Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau : a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.
b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.
c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.
d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.
Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa chúng có điểm gì giống nhau ?
a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.
b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.
c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.
d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.
Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.
a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.
b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.
c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.
Bài tập 4. Đọc các câu dưới đây và cho biết:
– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ? – Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?
– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
Bài tập 5. Tìm phép nhân hoá trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào. Nêu tác dụng của chúng.
a) Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
(Tô Hoài b) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. [...]
Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại [...] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng) c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép Mới) Câu 1 (trang 18-19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 25 SGK: Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:
a, So sánh đồng loại - So sánh người với người - So sánh vật với vật b, So sánh khác loại:
- So sánh vật với người
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Trả lời:
Ví dụ So sánh
đồng loại
So sánh người với người Bà ngoại em hiền dịu như một bà tiên So sánh vật với vật Những bông hoa gạo như những ngọn lửa
cháy rực trên cây So sánh khác
loại
So sánh vật với người Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan So sánh cái cụ thể với cái
trừu tượng
Ai rằng công mẹ như non Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
Câu 2 (trang 19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 26 SGK: Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
- khỏe như ...
- đen như ...
- trắng như ...
- cao như ...
Trả lời:
- khỏe như voi - đen như than - trắng như tuyết - cao như cột cờ
Câu 3 (trang 19-20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 26 SGK: Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
Trả lời:
- Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi- lê.
- Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau: sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện, cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 4 (trang 20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân tích so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a, Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng b,
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
Trả lời:
a,
Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Tiếng rơi mỏng như là rơi nghiêng
b,
Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Câu 5 (trang 20-21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm 5 thành ngữ có cấu trúc so sánh.
Đặt câu với một thành ngữ trong số đó.
Trả lời:
Năm thành ngữ: Nhanh như chớp, xấu như quỷ, đen như than, đỏ như máu, nóng như lửa.
Câu: Thời tiết hôm nay nóng như lửa.
Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 43 SGK: Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào.
Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một pháp so sánh mà em thích.
Trả lời:
Khổ thơ Phép so sánh Kiểu so sánh
a tâm hồn tôi là một buổi trưa hè so sánh ngang bằng b chưa bằng muốn nỗi tái tê lòng bầm
chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
so sánh không ngang bằng c như nằm trong giấc mộng
ấm hơn ngọn lửa hồng
so sánh ngang bằng
so sánh không ngang bằng - Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh:
Phép so sánh "Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm" đã thể hiện được vẻ đẹp cao cả, đức hi sinh của tấm lòng người mẹ dành cho con. Những vất vả mà con phải trải qua không bằng những khó nhọc mà mẹ đã gánh chịu suốt cả cuộc đời vì con.
Câu 3 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 43 SGK: Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào?
Vì sao?
Trả lời:
- Những câu có sử dụng phép so sánh:
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc...giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to...nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Hình ảnh so sánh em thích nhất: Dọc sườn núi, những cây to...nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Vì: hình ảnh so sánh này đã thổi hồn sống vào thiên nhiên, khiến thiên nhiên trở nên gần gũi, dịu dàng với con người, thiên nhiên trở thành người thân, trở thành những bậc đi trước dẫn lối cho con người trở về với quê hương.
Câu 4 (trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 43 SGK: Dựa theo bài Vượt thác. Hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh được giới thiệu.
Trả lời:
Hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác chính là lời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của người lao động. Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng. Chính sức mạnh ấy đã giúp con người bình thường vốn nhỏ nhẹ, nhu mì bỗng chốc trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.
So sánh ngang bằng: trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.
So sánh không ngang bằng: Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng.
Câu 1 (trang 50-51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 58 SGK: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời:
- Phép nhân hóa: tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em.
Tác dụng: khiến cho những phương tiện giao thông trở nên gần gũi, như có đời sống riêng sống động.
Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 59 SGK: Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
Trả lời:
Phép nhân hóa Kiểu nhân hóa Tác dụng a Núi cao chi lắm
núi ơi
Xưng hô với vật như với người Để bộc lộ tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình b anh Cò gầy vêu
vao
Dùng những từ chỉ người để chỉ vật
Khiến cho thế giới loài vật trở nên sống động, gần gũi với thế giới loài người
c đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
tăng tính biểu cảm cho bài văn
d không có cây nào không bị thương
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
khiến câu văn trở nên giàu hình ảnh hơn
Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 58 SGK: Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Trả lời:
Cách 1 Cách 2
- Trong họ hàng nhà chổi
Có sử dụng phép nhân hóa, khiến lời văn trở nên sống động, thú vị, giàu hình ảnh hơn. Chiếc chổi bình thường như cũng có diện mạo, đời sống riêng
- Trong các loại chổi
Không sử dụng phép so sánh, lời văn mang tính chất cung cấp thông tin, không hàm chứa cảm xúc
- Nên chọn cách viết 1 cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết 2 cho văn bản thuyết minh.
