III. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng
4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay tiêu dùng
4.1.1 Thuận lợi
cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động kích cầu cho nền kinh tế - một chủ trương mà chính phủ đã đè ra và đang được tiển khai thực hiện do vậy hình thức tín dụng này được sự quan tâm đúng mức của chính phủ, được sự hỗ ttrợ tích cực của các cơ quan ban ngành, của ngân hàng nông nghiệp thành phố đà nẵng.
Bên cạnh đó tín dụng tiêu dùng đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía do những lợi ích mà nó đem klại cho các bên tham gia. Chính sách, qui chế cho vay có phần thông thoáng hơn tạo thuận lợi chongân hàng tronmg việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ.
Hành lang pháp lí của hoạt đọng ngân hàng ngày càn hoàn thiện, chính phủ và chính quyền địa phương có nhiều chủ trương, giải pháp tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện ổnn định sản xuất kinh doanh qua đó ổn định thu nhập của CB CNVC. Việc ngân hàng nhà nước ban hành công văn số 34/ CV- NHNN ngày 7/1/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trơû cấp và các khoản thu nhập khác được đông đảo CBCNV hoan nghênh , tạo cơ sở cho vay tiêu dùng tăng trưởng. Kể từ đó hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển mạnh , dư nợ đạt 5.775.434 triệu đồng, đến cuối năm 2020 đã phản ánh được điều đó. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã làm phong phú thêm các hình thức tín dụng của ngân hàng, ạo thuận lợi cho CBCNV nhà nước và các tầng lớp dân cư trong cuộc sống và qua đó ngân hàng cũng đã thu được lợi nhuạn từ hoạt động cho vay này.
NHNo &PTNT Đà Nẵng đã từng bước đổi mới phưong pháp điều hành hướng về cơ sở, giao quyền tự chủ kinh doanh cho các chi nhánh thành viên, nâng mức phán quyết cho các chi nhánh để tăng sức cạnh tranh của hệ thống NHNo
Hiện nay, Đà Nẵng vẫn còn đang trong giai đoạn chỉnh trang đô thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiẹn đại hoá đất nước nên nhu cầu xây dựng và sửa chữ nhà ở là khá lớn, nhu cầu vay vẫn tăng. Thu nhập bình quân trên đầu người cuả người dân ở thành phố thuộc loại cao ở miền trung, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng từ đó tạo động lực rthúc đẩy họ đi vay để thoã mãn những tiện ích tối thiểu.
Chính điều này đã tạo thuận lợi cho NHNo Đà Nẵng trong việc mở rộng và phát triển loại hình cho vay này. Ngoài ra tình hình kinh tế và xã hội Đà Nẵng trong những năm qua tương đối ổn dịnh , tạo suqự yên tâm cho ngân hàng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng.
Cho vay tiêu dùng hiện nay được thực hiện theo phương thức trả góp, với đối tượng chủ yếu là CBCNV, do việc trả nợ cũng như laọi hình cho vay này phụ thuộc vaò chính sách tiền lương của cơ quan, doanh nghiệp nơi người vay công tác. Với chế độ tiền lương thích hợp sẽ tạo điều kiện cho người vay mạnh dạn hơn khi tìm đến ngân hàng. Từ năm 2002 nhà nước đã tăng mức lương cơ bản từ 240000 lên 290000 đồng, do đó kích thích người dân mua sắm đồng thời cũng tạo điều kiện cho họ đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên từ năm2020 cũng đã phát triển cho vay tiêu dùng ra ở một số đối tượnglà người kinh doanh buôn bán, họ vay tiêu dùng và trả nợ từ nguồn thu nhập từ kinh doanh.
Nhình chung những lợi ích mà tín dụng dêm lại là rất thiết thực, khônng những đối với ngân hàng mà cả cho khách hàng. Vơi số tiền vay được ngưòi vay giải quyết được những nhu cầu cấp thiết phục vụ sinh hoạt và công tác thay vì phải chờ tích luỹ đủ số tiền đó trong thời gian dài. Có điều kiển trả nợ từ lương và các nguồn thu nhập khác theo phân kì trả nợ hành tháng trong thời hạn nhiều năm, phù hợp với khả năng tài chính của người lao động. Mặc khác loại hình cho vay này càng tác dụng đến kích cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá , đáp ứng được chủ trương nhà nước, góp phàn thực hiện giải pháp kích cầu của chính phủ.
4.1.2. Khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên cho vay tiêu dùng cũng gặp một số khó khăn nhất định. Như ta đã biết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mang tính qui luật, thực tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng các ngân hàng thương mại ngày càng có những biện pháp cạnh tranh gay ghét qua các công cụ quen thuộc như lãi suất, đơn giản hoád các thủ tục đi vay ngay cả những ngân hàng lâu nay hầu như không quan tâm đến việ cho vay trực tiếp các nhân . cho vay đảm bảo bằng lương như Ngân hàng đầu tư, ngân hàng ngoại thuơng, ngân hàng công thương thì nay cũng đã nhập cuộc cho vay tiêu dùng với mức vay cao lên đến 25 triệu đồng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản dẫn đến tâm lí khách hàng mong tìm nguồn vốn rẻ, thái độ phục vụ tốt và như thế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt.
