LUYỆN TẬP BÀI TẬP CHO HS KHÁ, GIỎI

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VĂN LỚP 6 KÌ 2 (Trang 94 - 99)

Câu 4 (trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

Trả lời:

Chi tiết, hình ảnh trong đoạn văn Cảm nghĩ về cách miêu tả Cảnh sinh hoạt quanh giếng nước:

vui như một cái bến, đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền, không biết bao nhiêu là người đến

- Cách miêu tả có sử dụng so sánh không ngang bằng, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, tạo cảm giác lạ lẫm, thu hút người đọc

Cảnh chuẩn bị cho thuyền ra khơi:

bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào, mười tám thuyền lớn nhỏ, anh quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh

Cách miêu tả thể hiện được sự tấp nập của khung cảnh chuẩn bị, đồng thời khẳng định cuộc sống lao động tươi đẹp của dân chài làng biển

Câu 5 (trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy viết cảm tưởng của em sau khi đọc bài văn

Trả lời:

- Sau khi đọc bài văn, Cô Tô hiện lên với một vẻ đẹp say đắm lòng người. Vẻ đẹp của Cô Tô là một hòn ngọc quý. Cuộc sống lao động của người dân nơi đây cũng đang yêu, đáng mến. Họ chăm chỉ, thân thiện, khỏe khoắn. Cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, độc đáo, gợi cảm của tác giả để lại trong người đọc nhiều cảm xúc lạ lẫm, nhiều ấn tượng thú vị. Thông qua bài văn, ta thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với Cô Tô, ta cũng thấy yêu mến hòn đảo này hơn.

Câu 6 (trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy nhận xét về độ dài của câu, vị trí của tính từ trong quan hệ với danh từ, vế so sánh trong bài văn.

Trả lời:

- Câu văn của Nguyễn Tuân thường dài, phức tạp, ít có câu ngắn, thường là câu ghép.

- Trong bài văn, tác giả sử dụng nhiều vế so sánh đi liền với các tính từ. Vế so sánh dài, gồm nhiều phần.

Câu 5 (trang 89 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn hay bởi hình ảnh và các thủ pháp nghệ thuật, song còn hay bởi nhạc tính. Hãy tìm một câu trong bài văn mà em cảm thấy thể hiện được nhạc tính một cách rõ rệt.

Trả lời:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Câu 6 (trang 89 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ của Nguyễn Duy trong phần Đọc thêm có bổ sung gì cho bài văn này về vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre.

Trả lời:

- Bài thơ của Nguyễn Duy trong phần Đọc thêm nhấn mạnh ở tre phẩm chất chịu thương, chịu khó. Tre dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, nghèo nàn cỡ nào cũng có thể vươn lên, có thể xanh tốt. Dù kham khổ nhưng ở tre, đức hi sinh vẫn tỏa sáng, tre vẫn vươn cành lá, vẫn hát ru lá cành.

Câu 6 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Hãy làm rõ nhận xét này

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Tác giả khắc họa hình ảnh chú bé Lượm từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói. Cùng với đó, tác giả kể lại câu chuyện về Lượm từ lần đầu gặp mặt cho tới khi nhận được tin Lượm hi sinh.

Từ câu chuyện ấy, tác giả thể hiện cảm xúc yêu mến, xót xa, trân trọng đối với chú bé liên lạc này.

Câu 7 (trang 69-70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm hiểu thể thơ bốn âm tiết trong phần Đọc thêm: Hãy chỉ ra tiếng nào là vần liền, tiếng nào là vần cách, chỉ ra nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

- Các tiếng vần liền là: các tiếng có cùng vân đứng cạnh nhau trong một dòng thơ hoặc đứng cuối hai câu thơ liền nhau.

- Các tiếng vần cách là: các tiếng cùng vần đứng cách nhau bởi một, hai tiếng khác trong một dòng thơ hoặc đứng cuối hai câu thơ không liền nhau.

- Các ví dụ trong phần Đọc thêm có nhịp:

+ Hai ví dụ đầu: nhịp 2/2 + Hai ví dụ sau: nhịp 1/3

LUYỆN ĐỀ

Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Học kì 2 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B

1. Bài học đường đời đầu tiên a. Đoàn Giỏi

2. Sông nước Cà Mau b. Minh Huệ

3. Bức tranh của em gái tôi c. Tạ Duy Anh

4. Đêm nay Bác không ngủ Tô Hoài

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

2. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

a. Bài học đường đời đầu tiên b. Vượt thác

c. Sông nước Cà Mau d. Bức tranh của em gái tôi

3. Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, câu nói của người anh trai: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” thể hiện tâm trạng gì của người anh trai?

a. Xấu hổ, xúc động, hối hận vì đã ganh ghét em gái b. Ngạc nhiên vì thấy em gái vẽ mình

c. Từ chối không nhận mình trong bức tranh

d. Cay đắng nhận ra mình không có tài năng như em

4. Thế giới loài vật trong Bài học đường đời đầu tiên hiện lên sinh động, cuốn hút nhờ biện pháp nghệ thuật nào?

a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Hoán dụ

5. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thácSông nước Cà Mau là gì?

a. Đều tả cảnh sông nước

b. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người c. Tả thiên nhiên miền Trung

II. Tự luận (7 điểm)

1. Chép lại 2 khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Nội dung hai đoạn thơ đó là gì?(2đ)

2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (5đ)

Đáp án và thang điểm I. Trắc nghiêm

1. 1-d; 2-a; 3-c; 4-b

2 3 4 5

b a b a

II. Phần tự luận 1.

- HS chép đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ (1đ) - HS nêu chính xác nội dung của khổ thơ: (1đ)

+ Tình huống của bài thơ: phương thức tự sự kết hợp miêu tả: anh đội viên thức dậy thấy trời đã khuya mà Bác vẫn chưa ngủ.

+ Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa trong túp lều tranh. Ngoài trời mưa lâm thâm.

Khunh cảnh gợi cho người đọc sự tò mò. Điều gì khiến Bác chưa thể chợp mắt khi đêm đã buông xuống rồi.

2.

HS nêu được 1 số ý sau:

- Dế Mèn là người biết sống khoa học: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm" , chính nhịp sinh hoạt đều đặn như vậy mà "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng" . (1đ)

- HS nêu dẫn chứng về chân dung của Dế Mèn. (đôi càng, móng vuốt, đôi cánh…) (1đ)

→ Dế Mèn càng tự hào về bản thân mình. Mỗi bước đi của Mèn cũng trịnh trọng, khoan thai cho ra dáng kiểu cách con nhà võ.

- Tính cách: 2 mặt tính cách: (2đ)

+ Thích sống tự lập, yêu lao động, ăn uống làm việc điều độ, biết ăn năn hối lỗi (dẫn chứng).

+ Kiêu căng, tự phụ, hung hăng, hống hách, xốc nổi (dẫn chứng).

- Nghệ thuật nhân hóa tài tình, hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày … tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn. (1đ)

- Bài học: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó. (1đ)

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)

Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Học kì 2 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp

A B

1. Bài học đường đời đầu tiên a. Võ Quảng

2. Vượt thác b. Minh Huệ

3. Bức tranh của em gái tôi c. Tạ Duy Anh

4. Đêm nay Bác không ngủ d. Tô Hoài

2. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

a. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.

b. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.

c. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng nếu không sớm muộn cũng mạng vạ vào mình.

d. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

3. Tâm trạng của anh đội viên trong lần thứ nhất thấy Bác không ngủ là?

a. Ngạc nhiên b. Thương yêu

c. Cảm động khi thấy Bác chăm lo cho đồng đội d. Cả 3 tâm trạng trên

4. Vượt thác được trích từ tác phẩm nào?

a. Dế Mèn phiêu lưu kí b. Quê nội

c. Đất rừng phương Nam

5. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?

a. Kiều Phương và người anh trai b. Chú Tiến Lê

c. Bố mẹ d. Bé Quỳnh

6. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên là một bức tranh như thế nào?

a. Mềm mại và dịu dàng b. Rộn ràng, tấp nập c. Dữ dội và ồn ào

d. Hoang dã, hùng vĩ, mênh mông II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu vắn tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vượt thác. (2đ)

2. Trình bày diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh trai khi đứng trước bức tranh Kiều Phương vẽ mình? (4đ)

3. Chép lại 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1đ) Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm 1. 1-d; 2-a; 3-c; 4-b.

2 3 4 5 6

b d b a d

II. Phần tự luận 1.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vượt thác

- Giá trị nội dung: cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở cực Nam tổ quốc. (1đ)

- Giá trị nghệ thuật: từ ngữ tinh tế, giàu sức gợi giúp hiện lên bức tranh thiên nhiên vừa cụ thể, vừa bao quát. (1đ)

2.

Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh trai khi đứng trước bức tranh Kiều Phương vẽ mình?

- Bất ngờ: vì bức tranh người em gái vẽ lại chính là mình: bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên. (1đ)

- Hãnh diện: vì cậu thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái.

(1đ)

- Xấu hổ: khi tự nhận ra nét yếu kém của mình, đã cu xử không đúng với em, thấy mình không xứng đáng được như bức tranh của cô em gái. (1đ)

→ Người anh hiểu được bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. (1đ)

3.

HS chép lại chính xác 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1đ) 4. Vận dụng:

- Học thuộc bài thơ.

- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.

Chuyên đề 12: VĂN BẢN NHẬT DỤNG A .Mục tiêu cần đạt:

- Nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó . - Nắm chắc giá trị nội dung của các văn bản, củng cố tình cảm đối với quê hương đất n- ước, đối với các di tích lịch sử.

- Một số NT đặc sắc trong bài

-Biết đọc diễn cảm VBND có yếu tố TM+BC theo dòng hồi tưởng

- Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu vb nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều ytố hồi kí.

- Trình bày những suy nghĩ, t/c lòng tự hào của mình về quê hương, đ/n.

- GD tình cảm, lòng tự hào về lịch sử hào hùng của đ/n.

B.Giáo dục kỹ năng sống.

- Kỹ năng cảm nhận,Kỹ năng động não,kỹ năng giao tiếp,kỹ năng quản lỹ thời gian,kỹ năng sáng tạo,kỹ năng lắng nghe tích cực.

C.Phương pháp – KTDH - PTDH:

1.Phương pháp: - Đọc diễn cảm, Phương pháp vấn đáp.

2.KTDH: Kỹ thuật hỏi và trả lời,KT động não,KT phân tích.

3.Phương tiện: SGK,SGV,STK,Giáo án,Bảng phụ D. Tiến trình tổ chức giờ học.

1) Ổn định tổ chức 2) Kiểm tra bài cũ:

? Kể tên các văn bản đã học thuộc thể loại kí ? Và nêu đặc điểm của thể kí ? 3) Bài mới:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VĂN LỚP 6 KÌ 2 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w