Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động GD KNS
1.5.2.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
Lập kế hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý, là quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ giữa những phương tiện với những mục đích.
Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú phải bao gồm những nội dung như: mục tiêu giáo dục kỹ năng sống; nội dung giảng dạy; các môn học tích hợp giảng dạy KNS; thời gian giảng dạy; phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy KNS cho học sinh; kinh phí dự kiến... Để thực hiện được kế hoạch cần phải có sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ giáo viên. Việc phân cấp chỉ đạo thực hiện từ Hiệu trưởng quản lý chung, các hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp chỉ đạo thực hiện, tổ trưởng chuyên môn cùng giáo viên bộ môn lập kế hoạch thực hiện cho phù hợp với kế hoạch chung của tổ. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch chuyên môn để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua các môn học. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, giám sát việc thực hiện kế hoạch, thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho Hiệu trưởng. Giáo viên là người cụ thể hóa kế hoạch nhà trường đã xây dựng bằng cách xây dựng chi tiết kế hoạch lồng ghép, tích hợp giáo dục KNS thông qua môn học, qua tiết dạy trên lớp.
Quản lý công tác lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú là quá trình Hiệu trưởng phải triển khai ngay từ đầu các năm học thông qua các tổ chuyên môn trong nhà trường để chỉ đạo lập kế hoạch. Bậc THCS chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT các Huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm học trên cơ sở các điều kiện đảm bảo của nhà trường như: kế hoạch của cấp trên, qui mô trường lớp, cơ sở vật chất, biên chế đội ngũ, chất lượng học sinh, nguồn tài chính, kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn...
Hiệu trưởng tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi cao, chỉ ra được lực lượng tham gia giáo dục KNS, đối tượng được giáo dục KNS, các nội dung giáo dục KNS, các biện pháp, hình thức giáo dục KNS, thời gian tiến hành giáo dục KNS... Phải đảm kế hoạch được xây dựng từ cơ sở, bộ phận, tổ chức, cá nhân để đi đến xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường.
1.5.2.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống là giai đoạn hiện thực hóa bản kế hoạch thành hành động thực tế, nó có ý nghĩa giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện có hệ thống, khoa học để đạt tới mục tiêu.
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống là việc các cá nhân (từ CBQL, GV, HS), các bộ phận tiến hành thực hiện các hoạt động trong kế hoạch trước đó để hoàn thành và đảm bảo hoạt động đào tạo trong nhà trường.
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần quy định rõ trách nhiệm của đoàn thể, từng cá nhân trong nhà trường đối với hoạt động.
Tổ chức thực hiện kế hoạch là hiện thực hoá kế hoạch. Mục đích để triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn.
CBQL xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, từng học kỳ, từng tháng và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; phân công trách
nhiệm quản lí trong Ban Giám hiệu nhà trường và định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cán bộ giáo viên tại từng thời điểm khác nhau trong năm học.
Phó Hiệu trưởng: Cùng với các lực lượng giáo dục lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết; xây dựng nội dung, chương trình phù hợp để giáo dục KNS cho học sinh trong trường và triển khai tới các giáo viên để thực hiện.
Giáo viên chủ nhiệm lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh; là những người thiết kế các hoạt động và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các KNS cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch.
Giáo viên bộ môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh.
Tổ chức những hoạt động lớn và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài trường. Tổ chức, hướng dẫn đội ngũ GVCN thực hiện kế hoạch giáo dục KNS, giúp CBQL kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai.
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường bao gồm: Tập thể cán bộ, giáo viên, Đội Thiếu niên Tiền phong của nhà trường, cán bộ lớp, ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức quần chúng, các ban ngành trên địa bàn trường đóng.
1.5.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS là chỉ huy, điều hành các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc GDKNS diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
Việc chỉ đạo GDKNS sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kích thích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.
Để thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS thì Hiệu trưởng cần thực hiện các kế hoạch cụ thể sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục KNS thông qua dạy học các môn học chiếm ứu thế. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn nghiên cứu phân tích chương trình môn học lập kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục KNS qua hoạt động dạy học. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế bài học tích hợp nội dung giáo dục KNS. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục KNS.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục KNS thông qua vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ lên lớp hay các hoạt động học tập. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động học của học sinh THCS để rèn KNS cho học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học nhằm tăng cường giáo dục KNS cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thiết kế hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học ngoại khóa hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng sống, năng lực quản lí học sinh bán trú,
năng lực dạy học tích hợp, liên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh.
1.5.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu của nhà quản lý, kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế để điều chỉnh nhằm đạt hiệu quả kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động tích hợp, lồng ghép các nội dung GD KNS…
Để kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các tường PTDT bán trú THCS cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể. Các tiêu chí đánh giá được xây dựng căn cứ theo thực tiễn giảng dạy của giáo viên các trường PTST bán trú THCS. Để giám sát việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cần phải có sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của Hiệu trưởng và đặc biệt phải phát huy vai trò của các tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn theo dõi, đánh giá kết quả và báo cáo định kỳ cho Hiệu trưởng để việc thực hiện hoạt động này phát huy được những hiệu quả thiết thực.
Kiểm tra qua việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân và tổ chức: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dậy, tổ chuyên môn các tổ chức đoàn thể… Đồng thời đánh giá kết quả giáo dục toàn diện học sinh cuối kì và cuối năm học.
Kiểm tra qua việc dự giờ thăm lớp định kì hoặc đột xuất, kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh: Trò chuyện cùng học sinh, kết quả hoạt động chuyên đề theo chủ điểm hoặc ngoại khóa… Qua đó hiệu trưởng có thể đánh giá mặt ưu điểm hay hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan, so sánh với yêu cầu đặt ra ở mục tiêu kế hoạch.
Kiểm tra đến từng học sinh, từng giáo viên, theo dõi tiến trình các hoạt động… là cơ sở để nhà QL đánh giá hoạt động GD KNS có phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, có phù hợp với đối tượng học sinh tạo hứng thú cho các em và thu hút các em tham gia? Nề nếp sinh hoạt,
học tập, thói quen đạo đức, kĩ năng, hành vi của các em có chuyển biến tích cực hay không?