LUYỆN TẬP Bài tập chung

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VĂN LỚP 6 KÌ 2 (Trang 37 - 47)

Bài 1. Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:

a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

b) Một đêm trăng đẹp.

c) Trường em trước buổi học.

d) Một khu vui chơi giải trí mà em thích.

Lập dàn ý: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

Mở bài: Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em? Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới.

b) Tả chi tiết:

Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương.

- Tiếng gà gáy, làn khói bếp.

- Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng. Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai, những giọt sương còn đọng lại trên cành cây được ánh mặt trời chiếu vào trông lấp lánh như những giọt kim cương).

- Học sinh đến trường, những người nông dân hoặc công nhân đi làm.

Kết bài: Cảm nghĩ của em khi quan sát một ngày mới bắt đầu ở quê em (yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống).

Lập dàn ý: Một đêm trăng đẹp:

Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

b) Tả chi tiết:

- Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...

- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp.

Lập dàn ý: Trường em trước buổi học

Mở bài: Giới thiệu tên trường, nằm ở vị trí nào, ở vị trí đó trường em trông như thế nào? (thoáng mát, rộng rãi hay chật hẹp, mặt quay về hướng nào?)

Thân bài:

a) Quang cảnh chung:

+ Cảnh sân trường yên lặng (chưa có học sinh đến, chỉ có hàng cây đứng lặng yên trong gió sớm, chim hót ríu rít trên cành...)

Những dãy phòng học như thế nào?

+ Quang cảnh cùa từng khu vực trong trường: Cổng trường, sân trường, các phòng học, phòng Ban Giám hiệu, thư viện.

+ Cây cối trước sân trường, trong vườn trường.

+ Một vài hoạt động trước buổi học: Học sinh tưới cây, bác bảo vệ mở của học sinh trực nhật, thầy cô giáo đến trường hướng dẫn các em dọn vệ sinh...

+ Cảnh sân trường khi học sinh đã đến đông đủ.

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với ngôi trường em đang học.

Lập dàn bài: Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

(cảnh đẹp của công viên vào buổi sáng)

Mở bài: Giới thiệu tên công viên mà em định tả: Ở đâu? Em đến đó vào dịp nào hay thường xuyên đến?

Thân bài:

a) Tả bao quát:

Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc...) b) Tả chi tiết:

- Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa?

- Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)

- Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng).

- Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ?

- Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên.

Kết bài: Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên...)

Câu 2 (trang 65 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Cho đề văn sau đây: Một người bạn thân thiết của ông em đến chơi nhà sau bao năm xa cách. Em hãy tả lại hình ảnh hai người bạn già trong phút giây gặp gỡ đầy xúc động ấy.

Trả lời:

Dàn ý:

Mở bài: Kể lại hoàn cảnh gặp lại của hai người Thân bài: Tả hình ảnh hai người bạn già gặp gỡ nhau

+ Cảm xúc của hai người bạn khi mới gặp lại nhau: mừng rỡ, ôm chầm lấy nhau....

+ Miêu tả những điểm chung giữa hai người: mái tóc bạc, làn da nhăn nheo, đôi tay run run,...

+ Miêu tả đặc điểm riêng của mỗi người.

+ Miêu tả những cử chỉ, hành động của hai người.

Kết bài: Nêu cảm xúc, cảm nghĩ của em (về tình bạn trong cuộc sống)

Câu 3. Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

Mở bài: Giới thiệu đối tượng em sẽ miêu tả: Hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè (đây là những dấu hiệu đặc trưng của mùa hè).

Thân bài: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve

- Những tán lá phượng rợp xanh cả một dãy phố, phủ bóng râm xuống mặt đường.

- Những bông hoa phượng:

+ Màu đỏ tươi làm rực rỡ hơn ánh nắng mùa hạ

+ Trông như những cánh bướm mỏng manh, xinh đẹp ...

- Tiếng ve kêu râm ran trên những tán lá phượng.

+ Tiếng ve như một bản hòa tấu rộn rã của mùa hè

+ Tiếng ve khiến lòng rạo rực về những ngày đầy sức sống

- Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, rộn ràng âm thanh, một bức tranh mùa hè tươi mới, đẹp đẽ, đầy sức sống

- Cảm nhận của em trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đó.

Kết bài: Khẳng định sự đẹp đẽ của thiên nhiên xung quanh, khẳng định tình yêu của em đối với thiên nhiên, cuộc sống.

Bài 4. Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)

Trả lời:

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu người mà em định tả.

Thân bài:

- Đó là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?

- Miêu tả ngoại hình:

+ Gương mặt: đôi mắt, mái tóc, làn da, nụ cười,...

+ Dáng vóc: cao lớn hay tầm thước, mập mạp hay gầy gò,...

- Miêu tả hành động:

+ Người thân của em thường hay làm gì?

+ Những hành động người thân của em thường làm với em: chăm sóc em khi em bị ốm, hướng dẫn cho em học bài, cùng em làm những điều mà thích,...

+ Miêu tả người đó lúc tập trung vào công việc.

Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với người mà em yêu quý Bài 5: Hãy viết bài văn miêu tả loài hoa em yêu thích nhất.

