Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 20 - 24)

III. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng

2.1. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Cho vay tiêu dùng với thể loại cho vay với hình thức chủ yếu bằng tiền lương hay thu nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh hưởng đến việc chi trả các món nợ vay. Tùy thuộc vào thu nhập hàng tháng của người lao động cao hay thấp mà họ quyết định thời hạn vay dài hay ngắn nhằm bảo đảm được rằng sau trích thu nhập để trả nợ vay Ngân hàng mỗi tháng, người lao động vẫn còn một khoản tiền đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế thời hạn vay là vấn đề mà hai bên người đi vay và ngân hàng phải quan tâm. Đối với NHNO & PTNT to Đà Nẵng thì cho vay tiêu dùng được chia ra làm hai thời hạn : ngắn hạn và trung, dài hạn. Trên thực tế các món vay thường là ngắn hạn và trung hạn một phần nhỏ các món vay nằm ở dài hạn (thường là các món vay có giá trị lớn và có tài sản thế chấp).

Ta có thể xem xét hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua bảng sau :

Bảng 5: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay.

Đvt : (triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh

Số tiền TT(%) Số tiền TT Số tiền TT(%)

1. Doanh

số cho vay 2.944.980 100 3.927.290 100 982.310 33,35

Ngắn hạn 677.420 23 812.950 20,7 135.530 20,0

Trung, dài

hạn 2.267.560 77,0 3.114.340 79,3 846.780 37,3

2. Doanh

số thu Nợ 2.491.410 100 3.443.090 100 951.680 38,2

Ngắn hạn 314.910 12,64 364.970 10,6 500.600 15,9

Trung, dài

hạn 2.176.500 87,36 3.078.120 89,4 901.620 41,42

3. Dư Nợ

bình quân 2.058.900 100 1.582.580 100 -476.320 -23,13 Ngắn hạn 617.670 30,0 3.545.000 22,4 -263.170 -42,6 Trung, dài

hạn 1.441.230 70,0 1.228.080 77,6 -2.131.500 -14,79 4. Nợ quá

hạn BQ 4.820 1.000 2.900 100 -2020 -41,9

Ngắn hạn 1.050 21,80 5.700 19,5 -480 -45,7

Trung, dài

hạn 3.770 78,2 2.330 81,5 -1440 -38,2

5. Tỷ lệ Nợ

QH (%) 0,20 0,180 -0,0200

Ngắn hạn 0,170 0,160 -0,010

Trung,dài

hạn 0,260 0,190 -0,070

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng khá cao, đến hơn 70% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và có gia tăng tỉ trọng tổng qui mô cho vay sau hai năm. Nếu năm 2019 nó chiếm 70% thì năm 2020 nó tăng lên 77,6% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Trong năm 2020, sự gia tăng của doanh số cho vay chủ yếu nằm trong các khoản vay trung dài hạn, tăng 84.678 triệu đồng, tỉ lệ tăng 37,3% và doanh số cho vay đạt được 396.112 triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy trong năm 2020 có sự chuyển hướng vay ngắn

hạn sang vay trung và dài hạn. Có tình hình trên là do trong năm 2020 nhu cầu vay tăng trong khi đó thu nhập còn ở mức vừa phải nên họ chọn vay với thời hạn dài để chủ động hơn cho việc trả nợ một phần đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hằng ngày. Mặt khác, một khi nền kinh tế phát triển người dân lại có nhu cầu vay những khoản tiền lớnđể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Nhưng trong thời gian ngắn họ không đủ khả năng để huy động, việc huy động đủ số tiền cần thiết cần phải có thời gian. Ngoài ra khách hàng có xu hướng vau với thời gian dài để chia nhỏ món nợ vay trả theo định kỳ để tránh áp lực về nợ nần thay vì trả một lần vào cuối thời hạn vay trong vay ngắn hạn. Đối với Ngân hàng cho vau trung, dài hạn sẽ thu được nợ gốc và lãi định kỳ do đó tăng được số vòng quay của đồng vốn. Tuy nhiên, tăng cho vay trung, dài hạn đối với Ngân hàng cũng đồng nghĩa với gia tăng rủi ro vì thời hạn cho vay càng dài rủi ro càng cao.

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng khá, tỉ lệ tăng 38,2% tương đương với 95.168 triệu đồng. Trong đó doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng 90.162 triệu đồng và doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 5.006 triệu đồng.

