Chương 1. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ
2.1. Thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện nay
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Những ưu điểm đạt được trong quá trình bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong đó, tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy đối với việc bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Sự quan tâm thường xuyên, kịp thời, hiệu quả của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cơ quan chức năng là cơ sở định hướng cho quá trình đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT đáp ứng yêu cầu đại học hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước, quân đội và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của Nhà trường, những năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp và cơ quan chức năng đã thường xuyên có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thiết thực; chủ động hoàn thiện mô hình, mục tiêu đào tạo; xây dựng và chuẩn hoá nội dung, chương trình, quy trình và phương pháp đào tạo; tích cực triển khai hoạt động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo. Nhà trường đã định hướng đúng đắn và tổ chức thực hiện hiệu quả quá trình đổi mới nội dung, phương thức đào tạo giảng viên KHXH&NV; tạo sự phát triển vững chắc và từng bước khẳng định “thương hiệu” của một trường đại học.
60
Bên cạnh đó, Phòng Đào tạo đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo giảng viên KHXH&NV ngày càng phù hợp với thực tiễn Nhà trường.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các chủ thể luôn đoàn kết, thống nhất về nhận thức; phối kết hợp chặt chẽ trong tổ chức hoạt động ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đây chính là nguyên nhân cơ bản góp phần phát triển TDPB của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT, tạo thành động lực bên trong thúc đẩy họ tích cực tự học, tự rèn phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh tri thức.
Hai là, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của cán bộ, giảng viên các khoa, đặc biệt là khoa chuyên ngành thường xuyên được nêu cao.
Đây là nguyên nhân quan trọng bảo đảm cho chủ trương, biện pháp lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp và cơ quan chức năng được triển khai và trở thành hiện thực. Với sự tham gia của các lực lượng sư phạm trong Nhà trường, trực tiếp là cán bộ, giảng viên các khoa chuyên ngành đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý học viên, tổ chức thực hiện tất cả các khâu, các bước, các nội dung cụ thể của quá trình đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ, giảng viên các khoa chuyên ngành đã tích cực, chủ động, sáng tạo nghiên cứu, phát hiện, đề xuất ý kiến làm cơ sở cho đổi mới nội dung, phương thức đào tạo. Từ đó, những nội dung, chương trình, quy trình còn trùng lặp, quá tải, chưa khoa học và phương thức đào tạo không phù hợp, kém hiệu quả... được phát hiện và kịp thời bổ sung, sửa đổi. Có 87% ý kiến được hỏi khẳng định: lực lượng sư phạm, trực tiếp là các khoa chuyên ngành có vai trò tích cực trong đổi mới nội dung, phương thức đào tạo giảng viên KHXH&NV [Phụ lục 2. 9]. Đây cũng
61
chính là cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT.
Ba là, sự nỗ lực phấn đấu tự tu dưỡng, tự rèn luyện và tự bồi dưỡng của đại đa số học viên đã được phát huy tốt.
Đây là nguyên nhân góp phần tạo nên sự chuyển biến trong quá trình bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT thời gian qua. Đội ngũ học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV luôn nỗ lực, quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện khắc phục mọi khó khăn, hoà nhập và thích nghi với quy trình đào tạo, chủ động thực hiện tốt nội dung, chương trình đào tạo. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tự phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, thường xuyên cập nhật thông tin mới để vận dụng vào học tập, thực hành, thực tập ngay tại Trường, cũng như nghiên cứu khoa học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
* Nguyên nhân của sự hạn chế
Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số ít chủ thể chưa thường xuyên, chưa sâu sắc.
Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những hạn chế trong bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT thời gian qua.
Một số cấp uỷ, chỉ huy nhận thức, quán triệt về vị trí, vai trò của việc bồi dưỡng tư duy cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV chưa sâu sắc; thể hiện trách nhiệm chưa cao. Họ cho rằng, việc bồi dưỡng năng lực tư duy cho đội ngũ học viên này chưa phải là cấp thiết, mà vấn đề chỉ là tăng thêm lượng tri thức tại trường cho họ. Từ đó, họ thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động, tích cực trong nghiên cứu và tổ chức, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng phát huy năng lực tư duy, TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Hai là, phương pháp giảng dạy của một số giảng viên chưa kích thích được tư duy, trong đó có TDPB của học viên.
Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên cũng xuất phát từ phương pháp dạy học theo kiểu “thầy truyền thụ - trò ghi nhớ” đã tồn tại từ
62
rất lâu. Gắn liền với mô hình đó là quan niệm về thầy giỏi đồng nghĩa với
“dạy hay, thuyết giảng hấp dẫn” và trò giỏi tức là “chăm học, thuộc bài”.
Đồng thời, quan niệm trò có ý kiến khác với thầy là thiếu tôn trọng thầy.
Trong môi trường đó, TDPB của học viên không có điều kiện phát huy.
Tình trạng học viên học thụ động trên giảng đường hiện nay là khuynh hướng diễn ra phổ biến. Bởi lẽ, tư duy của họ đã quen với kiểu tiếp nhận tri thức một cách thụ động và cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được.
Họ học thuộc lòng những tri thức được truyền dạy, làm cho chúng định hình thành những lối mòn trong suy nghĩ và hành động. Khi ra trường, họ chỉ làm được những việc đã được học và làm đúng theo những cái được dạy, họ không tự đổi mới được tri thức của mình. Điều này do tri thức thì có nhiều nhưng học viên chỉ dừng lại ở mức “hiểu ít” và những tri thức trong một hệ thống để có thể làm được một việc cụ thể lại không đủ. Hoặc có những học viên ham hiểu biết nên tiếp nhận bất kỳ một tri thức nào mà họ quan tâm nên biết nhiều, biết rộng và có thể nói về rất nhiều vấn đề nhưng lại không làm nên được một việc gì cụ thể. Do đó, học viên luôn phải đối phó với một chương trình học quá nặng nề, phương pháp giảng dạy thiên về nhồi nhét lỗi thời của một số giảng viên. Với sự đối phó như vậy, học viên không thể có tính sáng tạo trong học tập hay TDPB trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Ba là, một số học viên chưa nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong việc tự bồi dưỡng, tự rèn luyện tư duy nói chung, TDPB nói riêng.
Một số học viên có động cơ học tập chưa tốt, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo và vươn lên trong tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng chuyên ngành nên chưa hình thành được phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học tương ứng. Trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, họ chưa cố gắng thường xuyên, ý chí quyết tâm phấn đấu chưa cao, niềm say mê nghề nghiệp hạn chế, còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại
63
vào giảng viên, khả năng lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng, liên kết tổng hợp các tri thức còn hạn chế. Đặc biệt, việc tự bồi dưỡng, tự rèn luyện tư duy, TDPB chưa tốt, hiệu quả thấp.