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu loài hoa em định tả (hoa hồng, hoa sen, hoa lan...).

- Ấn tượng chung của em về loài hoa đó như thế nào? (giản dị, mộc mạc, đằm thắm...)

b. Thân bài (9đ)

Miêu tả loài hoa dựa vào một số nội dung sau:

- Loài hoa nở vào mùa nào? (0.5đ)

- Tả tổng quát: màu sắc, hình dáng, môi trường sống... của hoa nói chung (1.0đ) - Tả chi tiết từng bộ phận (cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa...). (2.5đ)

- Hương thơm của loài hoa (loài hoa đó có thơm không? Thơm như thế nào?...) (1.0đ) - Công dụng của hoa (nếu có). Ví dụ: làm thuốc, trang trí...(1.0đ)

Hoa âm thầm dâng hương sắc cho đời, giúp con người bớt mệt mỏi, thêm vui tươi, lạc quan.

- Ý nghĩa biểu tượng của hoa (Ví dụ: hoa cúc tượng trưng cho tình mẫu tử, hoa sen thanh bạch “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”...) (1.0đ)

- Kỉ niệm của em với loài hoa đó. (1.0đ)

- HS viết bài có vận dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả. (1.0đ) c. Kết bài (0.5đ)

- Cảm nghĩ, tình cảm của em về loài hoa đó (yêu quý, trân trọng...)

BÀI 6. Trong dịp nghỉ hè, em đã cùng gia đình đi tham quan một danh lam thắng cảnh.

Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh đẹp đó.

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu danh lam thắng cảnh mà em đã được tham quan dịp nghỉ hè (Là cảnh nào? ở đâu...).

- Ấn tượng chung của em về danh lam thắng cảnh đó như thế nào? (đẹp, tráng lệ, đồ sộ...)

b. Thân bài (9đ)

- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? (1đ)

- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.

(1đ)

- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,... (2đ)

- Cảnh vật khi đến gần (HS tả từ ngoài vào trong, lần lượt theo nhiều điểm nhìn đa dạng: kiến trúc, cảnh vật...). (2đ)

- Hoạt động của con người ở khu danh lam thắng cảnh đó. (1đ) - Kỉ niệm đáng nhớ của em cùng gia đình ở danh lam đó. (1đ)

- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát/ đền chùa... đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Bài 7: Em đã từng được chứng kiến hoặc xem cảnh lễ hội trên truyền hình. Em hãy viết một bài văn tả lại lễ hội độc đáo đó.

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).

- Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

- Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ) - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)

- Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)

- Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)

- Không khí lễ hội. (0.5đ)

- Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

+ Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)

+ Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)

- Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ) - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)

- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ) c. Kết bài (0.5d)

- Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.

Bài 8: Hãy viết một bài văn tả cảnh hoàng hôn quê em.

Đáp án và thang điểm

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu cảnh định tả: Là cảnh nào? ở đâu... (Cảnh hoàng hôn ở quê em).

- Ấn tượng chung của em về cảnh hoàng hôn đó như thế nào? (đẹp, lung linh...) b. Thân bài (9đ)

- Tả cảnh thiên nhiên trên quê hương lúc hoàng hôn: Màu sắc bầu trời, mặt trời (ánh nắng nhạt dần), cây cối, cảnh vật...

- Tả hoạt động của con người trên quê hương khi hoàng hôn: Các bác nông dân đã rời đồng về nhà nghỉ ngơi, đàn trâu đàn bò đã trở về chuồng ngoan ngoãn, chim bay về tổ tìm chốn ngủ..

- Tâm trạng của em khi ngắm cảnh quê hương lúc hoàng hôn: buồn vui, lo lắng...

- Kỉ niệm đáng nhớ của em khi ngắm hoàng hôn. (1đ)

- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả vẻ đẹp của hoàng hôn. (1đ) c. Kết bài (0.5đ)

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh hoàng hôn: đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

- Cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm giàu có thêm vẻ đẹp cho xứ sở, làm phong phú hơn cho các giác quan của mỗi người.

Bài 9: Hãy viết bài văn miêu tả người thầy/ cô để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

Đáp án và thang điểm

Viết bài văn miêu tả người. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu người định tả.( Tên thầy cô; Thầy cô dạy em hồi lớp mấy? Môn gì?) b. Thân bài (9đ)

- Tả ngoại hình: nêu được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình như màu da, hình dáng, đôi mắt, trang phục... (2.5đ)

- Tả hoạt động, tính tình, sở thích: cách ăn nói, hành động, cử chỉ, cách giảng bài, cư xử với học sinh như thế nào? Với đồng nghiệp ra sao? ... (2.5đ)

- Điều em thích nhất ở thầy/ cô là gì? (1đ)

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? (1đ)

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao? (1đ)

- Trong bài có sử dụng nhiều từ loại danh, động, tính từ và các biện pháp tu từ đã học. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

- Tình cảm của em với thầy cô giáo đó.

Bài 10: Em hãy miêu tả lại một người thân trong gia đình mà bản thân dành nhiều tình cảm nhất.