Một đặc điểm đáng quan tâm hơn trong cho vay tiêu dùng đó là món cho vay nhỏ từ đó gay nhiều khó khăn cho CBNH trong khâu thẩm định, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, nhắc nợ vì số lượng khách hàng rất đông . chính điều này gây nên một nhược điểm cơ bản là độ rủi ro cao trong hoạt động cho vay tiêu dùng, nhất là dẫn đến sự quá tải cho cán bộ tín dụng quản lí trực tiếp.
Một hạn chế nữa trong cho vay tiêu dùng là những món vay có sự bảo đảm bằng tài sản thế chấp, ở đây chủ yếu là nhà đất thì các thủ tục liên quan đến nó còn rườm rà và trở ngại khi yêu cầu tài sản này phải có đầy đủ các thủ tục pháp lí cần thiết như không bị tranh chấp, không bị qui hoạch, giải toả, người vay phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu sửí dụng trong khi đó đà Nẵng còn rất nhiều trường hợp chưa được cấp giấy này.
Bên cạnh đó nhũng vấn đề vè thừa kế cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Việc không đảm bảo đúng chữ kí của người thừa kế trên hồ sơ tín dụng do có những trường hợp CBCNV công tác ở Đà Nẵng nhưng người thừa kế ở ngoài địa bàn thành phố làm cho sự rủi ro tăng cao hơn.Hay cho vay tiêu dùng áp dụng biện pháp thu nợ từ tiền lương hàng tháng được thủ trưởng cơ quan xác nhận về thu nhập và cam kết phối hợp trong quá trình thu hồi nợ nhưng một số các đơn vị vân chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình khi nhân
viên chuyển công tác hay nghỉ việc vẫn chưacó sự phối hợp nhịp nhàng giữa đơn vị có người vay và ngân hàng để thu hồi nợ cho nhà nước.
Trong quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng đã xãy ra những trường hợp một khách hàng vay nhiều ngân hàng do đó về lâu dài công tác thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí không thu hồi được nợ. Một nguyên nhân khác gây khó khăn cho ngân hàng đó là hoạy động cho vay tiêu dùng tương đối mới mẻ nên đội ngũ CBTD chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa được trang bị kĩ và còn thiếu nhiều về số lượng dẫn đến quá trình thẩm định xét duyệt cho vay còn hời hợt. Đồng thời việc kiểm tra, đôn đóc việc sử dụng vốn đúng mục đích chưa được thực hiện đầy đủ do số lượng khách hàng vay tiêu dùng lớn và dòi hỏi số lượng CBTD vừa nhiều vừa có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành tốt mà không phải tổ chuqcs tín dụng nào cũng có được.
Về phía người vay, một số cơ quan đơn vị CBCNV muốn vay tiêu dùng nhưng lãnh đạo sợ liên quan trách nhiệm nên không kí xác nhận vay.
Tóm lại, kinh doanh trong cơ chế thị trường rất đa dạng và phức tạp, nếu không thích nghi với những khó khăn thì chắc chắn sẽ không hoà nhập và phát triển được. Vì vậy để khẳng định vị trí của mình ngân hàng càng tranh thủ những thuận lợi mà mình đang có, tìm kiếm những biện pháp để khắc phục các khó khăn vướng mắc, thực hiện thành công những nhiệm vụ của một nhân hàng thương mại.
4.1.3. Những rủi ro tiềm ẩn:
Mặc dù trong năm qua Ngân hàng vẫn còn xuất hiện nợ quá hạn qua các quí, nhưng các khoản nợ này không đáng kể và chiếm tỉ trọng lớn trong loại hình cho vay đảm bảo không bằng tài sản. Các khoản nợ đã được ngân hàng gia hạn nợ. Tuy vậy ngân hàng có thể gặp rủi ro không thu được nợ này. Vậy rủi ro này xuất phát từ đâu?.
- Rủi ro từ khả năng trả nợ của khách hàng: có thể vì lí do khách quan như giảm thu nhập, thất nghiệp do doanh nghiệp nơi công tác của người đó gặp khó khăn trong kinh doanh đã làm cho thu nhập của họ giảm đi hoặc mất thu nhập hoàn toàn.
- Có thể có những rủi ro không thể dự đoán được như ốm đau, tai nạn...làm cho họ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.
- Rủi ro xuất phát từ chủ quan của người đi vay. Trong trường hợp này có thể do khách hàng cố ý không trả nợ. Đây cũng là lí do mà ngân hàng không thể dự đoán được.
Những rủi ro khác như rủi ro giảm giá tài sản khách hàng thế chấp.
PHẦN III.