Chương 1. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ
2.2. Một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị hiện nay
2.2.3. Phát huy tính tích cực của học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Chính trị trong việc tự bồi dưỡng, tự rèn luyện tư duy phản biện
Bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT hiện nay phụ thuộc rất lớn và trực tiếp vào vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ học viên này. Tích cực hoá vai trò nhân tố chủ quan của người học là một biện pháp vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả của cả quá trình. Do vậy, cần phải phát huy tính tích cực học tập của người học, tạo điều kiện cho họ phát triển TDST, TDPB và năng lực giải quyết vấn đề.
Để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi, cần phải thực hiện tốt những biện pháp cơ bản sau:
Một là, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học viên đào tạo đào tạo giảng viên KHXH&NV trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đây là nội dung, biện pháp quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy người học phát triển tư duy độc lập, TDST, TDPB và rèn luyện phẩm chất năng lực sư phạm theo mục tiêu xác định; là yêu cầu tất yếu đối với bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Mặt khác, chỉ khi nào học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV có tinh thần nhiệt tình, lòng say mê, hứng thú trong nhận thức và hoạt động học tập,
81
trong rèn luyện và nghiên cứu; khắc phục mọi khó khăn để tiếp nhận và chuyển hoá tri thức; tích cực, tự giác rèn luyện phương pháp tư duy, các kỹ xảo, kỹ năng sư phạm cần thiết thì khi đó trình độ tri thức, phẩm chất sư phạm của họ mới thực sự phát triển bền vững.
Để có được sự say mê, hứng thú trong học tập không có cách gì khác hơn là bản thân mỗi học viên phải rộng lòng đón nhận kiến thức, nghĩa là học càng nhiều càng tốt, càng được học sẽ càng “mê” kiến thức. Khi học viên đã có kiến thức thì họ sẽ đặt thông tin mà giảng viên truyền dạy dưới góc nhìn đa chiều, từ đó sẽ nảy sinh TDPB. Và sự phản biện trên cơ sở vốn kiến thức sâu sắc của người phản biện sẽ mang tính thuyết phục cao hơn và đạt được sự chính xác của vấn đề.
Tính tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức khoa học thể hiện ở khát vọng của người học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV trong quá trình vươn lên chiếm lĩnh tri thức mới. Tích cực học tập, nghiên cứu của người học viên trước hết xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn. Do đó, để có tính tích cực, tự giác ở trình độ cao, người học phải xác định và tự xây dựng cho mình thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Thái độ, động cơ học tập đó biểu hiện ở ý thức về các nhu cầu, lợi ích, chuẩn mực và mục đích xã hội, ở thái độ đối với quá trình nhận thức, với nội dung của vấn đề được học tập, rèn luyện, ở sự hứng thú với lý luận khoa học, khao khát tiếp nhận tri thức mới, ham học tập, tìm tòi tri thức khoa học, thích đem lý luận vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời, đó là các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng cần chiếm lĩnh, nó thúc đẩy hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên đạt đến TDST, TDPB và phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách đáp ứng mục tiêu đào tạo giảng viên KHXH&NV.
Hai là, Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học.
Nhà trường cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ quản lý học viên, đội ngũ giảng viên, cán bộ các cơ quan, kết hợp giữa biện pháp quản lý với động
82
viên, khuyến khích tinh thần tự giác của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao tri thức cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV ở Trường ĐHCT theo hướng toàn diện, chuyên sâu. Bởi vì, hệ thống tri thức khoa học cần thiết trang bị cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV là toàn diện. Mỗi tri thức có vị trí, vai trò riêng nhưng quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, làm nền tảng để phát triển trình độ lý luận và năng lực sư phạm của người học. Nâng cao trình độ tri thức toàn diện không có nghĩa là bình quân, coi tất cả hệ thống tri thức là như nhau mà phải có trọng tâm trọng điểm, phải coi trọng các tri thức về KHXH&NV, nhất là các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các tri thức về chuyên ngành đào tạo.
Quá trình học tập, rèn luyện ở Nhà trường đòi hỏi người học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV phải không ngừng gia tăng, củng cố, phát triển vốn tri thức thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Trong đó, cần tăng cường giao tiếp với khoa chuyên ngành, các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chuyên môn sâu. Với các kênh giao tiếp đó, người học viên vừa có thể tiếp cận được những tri thức mới, bổ ích và vừa nâng cao trình độ kỹ năng sư phạm, phương pháp tư duy. Họ cần phải được rèn luyện hệ thống năng lực cần thiết như: thu thập, phân tích và thuyết trình, truyền thụ tư tưởng; xử lý các tình huống sư phạm trên cơ sở tư duy có phê phán và cách tiếp cận sáng tạo.
Để làm được điều đó, Nhà trường cần thiết phải tích cực bồi dưỡng, rèn luyện các yếu tố tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV hiện nay như: trình độ tri thức (trong đó có kiến thức về TDPB); trải nghiệm, cảm xúc, tình cảm, thái độ, tinh thần phản biện; phương pháp tư duy, kỹ năng TDPB và tư chất cá nhân.
Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học ở các mức độ từ thấp đến cao sẽ giúp học viên vận dụng tri thức, phương pháp luận khoa học, các phẩm chất, tác phong của người giảng viên nhằm góp phần giải quyết khoa học một vấn đề cụ thể của thực tiễn đặt ra.
83
Nhà trường cần tổ chức các hội thảo khoa học về TDPB cho đội ngũ giảng viên KHXH&NV và học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV, tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư phạm (trong đó có sư phạm phản biện)... Ngoài ra, cần tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên và đổi mới phương pháp giảng dạy các môn KHXH&NV ở các khoa, tổ bộ môn chuyên ngành.
Ba là, phát huy vai trò tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB của học viên.
Phát huy vai trò tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB là biện pháp quan trọng để bồi dưỡng TDPB cho học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV Trường ĐHCT hiện nay. Học viên không chỉ cần có năng lực nhận thức thông thường mà còn phải biết tự nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập, TDST, TDPB và trình độ khái quát cao. Dưới sự chỉ đạo, định hướng của giảng viên chuyên ngành, học viên không được nhận thức một cách máy móc mà cần đào sâu suy nghĩ, mở rộng kiến thức và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong tự bồi dưỡng, tự rèn luyện. Chính vì vậy, đối với học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB là một hoạt động nhận thức chủ yếu, vừa là yêu cầu khách quan mang tính bắt buộc, vừa là một nhu cầu nghề nghiệp tự thân.
Để thực hiện có hiệu quả nội dung này cần phải chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, cần giáo dục cho học viên nhận thức rõ vị trí, vai trò của tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB. Học viên cần nhận thức rằng phản biện là một kỹ năng, nó cần được tích lũy và trui rèn thường xuyên. Do đó, thay vì chờ những cuộc thi hùng biện được tổ chức, học viên nên giơ tay phát biểu ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến đó và tiếp thu những cái mới, thậm chí là với giảng viên (tất nhiên là trên tinh thần khoa học, khách quan và lịch sự, lễ độ). Làm được điều đó thì chắc chắn học viên sẽ thấy tự tin hơn về khả năng tư duy của mình. Đồng thời, họ cần luôn trau dồi kiến thức cho mình để mọi lý lẽ đưa ra đều có cơ sở xác đáng. Và tranh luận phản biện phải dựa trên tinh thần xây
84
dựng, học viên cần phải bỏ qua những hằn học, hơn thua hay nguy hiểm hơn là sa vào thói ngụy biện, bác biện.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch tự học tập, tự rèn luyện phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, mỗi học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV phải tự ý thức về mục đích, hình thành nhu cầu, động cơ học tập, xây dựng kế hoạch hoạt động, lĩnh hội các phương pháp tư duy, tự kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động tư duy của mình. Bên cạnh đó, họ cần tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, nắm vững kiến thức chuyên ngành và có ý thức, năng lực vươn lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, họ phải tích cực tự nghiên cứu, tự học tập và bổ sung tri thức lý luận khoa học hiện đại gắn với thực tiễn xã hội, thực tiễn quân đội.
Mỗi học viên phải xây dựng và thực hiện kế hoạch, phải có phương pháp tự học tập và nghiên cứu sao cho thiết thực, hiệu quả nhất. Do vậy, việc xác định mục đích, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB đúng đắn là cần thiết đối với mỗi học viên. Song điều quan trọng là họ phải có hệ thống kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB. Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ, bởi lẽ, để có tay nghề sư phạm cao thì việc trau dồi hệ thống kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng TDPB phải được đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình đào tạo.
Để nâng cao chất lượng tự bồi dưỡng, tự rèn luyện TDPB người học cần khai thác và quan tâm đúng mức vai trò của tự học. Vì tự học là động lực thúc đẩy học viên tư duy tích cực, sáng tạo, biết phát hiện vấn đề, xác lập lựa chọn hướng nghiên cứu đúng đắn. Do đó, họ cần sử dụng có hiệu quả thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu, biết phát hiện và tự giải quyết vấn đề, đặc biệt phải tập trung nâng cao tính kế hoạch và tính linh hoạt trong thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu.
85
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
Phát huy tính tích cực tự giác của mỗi học viên là vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng không thể tách rời sự kiểm tra, giám sát, quản lý của tổ chức.
Thực tiễn cho thấy, việc tự bồi dưỡng, rèn luyện TDPB của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV chỉ đạt được chất lượng và hiệu quả cao khi có sự kết hợp chặt chẽ, sự quản lý của tổ chức và tinh thần tự giác của mỗi học viên.
Thông qua các biện pháp như: sinh hoạt tập thể, quán triệt, giao nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên, giao chỉ tiêu phấn đấu; các biện pháp quản lý về hành chính mà kích thích tính chủ động, tự giác của từng người, qua đó nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy khoa và đơn vị cần xác định chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện năng lực TDPB, tạo ra môi trường thuận lợi nhất để mỗi học viên phấn đấu đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đăng ký.
Thường xuyên duy trì chặt chẽ chế độ kiểm tra, giám sát, nhắc nhở kịp thời các hiện tượng không thực hiện kế hoạch, đồng thời, cần động viên khích lệ kịp thời đối với những học viên tích cực, cũng như có các biện pháp xử lý thích hợp đối với các cá nhân, bộ phận lười học tập, lười tư duy,…