Viết bài văn miêu tả người. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu người định tả: người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ai (có thể giới thiệu trưc tiếp hoặc gián tiếp)

b. Thân bài (9đ)

- Tả ngoại hình: (3.5đ)

+ Người em tả trông như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Người đó cao bao nhiêu? Dáng người ra sao? Ăn mặc như thế nào? (đơn giản hay cầu kì...) thường mặc những bộ đồ nào (khi ở nhà, khi làm việc...)

+ Khuôn mặt người đó đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền...

+ Đôi mắt to hay nhỏ? Có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm..

+ Đôi môi như thế nào? Đăc điểm nổi bật nhất về ngoại hình của người thân được miêu tả là gì (nốt ruồi, răng khểnh, tóc, mắt, vóc dáng...)

- Tả hoạt động, tính tình: Đưa ra nhận xét chung về tính cánh rồi mới tả. (3.5đ) + Người thân định tả ăn nói ra sao? Cử chỉ như thế nào?

+ Những thói quen khi làm việc, khi ở nhà?

+ Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?

+ Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?

+ Đối xử với mọi người như thế nào? (hàng xóm, bạn bè, người thân khác trong gia đình)

+ Điều em thích nhất ở người thân

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với người thân được tả? (1đ)

- Trong bài có sử dụng nhiều từ loại danh, động, tính từ và các biện pháp tu từ đã học. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

- Cảm nghĩ về người thân được tả.

Bài 11: Hãy viết bài văn miêu tả một người bạn thân để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu người được tả: tả ai? Em quen bạn từ khi nào?

- Người tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

b. Thân bài (9đ)

- Ngoại hình:Tuổi tác/ Tầm vóc/ Dáng người/ Khuôn mặt/ Mắt? Mũi/ Làn da/ Trang phục...

- (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả). (2.5đ)

- Nghề nghiệp: Việc làm (động tác, việc làm cụ thể với những từ ngữ miêu tả cụ thể).

(1đ)

- Sở thích: (1đ) - Đam mê: (1đ)

- Tính cách: Tình yêu thương, cách cư xử với người xung quanh? Lời nói, cử chỉ hành động (từ ngữ miêu tả). (2.5đ)

- Kỉ niệm của em với người bạn đó. (1đ) c. Kết bài (0.5đ)

- Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích/ Tự hào/ Ước nguyện..

Bài 12: Hãy miêu tả mẹ của em trong trường hợp em bị ốm.

Đáp án và thang điểm

Viết bài văn miêu tả người. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Dẫn dắt tình huống em bị ốm để giới thiệu về mẹ trong hoàn cảnh đó.

- Cảm nhận chung của em về mẹ trong lúc ấy.

b. Thân bài (9đ)

- Chân dung mẹ khi chăm sóc cho em:

+ Vẻ mặt (2đ) + Dáng điệu (2đ) + Lời nói (2đ) + Hành động (2đ)

- Điều gì ở mẹ khi ấy khiến em thấy xúc động nhất?

- Trong bài có sử dụng nhiều từ loại danh, động, tính từ và các biện pháp tu từ đã học. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

- Cảm nghĩ về mẹ trong lúc đó: biết yêu thương, trân trọng, biết ơn mẹ...

TIẾT 3: LUYỆN TẬP BT DÀNH CHO HS KHÁ, GIỎI

Câu 1 (trang 64 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Dựa vào truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men.

Trả lời:

Dàn ý:

- Trong buổi học cuối cùng, thầy Ha-men khác hoàn toàn mọi ngày, thầy dịu dàng hơn, không trách phạt học sinh.

- Hôm đó thầy mặc bộ trang phục đẹp, chỉ dùng cho những dịp trang trọng, quan trọng.

- Giọng nói của thầy nghẹn ngào, xúc động hơn, có lúc dịu dàng, lúc trầm buồn, lúc lại dào dạt cảm xúc.

- Cuối buổi học, nét mặt thầy buồn bã, tiếc nuối, ghi lên bảng dòng chữ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM, chỉ ra hiệu cho học sinh ra về mà không nói gì.

Đề 1: Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

a) Mở bài

- Em định tả một phiên chợ ở đô thị, ở đồng bằng, vùng núi hay vùng biển?

- Chợ quê em có đặc điểm gì nổi bật nhất?

b) Thân bài

- Tả lần lượt theo trình tự thời gian.

+ Lúc chợ chưa họp (Quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu hiệu còn lại của buổi chợ hôm trước?).

+ Chợ bắt đầu họp (mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào...).

+ Lúc tan chợ (không khí, sự bừa bộn,...).

- Đặc điểm riêng (nếu có) ở khu chợ quê em?

c) Kết bài

Kỉ niệm đẹp nhất của em với ngôi chợ ấy là gì? (là những lần đi chợ tết, hay những lần theo mẹ đi mua sắm,...).

Đề 2: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

Trả lời:

a) Mở bài

- Khu vườn mà em định tả là của ai?

- Nó có điểm gì đặc biệt?

- Nó gắn bó với em thế nào?

b) Thân bài

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VĂN LỚP 6 KÌ 2 (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w