Figure 3.2. HSE Structure of Project
Owner:
- Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường.
- Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng
- Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động
Contractor:
- Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp.
- Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
- Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công.
- Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định. Đối với một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì người lao động phải có giấy chứng nhận về an toàn.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường.
- Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký, bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm các yều cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và cháy, nổ.
Sub-Contractor (nếu có):
- Tuân thủ thực hiện kế hoạch quản lý an toàn của nhà thầu chính
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm, sự cố về an toàn của mình trên công trường với chủ đầu tư và nhà thầu chính.
- Phối hợp với nhà thầu chính, các bên liên quan trong việc thực hiện kế hoạch quản lý an toàn
- Giám sát các công việc của mình trên công trường.
Supervision:
- Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.
- Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.
- Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng
- Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm 3.1.5 Safety Organization of Contractor:
Figure 3.3. HSE Structure of Contractor
3.1.5.1 Role and Responsibilities: 3.1.5.1.1 Director:
- Kiểm tra và phê duyệt các khoản chi phí cần thiết cho việc thiết lập và phát triển các vấn đề về an toàn trong thi công (đào tạo, huấn luyện, nguồn nhân lực…)
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ở bên ngoài dự án để cải thiện về công tác an toàn lao động
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý, tai nạn, bồi thường thiệt hại, chi phí về các vi phạm, vấn đề liên quan đến công tác an toàn
- Thiết lập nội quy, chính sách về các vấn đề an toàn trong công trường. - Thay đổi các chính sách, nội quy cho phù hợp với từng thời kỳ của dự án - Xem xét và giải quyết các báo cáo về tai nạn.
- Chỉ định một quản lý để điều hành dự án và hỗ trợ người quản lý dự án trong việc quản lý kế hoạch an toàn.
3.1.5.1.2 Project Manager:
- Thiết lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý an toàn
- Giao tiếp, báo cáo trực tiếp với giám đốc về các tai nạn, vấn đề liên quan đến an toàn. - Phân công trách nhiệm cụ thể cho các nhân viên về an toàn trong công trình
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn trên công trường - Xem lại, thay đổi kế hoạch quản lý an toàn khi cần thiết
- Giám sát việc chấp hành của mọi người trong việc thực hiện kế hoạch an toàn - Điều tra trực tiếp các tai nạn tại công trường
3.1.5.1.3 Site Safety Officer:
- Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về các vấn đề:
+ Đề xuất các biện pháp hạn chế thiệt hại cho người, máy móc và thiết bị
+ Các căn cứ pháp lý, luật liên quan bắt buộc thực hiện liên quan đến an toàn và sức khỏe
+ Báo cáo với giám đốc về những chính sách, thay đổi của luật pháp liên quan đến vấn đề an toàn và sức khỏe trong quá trình thực hiện dự án
+ Ghi nhận, báo cáo với giám đốc và quản lý dự án về các vi phạm liên quan đến vấn đề an toàn trên công trường
+ Đề xuất với giám đốc về việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ mọi người và kiểm tra định kỳ công tác thực hiện kế hoạch an toàn trên công trường
- Ghi nhận các tai nạn xảy ra, nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện dự án để thống kê lưu lại sau khi dự án hoàn thành
- Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng về an toàn cho các nhân viên, công nhân trên công trường
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức liên quan đến an toàn cho mọi người trên công trường.
- Sắp xếp, tham dự các cuộc họp với giám đốc và quản lý dự án với các đơn vị liên quan bên ngoài về vấn đề an toàn
- Lưu trữ các tài liệu, giấy tờ, chứng nhận kiểm tra máy móc, thiết bị, chứng chỉ đào tạo liên quan đến an toàn của dự án.
- Đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, nội quy, quy chế của công ty. 3.1.5.1.4 Construction Manager:
- Phát triển, đảm bảo kế hoạch quản lý an toàn được thực hiện một cách có hiệu quả
- Đảm bảo tất cả máy móc, vật tư, thiết bị của mình hoặc nhà thầu phụ (nếu có) đều trong tình trạng hoạt động tốt và an toàn, phù hợp với các chứng nhận đảm bảo an toàn
- Đưa ra những biện pháp thi công, quy trình thi công phù hợp và đảm bảo an toàn.
- Tổ chức các biện pháp phòng ngừa tai nạn, cháy nổ, xác định các mối nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra và cách giải quyết.
- Phối hợp với Site Safety Officer đưa ra những tiêu chuẩn, quy trình an toàn ở công trường
- Phân bổ trách nhiệm và đảm bảo Site manager hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình về an toàn
- Giám sát, kiểm tra thường xuyên các biện pháp thi công, các hoạt động liên quan đến quy trình an toàn của mình và nhà thầu phụ (nếu có) đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn, pháp luật. Ghi nhận lại các sai sót về an toàn trong các chuyến kiểm tra và trao đổi với Site Manager.
- Phối hợp với Site Safety Officer trong việc đề xuất nhu cầu đào tạo, huấn luyện các cá nhân do mình quản lý.
- Báo cáo cho người quản lý dự án và giám đốc điều hành các tai nạn xảy ra, thiệt hại về tài sản…
- Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận để ghi nhận các ý kiến của mọi người và nhân viên về kế hoạch an toàn, quy trình an toàn từ đó đưa ra những biện pháp để cải thiện.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị bảo vệ an toàn cho mọi người trên công trường.
3.1.5.1.5 Site Safety Supervisor:
- Đảm bảo tất cả thiết bị bảo hộ và thiết bị được sử dụng phù hợp với kế hoạch quản lý an toàn
- Đảm bảo kế hoạch quản lý an toàn tuân thủ theo nội quy, chính sách, pháp luật.
