Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo dình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 28 - 31)

III. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng

2.3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo dình thức đảm bảo

Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng vấn đề đảm bảo tiền vay luôn là vấn đề được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu trước khi hợp đồng vay được thực hiện. Đối với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, NHNO & PTNT thành phố Đà Nẵng đã áp dụng hai hình thức đảm bảo tiền vay: Bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng tín chấp. Hình thức bảo đảm bằng tín chấp được Ngân hàng áp dụng cho những khoản vay nhỏ (tối đa 15 triệu đồng) và thường được áp dụng cho các đối tượng dân cư không thuộc diện đảm bảo bằng tín chấp và mức vốn vay lớn. Để biết được tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo ta xem xét qua bảng sau :

Bảng 7: Bảng phân tích thể hiện tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Đvt : (triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh

Số tiền TT(%) Số tiền TT%) Số tiền TT(%)

1. Doanh số CV 2.944.980 100 3.927.290 100 982.310 33,35

Bảo đảm bằng tài sản 1.781.760 60,70 2.729.470 69,5 947.710 53,2 Bảo đảm bằng tín chấp 1.157.370 39,30 1.197.820 30,5 40.500 3,50 2. Doanh số thu Nợ. 2.491.410 100 3.443.090 100 951.680 38,2 Bảo đảm bằng tài sản. 1.561.620 62,68 2.361.950 68,6 800.330 51,24 Bảo đảm bằng tín chấp. 929.790 37,32 1.081.130 31,40 151.340 16,270 3. Dư Nợ bình quân. 2.058.900 100 1.582.580 100 -476.320 -23,13 Bảo đảm bằng tài sản. 1.253.870 61,59 1.118.890 70,7 -134.980 -8,850 Bảo đảm bằng tín chấp. 805.030 39,41 463.690 29,3 -341.340 -42,4

4. Nợ quá hạn BQ 4.820 100 2.900 100 -2.020 -41,9

Bảo đảm bằng tài sản. 3.250 67,28 2.100 69,6 -1.150 -35,4

Bảo đảm bằng tín chấp. 1.570 32,72 800 27,4 -770 -49,04

5. Tỷ lệ Nợ quá hạn.(%) 0,20 0,180 -0,020

Bảo đảm bằng tài sản. 0,220 0,190 -0,030

Bảo đảm bằng tín chấp. 0,170 0,170 -0,220

Với số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay đối với từng hình thức đảm bảo qua các năm đã có sự thay đổi với những tốc độ tăng giảm đối lập nhau. Trong năm 2019, doanh số cho vay đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng tín chấp đạt 39,30% đến năm 2020 thì giảm xuống 30,5%, còn cho vay có bảo đảm bằng tài sản lại tăng lên, năm 2019 đạt 60,7% đến năm 2020 tăng lên 69,5%. Tình hình này phù hợp với chủ trương chung của Ngân hàng ÍNO &PTNT Thành phố Đà Nẵng, vì qua quá trình thực hiện cho vay theo tinh thần nghị định 178/199/NĐ- CP ban hành về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, cho phép các tổ chức chính phủ có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội cho các hộ gia đình nghèo, và cho vay trên cơ sở các văn bản số 34/CV-NHNN ra ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN ra ngày 28/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép các tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp va các khoản thu nhập khác. Đến nay đã có nhiều trường hợp vay bảo đảm bằng tín chấp ỷ lại, ù lì không chịu trả hết ünợ, nhiều trường hợp người đứng ra ký xác nhận cho nhân viên tai đơn vị mình vay vốn nhưng không có trách nhiệm hợp pháp với Ngân

hàng trong thu nợ, nên nợ quá hạn của đối tượng này chiếm tỉ lệ lớn. Vì vậy, để kịp thời chấn chỉnh lại những vấn đề về quản lí dư nợ tiêu dùng, Ngân hàng có phần chú trọng hơn đến cho vay với đối tượng vay vốn là CBCNV có mức thu nhập ổn định và có khả năng trả được món nợ. Mặt khác, để ràng buộc trách nhiệm, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm trả nợ của người vay tiêu dùng.

Ngân hàng đã mở rộng nhóm đối tượng vay vốn có nguồn thu nhập ổn định kết hợp với việc có tài sản làm bảo đảm cho món vay. Ngoài ra, doanh số cho vay bảo đảm bằng tài sản tăng cho thấy người vay cần vay với số tiền lớn hơn trước đây. Thông thường theo qui định của cho vay tiêu dùng tính theo thu nhập trung bỡnh người vay chỉ cú thể vay từ 10 đến 15 triệu, với sốù tiền vay lớn hơn buộc người vay phải dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho món vay. Những năm gần đây, nhu cầu sửa chữa nhà cửa của người dân Đà Nẵng rất cao, nhất là khi Thành phố giải toả các khu dân cư, chỉnh trang đo thị thì nhu cầu vay tiêu dùng để xây dựng sửa chữa nhà là rất lớn. Với đối tượng nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là thu nhập từ lương và các thu nhập hợp pháp khác của các thành viên trong gia đình.

