Quy trình an toàn khi sử dụng máy thi công

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý an toàn lao động trong công ty xây dựng (Trang 42)

3.2.5.1.1 Dụng cụ điện cầm tay:

Figure 3.4. Dụng cụ điện cầm tay

- Vị trí làm việc phải luôn được quét dọn gọn gang để người lao động không bị vấp ngã vào các thiết bị, luôn đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc

- Khi sử dụng máy phải tránh xa vùng đi lại của mọi người và không vướng vào người khác khi làm việc

- Không được sử dụng ở những vị trí dễ cháy nổ, xăng, gas.

- Cấm xách máy bằng dây nguồn hoặc dùng dây nguồn cột, kéo vật khác. - Luôn đi giày cách điện với đất khi sử dụng thiết bị.

- Cấm kéo rải dây điện trên mặt sàn nhà có nước nếu không có biện pháp che chắn bảo vệ - Cấm để máy nối với nguồn điện mà không có người trông coi.

- Cấm dùng máy quá tải hay quá thời gian qui định.

- Phải cắt nguồn khi di chuyển máy từ nơi này đến nơi khác.

- Phải ngắt nguồn khi tháo lắp chi tiết, điều chỉnh chi tiết hoặc sửa chữa máy hoặc khi dừng máy (do có sự cố, bị mất điện v.v…), khi kết thúc công việc, khi ngừng việc, khi phát hiện có bất thường trên máy.

- Cấm sử dụng dụng cụ khi hỏng phích cắm, dây điện hoặc ống bảo vệ dây.

- Không được sử dụng dụng cụ khi có khói hoặc mùi nhựa cháy, có tiếng ồn, rung, hoặc khi chi tiết vỏ máy, tay cầm, kết cấu che chắn bị nứt, méo, hỏng.

- Không sử dụng dụng cụ làm việc bị hỏng

- Bảo quản máy nơi khô ráo, đặt trên giá, giàn, ngăn, kệ… không xếp chồng máy lên nhau nếu không có hộp bao gói.

3.2.5.1.2 Máy khoan:

- Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ.

- Trước khi làm việc phải kiểm tra đầu khoan, áo khoan, không được sử dụng áo khoan, đầu khoan có hiện tượng hư hỏng, mũi khoan chưa được kẹp chặt, tình trạng an toàn của máy, cho máy chạy thử không tải trước khi sử dụng.

- Các chi tiết khoan phải kẹp chặt trực tiếp hay bằng bộ giá của máy. Cấm dùng tay giữ chi tiết cần khoan.

- Khi khoan phải cho mũi khoan vô từ từ, muốn thay đổi tốc độ phải dừng hẳn máy. - Khi máy đang chạy không được dùng miệng để thổi

- Cấm sử dụng các mũi khoan hư, có hiện tượng rạn nứt. Khi thay mũi khoan phải cho máy dừng hẳn.

- Cấm đeo găng tay khi làm việc. Cấm dùng tay để giữ chi tiết khoan.

- Công nhân sử dụng phải đeo mũ bảo hộ, mắt kiếng bảo hộ khi sử dụng thiết bị. 3.2.5.1.3 Máy mài:

Figure 3.5. Máy mài

- Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ

- Chỉ có những công nhân đã qua huấn luyện và có giấy chứng nhận mới được sử dụng máy mài

- Trước lúc cho máy chạy phải kiểm tra máy, bệ, bao che xem có bảo đảm an toàn không. - Cấm sử dụng máy mài không có hộp bao che và không có bệ tỳ, hộp bao che phải chắc chắn.

- Phải chạy thử trước khi vận hành máy, cấm không để máy chạy quá tốc độ quy định. - Đá mài phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để chung với kho chứa axít và các chất ăn mòn.

- Cấm sử dụng đá bị mẻ, rạn nứt, bị mòn.

- Mài chi tiết không tỳ quá mạnh. Cho tiếp xúc từ từ, không để xảy ra va đập mạnh giữa vật gia công và máy.

