THAM KHẢO
Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả loài hoa em yêu thích nhất.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu loài hoa em định tả (hoa hồng, hoa sen, hoa lan...).
- Ấn tượng chung của em về loài hoa đó như thế nào? (giản dị, mộc mạc, đằm thắm...)
b. Thân bài (9đ)
Miêu tả loài hoa dựa vào một số nội dung sau:
- Loài hoa nở vào mùa nào? (0.5đ)
- Tả tổng quát: màu sắc, hình dáng, môi trường sống... của hoa nói chung (1.0đ) - Tả chi tiết từng bộ phận (cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa...). (2.5đ)
- Hương thơm của loài hoa (loài hoa đó có thơm không? Thơm như thế nào?...) (1.0đ) - Công dụng của hoa (nếu có). Ví dụ: làm thuốc, trang trí...(1.0đ)
Hoa âm thầm dâng hương sắc cho đời, giúp con người bớt mệt mỏi, thêm vui tươi, lạc quan.
- Ý nghĩa biểu tượng của hoa (Ví dụ: hoa cúc tượng trưng cho tình mẫu tử, hoa sen thanh bạch “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”...) (1.0đ)
- Kỉ niệm của em với loài hoa đó. (1.0đ)
- HS viết bài có vận dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả. (1.0đ) c. Kết bài (0.5đ)
- Cảm nghĩ, tình cảm của em về loài hoa đó (yêu quý, trân trọng...)
Đề bài: Trong dịp nghỉ hè, em đã cùng gia đình đi tham quan một danh lam thắng cảnh. Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh đẹp đó.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh mà em đã được tham quan dịp nghỉ hè (Là cảnh nào? ở đâu...).
- Ấn tượng chung của em về danh lam thắng cảnh đó như thế nào? (đẹp, tráng lệ, đồ sộ...)
b. Thân bài (9đ)
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? (1đ)
- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.
(1đ)
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,... (2đ)
- Cảnh vật khi đến gần (HS tả từ ngoài vào trong, lần lượt theo nhiều điểm nhìn đa dạng: kiến trúc, cảnh vật...). (2đ)
- Hoạt động của con người ở khu danh lam thắng cảnh đó. (1đ) - Kỉ niệm đáng nhớ của em cùng gia đình ở danh lam đó. (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát/ đền chùa... đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 6 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Học kì 2 Thời gian làm bài: 90 phút
Đề bài: Em đã từng được chứng kiến hoặc xem cảnh lễ hội trên truyền hình. Em hãy viết một bài văn tả lại lễ hội độc đáo đó.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).
- Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ) - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)
- Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)
- Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)
- Không khí lễ hội. (0.5đ)
- Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:
+ Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)
+ Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)
- Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ) - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)
c. Kết bài (0.5d)
- Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 6 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Học kì 2 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Hãy viết một bài văn tả cảnh hoàng hôn quê em.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu cảnh định tả: Là cảnh nào? ở đâu... (Cảnh hoàng hôn ở quê em).
- Ấn tượng chung của em về cảnh hoàng hôn đó như thế nào? (đẹp, lung linh...) b. Thân bài (9đ)
- Tả cảnh thiên nhiên trên quê hương lúc hoàng hôn: Màu sắc bầu trời, mặt trời (ánh nắng nhạt dần), cây cối, cảnh vật...
- Tả hoạt động của con người trên quê hương khi hoàng hôn: Các bác nông dân đã rời đồng về nhà nghỉ ngơi, đàn trâu đàn bò đã trở về chuồng ngoan ngoãn, chim bay về tổ tìm chốn ngủ..
- Tâm trạng của em khi ngắm cảnh quê hương lúc hoàng hôn: buồn vui, lo lắng...
- Kỉ niệm đáng nhớ của em khi ngắm hoàng hôn. (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả vẻ đẹp của hoàng hôn. (1đ) c. Kết bài (0.5đ)
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh hoàng hôn: đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm giàu có thêm vẻ đẹp cho xứ sở, làm phong phú hơn cho các giác quan của mỗi người.