Nhìn chung cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Đà Nẵng thì cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất, do đó tỉ trọng về doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng cao cũng là điều dễ hiểu. Năm 2020, doanh số thu nợ ngắn hạn, trung dài hạn đều tăng thể hiện công tác thu nợ tiến triển theo chiều hướng khả quan. Tuy nhiên, nếu so với doanh số cho vay ta thấy có sự chênh lệch lớn về tỉ trọng, nếu như tỉ trọng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm từ 20,7% đến 23% thì trong doanh số thu nợ con số này chỉ có tư 10,6% đến 12,4% ,còn đối với thời hạn vay trung dài hạn thì ngược lại. Điều này cho thấy cho vay với thời hạn dài thì việc thu hồi nợ sẽ đạt kết quả tốt hơn do việc thu nợ gốc và lãi theo kỳ hạn. Còn đối với cho vay theo thời hạn ngắn thưòng thì việc thanh toán nợ gốc và lãi một lần vào cuối thời hạn nên để có khoản thu này thì phải cần thời gian dài hơn.

Như phân tích ở trên cho thấy, doanh số cho vay đối với các món vay ngắn hạn giảm trong khi đó doanh số cho vay đối với v\các món vay trung đài hạn lại tăng lên. Vì thế tỉ trọng về dư nợ bình quân theo thời hạn vay qua các năm cũng thay đổi theo. Cụ thể dư nợ bình quân trong năm 2020 trong cho vay ngắn hạn

chiếm 22,4% nhưng trong năm 2020 chiếm 30%. Trong khi dư nợ bình quân trong cho vay trung, dài hạn năm 2020 chiếm 77,6% cao hơn năm 2020, chỉ chiếm 70%. Mặc dù cùng với sự sụt giảm chung của dư nợ bình quân cho vay tiêu dung nhưng ta vẫn thấy qui mô dư nợ bình quân của cho vay trung, dài hạn vẫn có mưc giảm chậm hơn mức giảm dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng, điều này khẳng định cho vay ttrung dài hạn vẫn chiếm ưu thế trong cho vay tiêu dùng.

Đóng góp vào sự gia tăng doanh số thu nợ, trong hai năm qua nợ quá hạn đã giảm xuống rỏ rệt ở các thời hạn vay. Trong năm2020, cho vay ngắn hạn có nợ quá hạn bình quân là 57 triệu đồng chiếm 19,5% trong tổng nợ quá hạn bình quân cho vay tiêu dùng, nó giảm mạnh so với năm 2019 , giảm 48 triệu đồng, tỉ lệ giảm là 47,7%. Đồng thời cho vay trung, dài hạn nợ quá hạn bình quân cũng giảm từ 377 triệu đồng năm 2019 xuống còn 233 triệu đồng năm 2020. có được kết quả như trên là do sự chỉ đạo nhiệt tình của BGĐ Ngân hàng N0&PTNT Thành phố Đà Nẵng cũng như sự nỗ lực hết mình của các CBTD, thường xuyên rà soát các món vay, đôn đốc nhăc nợ khách hàng nên nợ quá hạn đã giảm mạnh.

Tuy nhiên không vì tỉ lệ nợ quá hạn giảm mà mà chủ quan, thực tế cho vay tiêu dung tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, dư nợ tiêu dùng không có tài sản đảm bảo chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ, thời gian vay vốn lâu, có nhiều biến động nên đẻ thu hồi được nợ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ý thức trách nhiệm trả nợ của người vay cũng rất quan trọng.

Mặc dù chỉ tiêu nợ quá hạn bình quân cho thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian qua nhưng nó chỉ là số tuyệt đối. Vì vậy, để đánh giá đúng hơn về dư nợ quá hạn cũng như chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng ở các thời hạn thì ta cần phải xem xét chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn. Năm 2019,tỉ lệ nợ quá hạn bình quân ngắn hạn là :0,17%; trung, dài hạn là:0.26%; đến năm 2020 thì con số này lần lượt là: 0,16% và 0,19%. Với số liệu đó thì không có gì bàn cải cả vì cho vay với thời hạn dài thì rủi ro càng cao do đó dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn lớn. Tuy nhiên, việc tỉ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn lớn một phần do nợ quá hạn của những năm trước để lại và chủ yếu nằm ở đối tượng vay là cán bộ công nhân viên.

Như vậy qua việc phân tích cho vay tiêu dung theo thời hạn yêu cầu đặt ra cho Ngân hàng định hướng thay đổi tỉ trọng trong cho vay theo thời hạn theo hướng tăng tỉ trọng cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay dài hạn ngày càng tăng của công chúng. Tuy nhiên khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện vì nguồn vốn mà Ngân hàng huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn mà Ngân hàng chỉ có thể cho vay trung, dài hạn trong cân đối nhằm đảm bảo cân đối vốn trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà việc khắc phục rủi ro đó trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng còn nhiều trở ngại.

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w