- Cấm mài kim loại mềm như đồng, nhôm và gỗ, cao su trên máy mài đá

- Khi mài các chi tiết có nhiều bụi thì phải có biện pháp phòng bụi cho công nhân như sử dụng thiết bị hút, thổi bụi, mặt nạ.

3.2.5.1.4 Máy cưa:

Figure 3.6. Máy cưa

- Chỉ người nào đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động mới được sử dụng máy.

- Máy cưa đĩa phải đầy đủ các bộ phận an toàn lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Máy cưa đĩa phải có nút ấn đặt ở vị trí thuận lợi nhất để xử lý cắt điện khi có sự cố. Cấm dùng cầu dao khởi động trực tiếp.

- Cấm dùng lưỡi cưa bị cong vênh, nứt, bị mẻ

- Trước khi cho máy làm việc phải kiểm tra thiết bị, thử lưỡi cưa có bị vướng kẹt không. Cho máy chạy thử không tải đảm bảo an toàn mới sử dụng.

- Khi vận hành máy phải sử dụng kính bảo hộ lao động, khi sử dụng máy phải từ từ không được nhanh.

- Công nhân phải chờ đầu gỗ ra hết mặt máy mới vào kéo gỗ ra. Khi kéo phải kéo thẳng, kéo từ từ, không được kéo xiên hoặc vừa kéo vừa nâng gỗ lên.

- Chỉ được phép xẻ các loại gỗ theo catalog sử dụng của máy

- Khi lưỡi cưa còn quay theo quán tính, cấm dùng bất cứ vật gì để hãm lưỡi cưa lại.

- Mài lưỡi cưa phải dùng đá mài riêng thích hợp với yêu cầu kỹ thuật 3.2.5.1.5 Máy tời kéo ròng rọc: (winch)

Figure 3.7. Máy tời kéo ròng rọc

- Tời kéo chạy bằng điện hoặc quay tay phải có phanh hãm luôn hoạt động tốt. - Tời kéo phải cố định chắc chắn không bị xê dịch, lật đổ trong khi sử dụng.

- Khi máy tời đang làm việc, cấm người qua lại khu vực dây cáp đã kéo căng, đề phòng đứt cáp gây tai nạn.

- Dây cáp của tời không được cọ sát tỳ vào vật cứng, có cạnh sắc.

- Dây cáp phải cuốn thứ tự treo trong trục, thành từng lớp chiều dài dây cáp phải tính toán sao cho khi kéo hết dây cáp vẫn còn cuộn lại trên tay ít nhất 3 đến 5 vòng.

- Ròng rọc phải chế tạo đúng thiết kế. Khi làm việc phải thường xuyên kiểm tra đề phòng dây cáp bị kẹt, bị tuột khỏi buli.

- Khi nâng vật lên cao, phải có phanh hãm đề phòng vật rơi, không được phanh bằng cách giữ tay quay.

- Khi sử dụng ròng rọc, phải tính toán sức chịu lực của cáp kéo của ròng rọc và dây cố định ròng rọc. Phải bố trí ròng rọc sao cho các buli khi vận hành không bị các vật cản cuốn gây hư hỏng.

- Không được sử dụng quá tải của tời kéo và ròng rọc.

- Đối với các tời điện, khi ngưng việc phải cắt điện khóa hộp cầu dao lại. 3.2.5.1.6 Phương tiện di chuyển:

Figure 3.8. Xe vận chuyển ở công trường

- Công nhân lái các loại ôtô, máy kéo ngoài việc chấp hành luật lệ giao thông hiện hành còn phải chấp hành những quy định sau:

- Trước khi cho xe hành trình người tài xế phải: + Kiểm tra dây chằng buộc hàng hóa trên xe + Kiểm tra hệ thống phanh

+ Kiểm tra hệ thống tín hiệu, còi, đèn.

+ Kiểm tra bộ phận nối rơ moóc với ôtô kể cả dây bảo hiểm sau khi kiểm tra bảo đảm an toàn mới cho xe hành trình.

- Cấm chở người trên các thùng xe của các loại ôtô tự đổ, trên rơ moóc, trong các thùng xe có chứa hóa chất độc, chất dễ cháy nổ, các bình nén, bình gió đá hoặc các vật tư cồng kềnh không bảo đảm an toàn.

