương trình đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT là những vấn đề cơ bản tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức hiệu quả, góp phần phát triển năng lực tư duy cho mỗi học viên. Nội dung, chương trình đào tạo bao gồm kiến thức lý luận, kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế, thông qua phương pháp sư phạm sẽ có tác động lôi cuốn học viên, đặt họ vào tình huống có vấn đề phải nỗ lực để giải quyết, từ đó phát triển năng lực tư duy độc lập, TDPB và TDST cho họ. Do vậy, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung dạy học là một giải pháp cơ bản góp phần bồi dưỡng TDPB, phát triển năng lực tư duy cho đội ngũ học viên này.
Đổi mới nội dung, chương trình dạy học trong đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT phải căn cứ vào chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội trong thời kỳ mới, mục tiêu, yêu cầu đào tạo và điều kiện thực tiễn sư phạm, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và đối tượng đào tạo của Nhà trường. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, vừa đòi hỏi tính tất yếu, vừa bảo đảm cho quá trình đổi mới nội dung, chương trình dạy học trong đào tạo giảng viên KHXH&NV đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ là cái
“đích” mà quá trình giáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường phải hướng tới.
Hơn nữa, chất lượng đầu vào để đào tạo mỗi năm có những khác biệt nhất định, mỗi chuyên ngành đào tạo giảng viên cũng có những nội dung, yêu cầu không giống nhau. Vì vậy, quá trình tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình
68
đào tạo phải luôn bám sát đối tượng đào tạo, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, cũng như hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học của mỗi chuyên ngành nói riêng.
Để tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung dạy học nhằm bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT đạt hiệu quả cao, phải thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, chú trọng bảo đảm tính hiện đại, hệ thống, thống nhất và chuyên sâu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại” [10, tr. 216]. Đồng thời, với tính hiện đại, chương trình, nội dung dạy và học vẫn phải bảo đảm tính hệ thống, thống nhất và chuyên sâu. Đây là phương châm cơ bản của quá trình giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT nói riêng. Thực hiện tốt phương châm này sẽ đảm bảo cho người học có được hệ thống tri thức vừa cơ bản, vừa toàn diện và có chiều sâu, cập nhật sự phát triển của tri thức nhân loại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở đó, người học có thể tự tin vận dụng hệ thống tri thức, hệ thống phương pháp hoạt động sáng tạo và kỹ xảo, kỹ năng sư phạm vào các tình huống cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn. Phương châm này phải được quán triệt thường xuyên đến mọi chủ thể, mọi lực lượng tham gia quá trình giáo dục - đào tạo, cũng như cần được vận dụng trong việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo và trong bố trí, sắp xếp kế hoạch thời lượng hợp lý ở từng bộ môn, từng chủ đề bài giảng.
Khi xác định những khối kiến thức cụ thể của chương trình đào tạo phải chú ý đáp ứng các yêu cầu: vừa đạt mặt bằng của nhóm ngành KHXH&NV, vừa có tri thức chuyên sâu của chuyên ngành mà người học được đào tạo; chú ý tỷ lệ các khối kiến thức, các môn học, các học phần lý luận và thực hành; đồng thời, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa toàn diện
69
và chuyên sâu. Trong đó, chú ý đầu tư thoả đáng cho mảng kiến thức chuyên ngành, trọng tâm là rèn luyện “tay nghề” sư phạm cho học viên đào tạo giảng viên, tạo điều kiện cho họ có kiến thức chuyên sâu, “tinh thông nghề nghiệp”
và có khả năng giảng dạy tốt chuyên ngành được đào tạo.
Thứ hai, rà soát, lọc bỏ và bổ sung chương trình, nội dung cho phù hợp.
Hiện nay đang nảy sinh mâu thuẫn giữa sự ra đời của nhiều môn khoa học mới và khối lượng kiến thức tăng lên rất nhanh với quỹ thời gian dành cho đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT là có hạn. Việc tăng thêm các môn học mới bộc lộ sự quá tải về chương trình, nội dung với cả thầy và trò.