- Giám sát, theo dõi về việc tuân thủ an toàn của nhân viên, công nhân, nhà thầu phụ (nếu có) trong việc thực hiện kế hoạch quản lý an toàn.
- Đề xuất, thông báo cho Construction Manager những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra - Thông báo cho Site Safety Officer báo cáo của các vụ tai nạn, sự cố xảy ra, những trường hợp vi phạm an toàn trên công trường.
- Đảm bảo các sự cố, tai nạn được khắc phục 3.1.5.1.6 Site Engineer:
- Tổ chức triển khai các công việc trên công trường một cách hiệu quả, tránh được những rủi ro cho người, máy móc, thiết bị.
- Đảm bảo các vật tư, thiết bị, máy móc được bố trí một cách gọn gàng, đảm bảo an toàn - Đảm bảo cung cấp đầy đủ các quần áo bảo hộ và thiết bị an toàn cho công nhân trên công trường
- Ghi nhận lại những gì liên quan đến vấn đề an toàn tại công trường (chứng nhận thiết bị, quần áo, biện pháp thi công…)
3.1.5.1.7 Foreman:
- Hiểu rõ và triển khai thực hiện các quy chế, chính sách, thủ tục, biện pháp thi công đến từng công nhân trên công trường
- Hướng dẫn công nhân và nhân viên trên công trường về công việc, cách thực hiện để đảm bảo an toàn
- Đảm bảo tất cả công nhân làm việc trên công trường đều được làm việc trong môi trường an toàn với thiết bị bảo hộ đầy đủ
- Hợp tác với Safety Officer và Site Safety Supervisor trong việc giám sát an toàn trên công trường.
- Đề xuất với Construction Manager, Safety Officer trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng an toàn, trang bị những công cụ bảo hộ đặc biệt khi cần thiết
- Đề xuất biện pháp làm giảm thiểu rủi ro, nguy cơ tiềm tàng với những người liên quan. - Tổ chức những buổi thảo luận, trao đổi với công nhân về vấn đề an toàn trước khi bắt đầu làm việc mỗi ngày.
3.1.5.1.8 Worker:
- Tuân thủ thực hiện theo kế hoạch quản lý an toàn, quy trình, chính sách, thủ tục, biện pháp thi công để đảm bảo an toàn
- Báo cáo các vi phạm, hành vi không an toàn trên công trường
- Báo cáo các sự cố tai nạn, chấn thương cho người quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời - Giúp đỡ mọi người trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình để đảm bảo an toàn
- Cảnh báo cho mọi người những nguy cơ có thể xảy ra. 3.1.5.1.9 Visistor:
- Tuân thủ nội quy, các biện pháp an toàn khi có mặt ở công trường - Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi được yêu cầu
- Không đụng vào bất kỳ máy móc, thiết bị hoặc vật liệu dễ cháy để tránh sự cố có thể xảy ra.
- Khi vào công trường phải có người hướng dẫn dẫn dắt. 3.2 Safety policy and procedures:
3.2.1 Organization Policy:
- Công ty TNHH Mùa Xuân là một công ty tư vấn thiết kế & thi công xây dựng chuyên nghiệp hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
- Với tiêu chí lao động là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của công ty nên vấn đề an toàn lao động là một vấn đề ưu tiên hàng đầu mà công ty luôn chú trọng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc an toàn không gây hại đến tính mạng và sức khoẻ của tất cả người lao động.
- Công ty Mùa Xuân cam kết tuân thủ qui định của Pháp luật Việt Nam về an toàn lao động và các yêu cầu khác của khách hàng đối với công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng. Không một công nhân nào của công ty bị ép buộc phải làm việc trong điều kiện mất an toàn.
- Để đạt những mục tiêu này, công ty TNHH Mùa Xuân sẽ:
+ Xây dựng, áp dụng và duy trì một kế hoạch quản lý an toàn nhằm giảm thiểu các rủi ro đến an toàn và sức khỏe của người lao động.
+ Thiết lập, thực hiện qui trình an toàn dựa trên các tiêu chuẩn, chính sách về an toàn của pháp luật Việt Nam và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn này một cách thường xuyên.
+ Liên tục cải thiện các tiêu chí về an toàn lao động để đảm bảo các mục tiêu, định hướng này phù hợp với hoạt động của công ty
+ Động viên tất cả nhân viên tham gia thực hiện chính sách này; đồng thời hướng dẫn, đào tạo và giám sát đầy đủ, hợp lý để mọi nhân viên và các cá nhân khác làm việc hiệu quả và luôn ý thức về an toàn.
+ Xem xét, đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thông qua các báo cáo sự cố xảy ra, khảo sát thái độ nhân viên, chương trình huấn luyện, đào tạo về an toàn
- Tất cả nhân viên phải thực hiện nghiêm túc mọi công việc cần thiết nhằm thỏa mãn yêu cầu của chính sách này.
3.2.2 Nội quy an toàn lao động:
- Nghiêm cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi, trước khi người lao động vào làm việc phải được học tập và hướng dẫn về an toàn lao động, có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế cấp. Chấp hành nghiêm nội quy làm việc của công ty đề ra.
- Người lao động phải sử dụng thành thạo và bảo quản đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ cứng, giầy, ủng, kính trắng, kính lọc sáng, găng tay. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động.
- Phải chấp hành sự chỉ đạo, phân công của cán bộ kỹ thuật và chỉ huy công trường. Không được tuỳ tiện sử dụng vận hành máy móc thiết bị. Các máy móc, thiết bị trên công trường phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, có nội quy sử dụng máy và được đặt tại vị trí quy định.
- Toàn bộ mạng điện trên công trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, thuận tiện cho người sử dụng.
- Công trình thi công phải chấp hành nghiêm các biện pháp thi công bảo đảm an toàn và