- Cấm đứng bám 2 bên cửa xe khi xe đang chạy. - Tốc độ xe chạy phải đảm bảo đúng quy định

- Cấm uống rượu, bia trước và trong quá trình lái xe.

- Cấm lái xe khi không có bằng và lái xe có bằng lái vượt cấp quy định.

- Lái xe trước khi rời khỏi xe, phải tắt máy kéo phanh tay, cài số rút chìa khóa điện và khóa cửa buồng lái lại.

- Hàng hóa chở trên thùng xe phải đảm bảo kích thước đúng quy định.

- Khi cho xe lùi, quay đầu xe, lái xe phải quan sát kỹ, đề phòng người qua lại gây tai nạn. - Khi cấp nhiên liệu cho xe phải tắt máy. Cấm hút thuốc lá khi nạp, hút nhiên liệu.

- Không được đỗ nơi nắng và khu vực đông người, khu vực có nguy cơ cháy nổ khi vận chuyển các chất dễ cháy nổ.

- Khi sử dụng kích xe thay lốp, sửa chữa, chèn bánh… phải chọn điểm kích chắc chắn, đề phòng trượt, sập kích gây tai nạn.

- Chỉ được vào gầm xe làm việc khi đã được kê chèn chắc chắn và bảo đảm các biện pháp an toàn khác.

3.2.5.1.7 Xe nâng:

Figure 3.9. Xe nâng

- Trước khi cho xe hoạt động phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị như tay lái, phanh, dây xích, dây cáp, bàn nâng (forks)… đảm bảo mới cho xe hoạt động.

- Chỉ được nâng các loại vật tư, hàng hóa có trọng luợng và quy cách ghi trong catalog của xe. Cấm nâng quá tải.

- Khi nâng, di chuyển những vật tư, hàng hóa cồng kềnh, người điều khiển phải quan sát xung quanh.

- Khi nâng hàng phải xếp hàng lên bàn nâng, bao giờ đường tâm thùng cũng vuông góc với hướng xe nâng nếu nâng các hàng hình khối tròn thì các kiện hàng phải để trong giá đỡ chắc chắn.

- Trước khi cho xe vào vị trí xếp dỡ, người lái xe nâng phải phát tín hiệu bằng còi báo cho mọi người biết tránh xa khu vực hoạt động của xe.

- Trong khu vực xếp dỡ, tốc độ xe nâng không quá 10km/h. Khi xe mang hàng, tốc độ không quá 5km/h.

- Trước khi nâng kiện hàng phải quan sát tình trạng bao bì của kiện hàng, vị trí, trọng tâm và các ký hiệu ghi trên kiện hàng để đưa lưỡi nâng (forks) vào vị trí thích hợp. Chỉ khi thấy kiện hàng đã cân bằng và ổn định mới được nâng lên.

- Cấm điều khiển bàn nâng lên khi công nhân xếp dỡ chưa rời khỏi bàn nâng.

- Khi hạ kiện hàng phải cho lưỡi nâng (forks) hạ từ từ sát mặt bằng. Khi kiện hàng đã ổn định, ngay ngắn mới rút lưỡi nâng ra.

- Cấm dùng bàn nâng của xe để nâng hạ người. Không cho người đu bám bên hông xe hoặc ngồi chung với lái xe khi xe làm việc hoặc di chuyển.

- Sau mỗi ca làm việc phải ghi vào sổ nhật ký tình trạng kỹ thuật của xe. Tổ chức thông thoáng tốt khu vực xe nâng hoạt động, không để xe nâng đậu, nổ máy trong không gian kho kín.

- Người điều khiển xe nâng phải được đào tạo (có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp điều khiển xe nâng đúng với chủng loại thiết bị).

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông, các tín hiệu, ký hiệu giao thông trong khu vực làm việc. Khi bơm nhiên liệu phải tắt máy, cấm hút thuốc. Cấm người không có bằng lái, người không có trách nhiệm điều khiển xe nâng

3.2.5.1.8 Máy hàn điện:

Figure 3.10. Máy hàn điện

- Khi di chuyển máy hàn phải cắt nguồn điện cho máy hàn, cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.