Số môn học tăng, dẫn đến thời gian dành cho một môn học phải giảm. Do đó, cần phải thiết kế lại chương trình - nội dung một cách hợp lý, khoa học nhằm bảo đảm cho việc đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình đào tạo, Nhà trường cần loại bỏ một số môn học không gần với chuyên ngành, không thiết thực đối với học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV. Đồng thời, cần tập trung thời gian, sức lực đầu tư thoả đáng vào việc nâng cao chất lượng môn học chuyên ngành theo hướng chuyên sâu. Qua đó, khắc phục triệt để tình trạng học dàn trải nhiều môn theo kiểu học cho biết, học “cưỡi ngựa xem hoa”, rốt cuộc người học không thể hiểu sâu, nắm chắc một vấn đề nào. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục dạy và học theo nội dung, chương trình như vậy sẽ dẫn đến kết quả là người học sau khi tốt nghiệp, trở thành giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn do độ sâu, rộng, vững chắc về chuyên môn bị hạn chế; họ phải mất nhiều năm tự học mới có thể vững vàng về chuyên môn và rất khó trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành.
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung dạy học không có nghĩa là phải tăng thêm các môn học mà phải rà soát để cắt giảm những phần trùng lặp giữa các môn học, thậm chí giữa các học trình, học phần; xác định đúng các đơn vị kiến thức cơ bản để làm cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo
70
của người học. Nhà trường, trực tiếp là Phòng Đào tạo và các khoa chuyên ngành phải nghiên cứu và đi đến thống nhất khung chương trình, trong đó phân định rõ nội dung kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở của nhóm ngành, ngành và kiến thức chuyên ngành. Điều này sẽ giúp cho giảng viên vừa có thể giảng dạy tốt môn chuyên ngành, vừa có thể giảng dạy một số chuyên ngành khác có tính liên thông về tri thức và phương pháp.
Đổi mới chương trình, nội dung dạy học trong đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT hiện nay cần tập trung vào những kiến thức cơ bản về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành KHXH&NV. Đồng thời, cần dành một tỷ lệ nhất định cho những môn học mới mang tính cập nhật và ứng dụng, hoặc một số học phần tự chọn.
Một số môn học cần áp dụng trong quá trình đào tạo giảng viên như: Kỹ năng sống và làm việc nói chung hay kỹ năng tư duy nói riêng (kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng TDPB, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đọc sách…). Bởi lẽ, các kỹ năng tư duy là một thành tố quan trọng, thiết yếu cho sự thành công của mỗi học viên trong bước đường xây dựng sự nghiệp, để khẳng định giá trị và vị thế của bản thân họ trong cộng đồng. Khi học viên được trang bị một nền tảng tốt về các kỹ năng đó, không những sẽ trợ giúp đắc lực cho việc phát huy những tố chất và chuyên môn của bản thân mà còn hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển bền vững của đội ngũ giảng viên trong tương lai.
Hai là, đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực nhằm phát triển tư duy nói chung, TDPB của học viên nói riêng.
Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:
Trước hết, đội ngũ giảng viên phải có nhận thức đúng về phương pháp dạy học tích cực - phương pháp tối ưu trong dạy học bậc đại học hiện nay.
71
Đối với người học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT, nội dung bài giảng là rất cần thiết, nhưng phương pháp giảng bài của người thầy là hết sức quan trọng. Vì thông qua đó, họ tiếp thu được những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm và rèn luyện, phát triển “tay nghề” sư phạm. Một bài giảng hay, có phương pháp tốt, sẽ tạo nên sự hứng thú, say mê ở người học, kích thích tính năng động, sáng tạo của người học và động viên họ tìm kiếm thông tin, đi đến chân lý. Từ đó, sự hiểu biết tăng lên, tri thức được củng cố, mối quan hệ giữa thầy và trò được tăng cường. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên phải có nhận thức đúng về vai trò của phương pháp dạy học, song cần chú trọng vào phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, dùng để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bản chất của phương pháp này là nhằm khơi dậy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong tìm tòi, khám phá tri thức mới. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: lấy người học làm trung tâm, dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, học nhóm, kết hợp đánh giá của người thầy với tự đánh giá của người trò. Nhận thức đúng những vấn đề trên là cơ sở, điều kiện để thực hiện bồi dưỡng TDPB cho học viên một cách có hiệu quả.
Thực chất đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực là người thầy lựa chọn cách truyền thụ tối ưu để người học nghe được, ghi được, hiểu được nội dung; kích thích TDST, TDPB, biết phát hiện chính xác, có năng lực giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống bằng cách “nhập nội” một số phương pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ, biết kế thừa, phát huy mặt
72
tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời biết tiếp thu, vận dụng phương pháp dạy học hiện đại một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể của Nhà trường.
Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy học tích cực là chú trọng sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận. Để giúp người học nâng cao TDPB đòi hỏi một môi trường học tập trong đó thỏa mãn bốn yếu tố sau:
kích thích người học sự hứng thú học tập, tạo môi trường giao tiếp gần với thực tế, có sự hợp tác giữa người học với nhau và người học có cơ hội tiếp cận với nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Do đó, phương pháp dạy học qua giải quyết vấn đề được xem là phương pháp hiệu quả nhất giúp nâng cao TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Dạy học các môn KHXH&NV hiện nay phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề và khai thác, sử dụng công cụ, phương tiện hiện đại, trong đó, thuyết trình là chủ yếu. Người giảng viên đưa ra các vấn đề học tập phải gần gũi thực tế, liên quan kiến thức bài mới và có nhiều cách giải quyết làm cho người học phải tập trung suy nghĩ, tìm tòi lời giải đáp, năng động, sáng tạo hơn và góp phần làm cho giờ học sôi động, người học hứng khởi, xoá đi sự mệt mỏi, sự ỷ lại vào thầy. Học viên thông qua kinh nghiệm, kiến thức sẵn có và thảo luận nhóm, đối thoại, tranh luận để tìm ra giải pháp, sau đó nêu ra giải pháp và giải thích lý do tại sao họ chọn giải pháp đó. Vì vậy, đối với bài giảng của giảng viên cũng phải tạo ra những tình huống buộc học viên phải trăn trở, suy tư, nghiên cứu, khuyến khích họ tìm lời giải đáp để chứng minh chân lý, khiến họ phải tìm sách, tìm tài liệu ngoài sách giáo khoa, bút ký ghi chép được trên lớp để lĩnh hội tri thức mới làm giàu tri thức cho bản thân.
Để phát huy năng lực tư duy của học viên đòi hỏi phải vận dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất
73
lượng đào tạo của Nhà trường. Một số phương pháp dạy học hiện đại theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học viên để bồi dưỡng TDPB như: “phát hiện và giải quyết vấn đề”, phương pháp “khám phá”, phương pháp “tương tác”, phương pháp dạy học theo dự án... Đúng như tác giả Trần Thúc Trình đã chỉ rõ: TDPB và các phương pháp dạy học hiện đại có mối liên hệ hai chiều: một mặt, TDPB tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học đó; mặt khác, kinh qua các hoạt động dạy học theo các phương pháp nói trên mà TDPB ngày càng được định hình và phát triển [30].
Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới khâu đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Trong các hình thức đánh giá thì việc tăng cường hình thức thi vấn đáp là tốt nhất, nên coi đây là hình thức thi chủ yếu trong đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT. Bởi vì, đó là cơ sở rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, truyền thụ, thuyết trình thường xuyên và hiệu quả cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV. Cần nghiên cứu cải tiến quy trình ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi sao cho việc đánh giá kết quả thi thật sự khách quan, chính xác.
Đặc biệt, phải coi trọng và nâng cao chất lượng ra đề thi theo hướng phát triển tư duy, TDST, TDPB cho học viên. Đề thi phải ngắn gọn, rõ ràng, đánh giá được việc nắm kiến thức cơ bản của học viên, khả năng vận dụng và TDST, TDPB của họ. Cần khắc phục các dạng đề thi xuôi chiều, chỉ nhằm kiểm tra khả năng thuộc bài của học viên.Việc xây dựng ngân hàng đề thi là một hướng đi đúng; các khoa, các bộ môn nên rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng từng đề thi, hoàn thiện hệ thống ngân hàng đề thi sau mỗi năm học. Mặt khác, nên đưa môn phương pháp giảng dạy bộ môn chuyên ngành vào chương trình trước khi học viên kiến tập, thực tập nhằm tạo điều kiện cho họ có sơ sở vận dụng, thực hiện các bước, các công đoạn của quy trình giảng dạy.
Ba là, tích cực hóa quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là vấn đề sư phạm phản biện.
Trước hết, cần phân biệt giữa “sư phạm truyền thống” so với “sư phạm phản biện”. Sư phạm truyền thống: đảm bảo trách nhiệm cung cấp kỹ năng