trò
Nội dung kiến thức
- G: ? Qua các ví dụ , em hiểu khi nào thì cần viết đơn ? Viết đơn gửi ai
?
- H: NX
- G: ? Học sinh đọc các tình huống ở phần 2- sgk. ? Trong các tình
I. Khi nào cần viết đơn.
- VD1: Khi muốn gia nhập Đoàn thanh niên CSHCM( Gửi Ban chấp hành Đoàn trường ).
- VD2: Khi muốn nghỉ học( Gửi cô giáo chủ nhiệm ).
- VD3: Khi muốn miễn giảm học phí (Gửi Ban Giám hiệu nhà trường ).
- VD4: Muốn xin cấp lại giấy tờ ( Gửi cơ quan có thẩm quyền).
-> Viết đơn khi muốn đề đạt một nguyện vọng nào đó với một người hay một tổ chức cơ quan có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
huống đó, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai ?
- H: XĐ
- Cho học sinh quan sát một số mẫu đơn.
- G: ? Có thể chia làm những loại đơn nào ? - H: TL
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm những điểm giống và khác nhau ở hai loại đơn trên .
- Đại diện nhóm trình bày. Hs nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét, kết luận.
- G: ? Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn ?
- H: TL
- G: ? Nêu cách viết đơn theo mẫu ?
- H: QS TL
- G: ? Khi viết đơn không theo mẫu in sẵn thì phải trình bày như thế nào ? - H: TL
- HS rút ra cách trình bày.
- Các trường hợp cần viết đơn : +. Muốn theo học lớp nhạc hoạ.
+. Muốn học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến .
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
1. Các loại đơn.
- Có 2 loại đơn :
+. Đơn theo mẫu(in sẵn): Người viết chỉ cần điền từ, câu thích hợp vào chỗ trống.
+. Đơn không theo mẫu : Người viết tự trình bày và ghi nội dung.
2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn.
- Giống: Quốc hiệu , ngày tháng gửi đơn, tên đơn, người nhận đơn, người gửi đơn, lý do viết đơn, đề đạt của người viết, chữ kí của người viết đơn.
- Khác : Theo mẫu in sẵn
Không theo mẫu in sẵn.
=> Những nội dung không thể thiếu trong đơn : Đơn gửi ai ? Ai gửi đơn ? Đề đạt nguyện vọng gì ? Và phải theo cách thức trình bày nhất định.
III. Cách thức viết đơn.
1. Viết đơn theo mẫu.
- Người viết chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
2. Viết đơn không theo mẫu.
- Phải trình bày theo thứ tự nhất định:
+. Quốc hiệu.
+. Nơi viết đơn, ngày tháng viết đơn +. Tên đơn.
+. Nơi cần gửi đơn.
+. Họ tên, nơi công tác, nơi ở của người viết đơn.
+. Trình bày lí do, nguyện vọng.
+. Cam đoan và cảm ơn.
+. Kí tên.
3. Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giưũa trang giấy.
- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, đề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
IV. Các lỗi thường mắc khi viết đơn.
Về các loại lỗi thường mắc khi viết đơn: Có lỗi về nội dung (có đúng đắn, hợp lí, logic hay không); có lỗi về hình thức trình bày (có đúng các quy định về cấu trúc thông thường của một lá đơn – một văn bản hành chính hay không ; về trình bày, diễn đạt có hợp lí không?).
TIẾT 2: LUYỆN TẬP BÀI TẬP CHUNG
Câu 1 (trang 130 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn? Đơn viết gửi ai?
Trả lời:
- Trường hợp a phải viết đơn. Đơn gửi cho: cơ quan công an phường.
- Trường hợp b phải viết đơn. Đơn gửi cho: giáo viên phụ trách lớp học nhạc.
- Trường hợp d phải viết đơn. Đơn gửi cho: nhà trường.
- Trường hợp e phải viết đơn. Đơn gửi cho phụ trách câu lạc bộ.
Câu 2 (trang 130 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy xếp các mục sau theo trật tự đúng của một tờ đơn.
Trả lời:
Sắp xếp: a - g - b - c - đ - d - e - h
Câu 1 (trang 138 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Phát hiện các lỗi và nêu cách sửa lỗi ở ba tờ đơn trong SGK, trang 142-143.
Trả lời:
- Đơn xin nghỉ học
Các lỗi: Thiếu phần quốc hiệu, tiêu ngữ, phần kính gửi trình bày sai quy cách, thiếu phần họ tên của người viết đơn, thiếu phần cam đoan, cảm ơn và kí tên, ngôn ngữ còn chưa đúng văn phong.
Cách sửa: Thêm phần quốc hiệu, tiêu ngữ, phần họ tên của người viết đơn, phần cam đoan, cảm ơn và kí tên. Phần kính gửi phải viết gióng hàng với phần lí do, nguyện vọng.
- Đơn xin theo học lớp nhạc họa
Các lỗi: Phần quê quán, chỗ ở hiện nay phải tách riêng với phần trình bày nguyện vọng, không cần nói về nghề nghiệp của bố mẹ, phần trình bày nguyện vọng chưa đúng văn phong của lá đơn, phần cảm ơn đặt nhầm vào chỗ của phần kí tên.
Cách sửa: Tách riêng phần quê quán, chỗ ở. Phần mong muốn, nguyện vọng phải viết bằng ngôn từ lịch sự, khúc chiết hơn. Phần "Em xin cảm ơn" thay bằng "Kí tên".
- Đơn xin phép nghỉ học
Các lỗi: ngôn ngữ chưa đảm bảo đúng văn phong, thiếu phần cam đoan, phần cảm ơn đặt sai chỗ, phần địa điểm và ngày đặt sai chỗ.
Cách sửa: phần địa điểm, ngày tháng đặt sau phần quốc hiệu, tiêu ngữ, phần cảm ơn và cam đoạn trình bày sau phần nguyên vọng, lí do.
Câu 2 (trang 139 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Chọn một trong những tình huống sau để viết đơn.
Trả lời:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA ĐỘI TÌNH NGUYỆN Kính gửi: Thầy bí thư Đoàn trường
Thầy phụ trách đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường Tên em là:...
Học sinh lớp:...
Trường:...
Em viết đơn này mong muốn được xét duyệt vào đội tình nguyện của nhà trường.
Em nhận thấy đội có mục đích hoạt động ý nghĩa và tổ chức bài bản. Tham gia đội em sẽ được rèn luyện bản thân và giúp sức cho mọi người.
Em xin cảm ơn.
Học sinh làm đơn (kí tên)