- Khi ngừng công việc hàn điện, phải rút dây ra khỏi nguồn điện, dây dẫn với kim hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt.

- Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện và chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, bảo đảm khi hàn dây không bị tuột.

- Tại các vị trí hàn, nếu chưa có biện pháp phòng chống cháy thì không được tiến hành công việc hàn điện.

- Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó cháy). Người sử dụng thiết bị phải đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.

- Khi hàn trên trên cao, phải có biện pháp bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng, mẩu que hàn thừa, các vật liệu khác rơi xuống người làm việc ở dưới.

- Cấm sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến hành công việc hàn điện.

- Những nơi tiến hành công việc hàn điện có phát sinh các chất độc hại (hơi khí độc và bức xạ có hại...), phải trang bị các phương tiện bảo vệ thích hợp cho người sử dụng.

- Chỉ những người có chứng chỉ về công việc hàn điện, được huấn luyện về an toàn lao động mới được phép thực hiện công việc hàn điện.

- Công nhân hàn điện phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.

3.2.5.2 Quy trình an toàn lao động khi thi công phần ngầm công trình:3.2.5.2.1 Thi công cọc ép: 3.2.5.2.1 Thi công cọc ép:

- Các thiết bị thi công phải được lý lịch rõ ràng, chứng nhận đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

- Các bước trong quá trình thi công phải được kiểm tra điều kiện an toàn trước khi thi công

- Luôn kiểm tra nền đất phải đảm bảo đủ độ cứng, ổn định và bằng phẳng trong suốt quá trình ép cọc.

- Các đối trọng (counter weight) phải được tính toán và xếp ngay ngắn, thẳng hàng. - Dây cáp cẩu cọc phải được kiểm tra, vị trí móc dây cáp để cẩu cọc phải đúng quy định - Công nhân phải sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (Personal protective equipment) khi làm việc

- Người sử dụng thiết bị ép cọc phải được huấn luyện sử dụng thiết bị và các biện pháp an toàn lao động.

- Công tác ép cọc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9394-2012 “ Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu”

- Phải có biển báo nguy hiểm, cấm người đi lại trong khu vực thi công. 3.2.5.2.2 Đào đất hố móng:

- Chỉ được đào hố móng thẳng đứng đối với một số loại đất sau: + Không quá 1m đối với đất cát hoặc đất xốp (mellow soil) + Không quá 1.5m đối với đất sét (argil)

+ Không quá 2m đối với đất rất cứng

- Trong suốt quá trình thi công, phải thường xuyên xem xét tình hình ổn định của mái đào (Trench). Nếu thấy có các vết nứt trên hố đào có thể bị sụp, lở đất thì phải ngừng ngay công việc và có biện pháp chống đỡ an toàn trước khi tiếp tục công việc.

- Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cấm hay biển báo để ngăn không cho người lạ rơi xuống hố. Nếu tạm dừng thi công phải có lưới che đậy hố móng.

- Không được ngồi, nghỉ ngơi trong hố đào.

- Khi đào đất bằng máy đào, cấm công nhân đứng trong phạm vi hoạt động của máy. - Không được bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi có người làm việc ở dưới - Trước khi xuống hố làm việc, phải kiểm tra không khí, nồng độ oxy. Không được làm việc quá lâu trong hố đào sâu.

- Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc phải lập tức ngừng thi công ngay và công nhân phải ra khỏi nơi nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử hết hơi khí độc hại đó.

- Ở trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lỡ thành hố đào.

- Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân

- Các dụng cụ cầm tay (cuốc , xẻng v.v..) dùng cho việc đào đất phải được kiểm tra trước khi làm việc. Các dụng cụ bị hư hỏng phải được thu hồi để đưa đi sửa chữa hay hủy bỏ và người công nhân đào đất không được sử dụng các dụng cụ đó

3.2.5.3 Quy trình an toàn lao động khi thi công phần thân công trình:3.2.5.3.1 An toàn trong gia công coffa:

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý an toàn lao động trong công ty xây dựng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w