Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS
1.6.1. Năng lực của cán bộ quản lý
Năng lực của cán bộ quản lí để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS được đánh giá bởi các vấn đề như: Nhận thức của các cơ quan quản lí giáo dục, CBQL về sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh; hiểu thế nào là KNS; ý nghĩa vai trò của GDKNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, GVCN, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc GDKNS cho học sinh; mối quan hệ giữa: nhà trường - gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNS của học sinh ở các trường THCS hiện nay.
Tuy nhiên trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho học sinh không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động giao dục cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia quản lí giáo dục thì công tác GDKNS cho học sinh mới được nâng tầm và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc học.
1.6.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên
Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường THCS đều có trình độ tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên. Đa số giáo viên trong các trường có trình độ đại học. Họ đều được học kiến thức tâm lí, nghiệp vụ sư phạm, được thực tập sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Cùng với sự phát triển của đất nước, được Đảng và nhà nước quan tâm, ngày nay đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có điều kiện được phát huy năng
lực của mình trong giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên đều là những cán bộ yêu nghề, yên tâm với công việc, gắn bó với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn còn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý
“dạy chữ” mà chưa thực sự quan tâm đến “dạy người”.
Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước học sinh, trước sự yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì khi đó công tác giáo dục mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.6.3. Đặc điểm dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán địa phương
Đây là một trong những nhân tố quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động GDKNS bởi họ chính là đối tượng của hoạt động này.
Học sinh là nhân tố có tính chất quyết định tới kết quả của hoạt động giáo dục KNS và hoàn thiện KNS cho học sinh.
Khả năng tự lập của học sinh ở bán trú tại trường, khả năng tiếp cận và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kỹ năng sống ở các trường PTDT Bán trú THCS.
Tính tự giác, tính tích cực tham gia vào quá trình rèn luyện, giáo dục KNS của học sinh, giúp học sinh tự chủ trong quá trình lĩnh hội, tập luyện, rèn luyện KNS để phát triển nhân cách.
Kết luận chương 1
Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường PTDT bán trú THCS thực chất là quản lí xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở các trường PTDT bán trú THCS. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục, là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội.
Quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường PTDT bán trú THCS là một hoạt động không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, do đó việc quản lý hoạt động là khó khăn, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, khoa học quản lý giáo dục nói riêng; về đặc điểm lao động của công tác quản lý cấp cơ sở; về điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; về tâm lý lứa tuổi học sinh PTDT bán trú THCS; có tầm nhìn chiến lược và hoạch định công tác; có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục KNS một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục.
Nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường PTDT bán trú THCS tập trung vào các kĩ năng tâm lý - xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kĩ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kĩ năng học tập (study skills) như: đọc, viết, tính toán, máy tính,…
Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương. GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho học sinh của trường, lớp mình cho phù hợp.
Chương 2