Cùng với sự biến động doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng biến động theo tỉ lệ tương ứng với chiều hướng tương đối tốt. Năm 2020 doanh số thu nợ đối với khách hàng vay bằng hình thức cho vay có đảm bảo bằng tín chấp đạt 108.113 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 31,4% trong tổng doanh số thu nợ, mức độü tăng 15.134 triệu đồng với tỉ lệ tăng 16,27%. Còn đối với khách hàng vay đẩm bảo bằng tài sản thì đạt 236.195 triệu đồng chiếm tỉ trọng 68,6% trong tổng doanh số thu nợ, mức độ tăng 80.033 triệu đồng với tỉ lệ tăng 51,24%. Như vậy cả hai hình thưc cho vay đảm bảo bằng tài sản và bảo đảm bằng tín chấp đều có doanh số thu nợ tăng khá. Điều đó cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng năm qua được thực hiện tốt. Ngoài việc thu các khoản nợ đến hạn, ban lãnh đạo Ngân hàng còn đốc thúc CBTD rà soát các mòn nợ còn tồn đọng (chủ yếu nằm ở hình thức cho bảo đảm bằng tài sản) từ các năm trước để lên kế hoạch thu nợ, việc thu nợ cũng được giao khoán đến từng CBTD. Mặt khác, tăng doanh số cho vay có tài sản đảm bảo cũng đồng nghĩa việc thu nợ được thuận lợi hơn vì người vay có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc trả nợ.

Song song với hai chỉ tiêu trên, dư nợ bình quân; nợ quá hạn bình quân và tỉ lệ nợ quá hạn bình quân cũng biến chuyển theo chiều hướng tốt. Dư nợ bình quân đối với hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản năm 2020 đạt 111.889 triệu đồng chiếm tỉ trọng 70,7%(tăng hơn so với năm 2019 chỉ đạt 125.387 triệu đồng,

chiếm tỉ trọng 61,59%), mức độ giảm 13.498 triệu đồng,tỉ lệ giảm 8,85%; còn đối với hình thức cho vay bảo đảm bằng tín chấp năm 2019 đạt 80.503 triệu đồng,nhưng đến năm 2020 giảm còn 46.369 triệu đồng chiếm tỉ trọng 29,3%, với tỉ lệ giảm 42,4 %, mức độ giảm 34.134 triệu đồng. Dư nợ bình quân cả hai hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng tín chấp đều giảm mạnh, trong đó hình thức cho vay có bảo đảm bằng tín chấp giảm nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ quyết tâm của Ngân hàng trong việc chấn chỉnh công tác cho vay tiêu dùng nhằm hạn chế dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên do thắt chặc trong bảo đảm tiền vay nên làm cho dư nợ cho vay có taì sản bảo đảm cũng giảm mạnh.

Nhờ rút kinh nghiệm từ các năm trước Ngân hàng áp dụng các hình thứ nhằm hạn chế nợ quá hạn bằng việc thường xuyên rà soát tất cả các món nợ, đôn đốc nhắc nợ khách hàng nên nợ quá hạn đẫ giảm mạnh trong các hình thức cho vay. Cụ thể cho vay hình thức đảm bảo bằng tín chấp với mức độ giảm 77 triệu đồng,tỉ lệ giảm 49,04%; còn đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản thì nợ quá hạn bình quân giảm 115 triệu đồng, với tỉ lệ giảm 35,4%. Đây là trạng thái tốt, Ngân hàng phải duy trì và nâng cao hơn hết công tác thu nợ để giảm nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể thực hiện đựợc.

Tỉ lệ Nợ quá hạn bình quân giảm mạnh đã góp phần đáng kể vào việc giảm tỉ lệ nợ quá hạn bình quân. Vì theo phân tích ở trên cho thấy, nợ quá hạn bình quân có tỉ lệ giảm nhanh hơn dư nợ bình quân mà tỉ lệ nợ quá hạn bình quân là tỉ lệ giữa chúng. Trong đó, đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản giảm 0,03 triệu đồng, còn bằng tín chấp giảm 0,22 triệu đồng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng được nâng lên rỏ rệt, đóng góp hiệu quả kinh doanh chung của Ngân hàng.

Tóm lai, thông qua phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo cho thấy trong năm qua Ngân hàng đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Thực hiện các chủ trương đề ra, thu nợ tăng cao, nợ quá hạn hạn chế, dư nợ bình quân tăng trưởng hợp lí. Tuy nhiên, với chủ trương tăng khả năng đảm bảo khả năng vốn vay ngân hàng đã hạn chế tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay làm giảm thu nhập Ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w