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
Câu 6 (trang 21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn tả Dế Mèn. Trong đó có sử dụng phép so sánh.
Trả lời:
Dế Mèn là nhân vật chính của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, có vẻ đẹp khỏe khoắn như một anh thanh niên lực lưỡng. Dế Mèn có đôi càng mẫm bóng, những móng vuốt sắc nhọn cứng cáp. Đôi cánh như cái áo dài phủ kín tận chấm đuôi. Cả người sáng lên một màu nâu bóng mỡ soi gương được.
Câu 1 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm một số từ chuyên dùng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
Trả lời:
Từ so sánh ngang bằng Từ so sánh không ngang bằng như
là như là như thể giống như
hơn cũng như không bằng chưa bằng
Câu 5 (trang 37-38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân loại các so sánh trong các câu sau
Trả lời:
Phép so sánh Kiểu so sánh
a Cờ như mắt mở thức thâu canh Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh
So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng
b Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng c Rắn như thép, vững như đồng
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt
So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng
d Đẹp như hoa hồng So sánh ngang bằng
Cứng hơn sắt thép So sánh không ngang bằng
Câu 6 (trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Trả lời:
- Đối với em, vườn hoa của mẹ vẫn là vườn hoa xinh đẹp nhất, không có một vườn hoa nào sánh bằng. Vườn hoa ấy chứa đựng tình cảm, sự nâng niu, chăm sóc của mẹ.
Những bông hoa hồng đỏ tỏa sắc rực rỡ như những mặt trời nhỏ mọc trên cành. Những bông hoa mười giờ đủ màu đứng cạnh nhau, chờ tới lúc cùng nhau nở rộ. Mỗi loài cây, loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng tô điểm cho khu vườn nhỏ.
- So sánh ngang bằng: không có một vườn hoa nào sánh bằng.
- So sánh không ngang bằng: Những bông hoa hồng đỏ tỏa sắc rực rỡ như những mặt trời nhỏ mọc trên cành.
Câu 2 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Nêu các kiểu nhân hóa. Mỗi kiểu cho một ví dụ.
Trả lời:
Kiểu nhân hóa Ví dụ
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật chị hoa hồng, cô hoa cúc, em hoa mười giờ
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
mèo con đắn đo, băn khoăn hồi lâu rồi chạy đi
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người Này, bạn Mèo, bạn chơi cùng với tớ nhé!
Câu 5 (trang 52-53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào. Nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
Nhân hóa Kiểu nhân hóa Tác dụng
a Chị Cốc Dùng những từ chỉ
người để chỉ vật
Khiến cho thế giới loài vật trở nên sống động, gần gũi với thế giới loài người b có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan
khoái đùa bỡn, có chiếc lá như sợ hãi, có chiếc lá đầy âu yếm, đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Biến những chiếc lá cây trở thành những con người có tâm hồn, tình cảm, tăng tính biểu cảm cho bài văn
c gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong, tre giữ làng, giữ nước Tre, anh hùng lao động; tre, anh hùng chiến đấu
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật Dùng những từ chỉ người để chỉ vật
Ca ngợi hình ảnh cây tre, cây tre cũng chính là con người Việt Nam
d tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu
Dùng những từ chỉ người để chỉ vật
Khiến hình ảnh những cây tre trở nên gần gũi với con người, tre cũng có gia đình như con người
Câu 6 (trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn.
Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
Trả lời:
a. Cỏ dại luôn tự ti với vẻ ngoài của bản thân, vì những bạn bè, anh chị khác ở cạnh cỏ dại đều rực rỡ, ngào ngạt hương thơm. Chị hoa hồng thì đỏ thẫm, tỏa sắc rực rỡ như một bà chúa. Cô hoa nhài thì tỏa hương thơm khiến ong bướm phải kéo nhau về. Còn cỏ dại thì luôn thấy mình bé nhỏ, xấu xí, nhạt nhòa.
b. Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Bài tập bổ sung: Dành cho HS khá, giỏi
Bài 1. Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau?
Dựa vào dấu hiệu chung nào? So sánh bằng từ gì?
a) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng
Quang Huy b) Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông
Nguyễn Hồng Kiên c)Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót.
Bùi Hiển a .dòng kẻ - em(xếp hàng)
đều ngay ngắn như
b.cờ - lửa đều có màu đỏ như
c. mảnh buồm – con chim hình dáng giống nhau như
Bài tập 2: Trong bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu, tre gần nhau hơn Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”