ÔN THI HSG VĂN 6
Chuyên đề I: Biện pháp so sánh 1) Thế nào là so sánh
- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau góp phần làm cho sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên phong phú, sinh động, cụ thể và rõ ràng hơn.
- Trong phép so sánh gồm sự vật được mang ra so sánh và hình ảnh được so sánh.
2) Các hình thức so sánh a)So sánh giống: A = B
- Ví dụ: Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại b) So sánh khác: A khác B; A><B
- Ví dụ: Anh ấy chăm chỉ bao nhiêu thì nó lười biếng bấy nhiêu 3)Thực hành
3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có hình ảnh so sánh * Một số hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ so sánh a) Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
(Trăng ơi ...từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa) b) “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) c) “ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm) d) Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi...
Như bầy trâu lim dim...
( Bè xuôi sông La – Trúc Thông)
e)ô Cỏnh hoa rụng trắng gốc cõy, rụng trắng vườn. Cam đó kết trỏi.Lỳc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hũn bi, bằng quả cà, bằng quả búng bàng... ằ
(Trích Những bài văn hay lớp 4)
g) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám cuồng con lại húc húc vào mạn
thuyền mẹ như đòi bí tí Võ Quảng
h)Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan Hồ Chí Minh
3.2)Thực hành một số bài tập:
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
-
***Tiếp theo: Chuyên đề 2: Biện pháp nhân hóa Chuyên đề 3 : Biện pháp nhân hóa
III/Biện pháp nhân hóa 1) Thế nào là nhân hóa ?
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ...giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh , biết mời gà mái đến để đãi giun - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới
2) Các hình thức nhân hóa a) Nhân hóa để tả hình dáng
- VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai b) Nhân hóa để tả hoạt động
- VD :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) c) Nhân hóa để tả tâm trạng
- VD : Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
d) Nhân hóa để tả tính cách - VD :
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo) 3) Thực hành
3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
Khi đã hiểu rõ về biện pháp tu từ nhân hóa rồi , HS dễ dàng tìm được những câu văn, câu thơ có sử dụng nhân hóa, GV sẽ cho HS thi tìm những câu thơ, câu văn , đoạn văn, khổ thơ có sử dụng biện pháp đó:
* Một số ví dụ tiêu biểu:
a) Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa ĐịnhHải
b) ...Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ Đoàn Văn Cừ
c) Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ Thanh Hào
3.2)Thực hành làm một số bài tập
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
- Bài tập ví dụ:
(Trích bài Tả cây hoa hồng) ĐỀ 1
Câu 1. 4 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những động tác thả sào, rút sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắm chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
c, Nêu nội dung chính của đoạn?
d,Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2. 6 điểm “Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm Câu 1. 4 điểm
Học sinh xác định được:
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản Vượt thác. (0.5điểm) Tác giả: Võ Quảng (0.5điểm)
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. (0.5điểm)
c, Nội dung chính của đoạn văn: Miêu tả Dượng Hương Thư trong cảnh chèo thuyền vượt thác dữ. (1.0 điểm)
d, Biện pháp tu từ: So sánh. (0.5điểm)
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được nét ngoại hình gân guốc, khỏe khoắn, dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người lao động Dượng Hương Thư trước thiên nhiên hung dữ. (1.0điểm)
Câu 2. 6 điểm
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 1 điểm
“Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 1 điểm
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam 2 điểm
Câu 3. 10 điểm
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng:
- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.
- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng).
- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
2. Về kiến thức:
- Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn
4) Vận dụng cho điểm:
Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man.
Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng, hoặc sao chép lại văn bảnCòn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng
Điểm 0: Bài để giấy trắng.
Đề Văn: Hãy Viết Đoạn Văn Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa Để Tả Vườn Cây.
Đoạn Văn Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa Để Tả Vườn Cây Mẫu Số 1
Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.