TIẾT 3: LUYỆN TẬP Bài tập cho hs khá, giỏi
C: Văn bản Cây tre Việt Nam
- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định
- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim
II. Đôi nét về tác phẩm: Cây tre Việt Nam 1. Hoàn cảnh ra đời
Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre
- Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của
được sử dụng ?
? Khái quát nội dung bài văn ?
tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
- Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai
3. Giá trị nội dung
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa - Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu
TIẾT 2: LUYỆN TẬP Bài tập chung
Câu 1 (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa vào trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Trong bài thơ có những sự việc:
+ Nhà thơ từ Hà Nội về Huế và gặp Lượm, nghe Lượm kể chuyện đi liên lạc + Lượm nhận nhiệm vụ liên lạc và bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm hi sinh - Câu chuyện kể bằng lời của: tác giả (nhà thơ)
- Bài thơ gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến "Cháu đi xa dần"
Nội dung chính: Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi trong lần đầu gặp mặt.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến "Hồn bay giữa đồng"
Nội dung chính: Lượm hi sinh trong lần nhận nhiệm vụ liên lạc cuối cùng.
+ Đoạn 3: còn lại
Nội dung chính: Nỗi niềm tiếc thương của tác giả đối với chú bé Lượm.
Câu 2 (trang 66-67 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
Trả lời:
Nội dung miêu tả
Từ, cụm từ Thể hiện tính cách của
Lượm
Trang phục cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch vẻ ngoài đáng yêu
Hình dáng loắt choắt, cái đầu nghênh nghênh, như con chim chích, má đỏ bồ quân
vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn
Cử chỉ cái chân thoăn thoắt, mồm huýt sáo vang, cười híp mí
vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn
Lời nói Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà, thôi chào đồng chí
lạc quan, dũng cảm, yêu quê hương đất nước - Những nét đáng yêu đáng mến ở Lượm là: vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng vui tươi, hồn nhiên, lạc quan và dũng cảm.
- Tác dụng nghệ thuật của:
+ Từ láy trong đoạn thơ: khắc họa hình ảnh của Lượm một cách sống động + Vần trong đoạn thơ: khiến đoạn thơ trở nên dễ đi vào lòng người
+ Nhịp trong đoạn thơ: Tạo giọng điệu tươi vui, mới mẻ
+ So sánh trong đoạn thơ: tăng mức độ biểu cảm cho đoạn thơ
Câu 3 (trang 67-68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.
Trả lời:
Nội dung đoạn thơ
Từ, cụm từ Giá trị miêu tả, thể hiện
Miêu tả nhân vật Lượm
chú đồng chí nhỏ, bỏ thư vào bao, ca lô chú bé, nhấp nhô trên đồng, chú đồng chí nhỏ, một dòng máu tươi, cháu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông
khắc họa hình ảnh Lượm lúc hi sinh trên đường đi liên lạc vô cùng đẹp đẽ, cao cả mà cảm động
Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
thôi rồi, Lượm ơi, Lượm ơi, còn không thể hiện cảm giác tiếc nuối khôn nguôi, đau lòng, xót xa của tác giả trước sự ra đi của Lượm
- Lượm là một cậu bé vô cùng dũng cảm. Hình ảnh Lượm hi sinh đã để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, cảm thương và nuối tiếc vô cùng.
Câu 4 (trang 68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm.
Trả lời:
Những từ xưng hô Thái độ quan hệ tình cảm của tác giả
cháu gần gũi
chú bé yêu mến, thân thiết
Lượm gần gũi, dạt dào yêu thương chú đồng chí tôn trọng, trân trọng, thương tiếc
- Cách xưng hô của tác giả mang tính chất tăng cấp. Mỗi lần thay đổi cách xưng hô, tình cảm, cảm xúc lại càng dạt dào hơn. Sự thay đổi cách xưng hô ấy phù hợp với sự thay đổi cảm xúc trong tác giả.
Câu 5 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: "Lượm ơi, còn không?", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
Trả lời:
- Hai khổ thơ cuối lặp lại nguyên văn hai khổ thơ đầu của bài thơ, có ý nghĩa:
Thể hiện nỗi niềm thương nhớ của tác giả với Lượm, đồng thời khẳng định hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi luôn sống mãi trong tâm trí những người ở lại.
Câu 1 (trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Bài văn chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"
Nội dung chính: Cái nhìn toàn cảnh về Cô Tô sau trận bão.
- Đoạn 2: tiếp theo đến "là là nhịp cánh"
Nội dung chính: Cảnh mặt trời mọc trên biển ở đảo Cô Tô.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại
Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động ở đảo Cô Tô.
Câu 2 (trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.
Trả lời:
Tên nhóm Các tính từ Giá trị miêu tả Tính từ chỉ
màu sắc
xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
Miêu tả rõ sắc thái của màu sắc, khiến khung cảnh như một bức tranh rực rỡ
Tính từ chỉ ánh sáng
sáng sủa, trong sáng gợi ra sự trong trẻo của không gian Tính từ chỉ
mức độ
đậm đà nhấn mạnh tính chất của sự vật
- Những tính từ mà tác giả sử dụng mang tính biểu cảm cao và sắc thái rõ nét. Chúng đã giúp vẽ nên một bức tranh Cô Tô vô cùng sống động, rực rỡ, tinh khôi.
Câu 3 (trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.
Trả lời:
- Những kết cấu so sánh tiêu biểu trong đoạn văn:
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
+ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ...
- Cách so sánh của tác giả trong đoạn văn thể hiện tài năng của tác giả về:
+ Sự liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú + Khả năng miêu tả sống động, gợi cảm + Khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy
Câu 1 (trang 87 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Trả lời:
Đại ý của bài văn: Ngợi ca vẻ đẹp của cây tre gắn với vẻ đẹp của con người Việt Nam, ngợi ca ý nghĩa của cây tre trong đời sống người Việt.
Bài văn chia làm 4 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu đến "chí khí như người"
Nội dung chính: giới thiệu chung về cây tre - Đoạn 2: tiếp theo đến "chung thủy"
Nội dung chính: tre trong cuộc sống hằng ngày của con người - Đoạn 3: tiếp theo đến "anh hùng chiến đấu"
Nội dung chính: tre cùng với những cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc - Đoạn 4: còn lại
Nội dung chính: hình ảnh của tre trong tâm tưởng, suy nghĩ của tác giả
Câu 2 (trang 87-88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Để làm rõ ý: "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a, Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
b, Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Trả lời:
a, Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày là: tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, tre với người vất vả quanh năm, tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ, lọt lòng trong chiếc nôi tre, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau.
b, - Phép nhân hóa đươc sử dụng trong đoạn văn là: tre ăn ở với người, tre nứa mai vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau, tre là người nhà.
- Phép nhân hóa đã được sử dụng có giá trị: thể hiện sự khăng khít, gắn bó từ xưa đến nay giữa tre với người, phép nhân hóa biến cây tre trở thành người bạn, người nhà, người thân của con người.
Câu 3 (trang 88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Trả lời:
- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định trong tương lai, tre vẫn còn gắn bó với con người: tre già măng mọc, măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam
- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: nứa, tre sẽ còn mãi với các em, với dân tộc Việt Nam, chia sẻ ngọt bùi của những ngày mai tươi hát.
Câu 4 (trang 88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
- Tre hiện lên với sự cần cù lao động, với sự thủy chung son sắt, với phẩm chất anh dũng, kiên cường. Những đặc trưng, phẩm chất của tre chính là những phẩm chất của người dân Việt Nam, vì thế tre chính là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.