III. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng
2.4. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay
Đối tượng vay tiêu dùng có nhiều nhưng có thể phân chia thành các đối tượng chính là: cán bộ công nhân viên Nhà nước (CBCNV Nhà nước); cán bộ công nhân viên doanh nghiệp(CB CNV Doanh nghiệp); cán bộ hưu trí và hộ gia đình khác.
Bảng 8: Bảng thể hiện tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay.
Đvt: (triệu đồng).
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tl(%) 1. Doanh số cho vay 2.944.980 100 3.927.290 100 982.310 33,35 - CBCNV Nhà nước . 1.079.620 36,36 1.076.070 27,4 -3.350 -0,3
- CBCNVDoanh nghiêp 831.660 28,24 824.730 21,0 -6.920 -0,83
- Hưu trí. 1.118.680 4,03 79.330 4,02 -39.340 -33,15
- HGĐ, cá thể khác. 915.000 31,07 1.868.600 49,78 903.600 98,75 2. Doanh số thu nợ. 2.491.440 100 3.443.090 100 951.680 38,2 - CBCNV Nhà nước . 937.270 37,62 1.294.600 37,6 357.330 38,12 - CBCNVdoanh nghiệp 675.670 27,12 933.070 27,10 257.400 38,0
- Hưu trí. 69.760 2,8 97.090 2,82 27.330 39,16
- HGĐ, cá thể khác. 808.710 32,46 1.118.310 32,48 309.600 38,28 3. Dư nợ bình quân. 2.058.900 100 1.582.580 100 -476.320 -23,13 - CBCNV Nhà nước . 766.430 37,24 474.770 30,0 -291.650 -38,05 - CBCNVdoanh nghiệp 500.950 24,33 337.080 21,3 -163.860 -32,7
- Hưu trí. 683.550 3,32 50.640 3,2 -632.900 -92,6
- HGĐ, cá thể khác. 722.880 35,11 720.770 45,5 -2.800 -0,39
4. Nợ QHBQ 4.820 100 2.900 100 -2.020 -41,9
- CBCNV Nhà nước . 1.980 41,13 1.030 35,5 -950 -41,0
- CBCNVdoanh nghiệp 1.220 25,36 880 23,4 -540 -27,3
- Hưu trí. 180 3,65 90 3,16 -80 -49,0
- HGĐ, cá thể khác. 1.440 29,86 1.100 37,04 -340 -23,6
5. Tỉ lệ NQHBQ(%) 0,20 0,180 -0,020
- CBCNV Nhà nước . 0,260 0,220 -0,040
- CBCNVdoanh nghiệp 0,240 0,200 -0,010
- Hưu trí. 0,20 0,150 0,050
- HGĐ, cá thể khác. 0,0260 0,180 0,1540
Thông qua số liệu trên cho thây doanh số cho vay với tưng đối tượng khách hàng biến động rất khác nhau. Đầu tiên phải kể đến sự sụt giảm doanh số cho vay với đối tượng là CB CNV nhà nước, giảm 335 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tỉ lệ giảm là 0,3%, tiếp theo là đối tượng CB CNV Doanh nghiệp giảm 0,83%, hưu trí 33,15 % và riêng đối với hộ gia đình ,cá thể khác tăng mạnh 98,75%. Có tình hình trên là do có sự thay đổi trong chủ trương cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Những năm trước đây, sau khi các văn bản hướng dẫn cho CB CNV vay tiêu dùng bảo đảm bằng tín chấp ra đời thì hành lang pháp lí thông thoáng, các Ngân hàng ra sức thu hút CBCNV vay vốn nên đã đẩy dư nợ cho vay lên quá cao gây quá tải cho cán bộ tín dụng trong việc quản lí các món vay. Mặt khác, đã có không ít trường hợp không thu được nợ do người đứng ra kí xác nhận cho nhân viên vay vốn nhưng không có trách nhiệm. Vì thế, buộc Ngân hàng phải chấn chỉnh lại công tác cho vay tiêu dùng, cho vay có chọn lựa. Cụ thể,
trong năm âu chỉ quan tâm mở rộng cho vay tiêu dùng đối với CB CNV công tác ở cơ quan nhà nước có nguồn thu nhập ổn định từ lương hàng tháng và cho vay theo hình thức thế chấp tài sản. Điều đó làm cho doanh số cho vay tiêu dùng của đối tượng công nhân viên sụt giảm. Việc tăng mạnh doanh số cho vay đối với đối tượng hộ gia đình, các cá thể khác cũng không ngoài lí do trên vì đối tượng nay vay vốn phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác tro ng năm qua tình hình kinh tế tăng khá cùng với việc chỉnh trang đô thị của thành phố nên nhu cầu vay vốn của hộ gia đình để xây,sửa nhà tăng cao. Chưa thể đánh giá sự sụt giảm doanh số cho vay của đối tượng hưu trí vì đối tượng này còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cho vay, nhu cầu vay thường không ổn định. Tóm lai, sự biến động của doanh số cho vay tiêu dùng đã theo đúng chủ trương của Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng tốt hay không tốt, không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực trong việc gia tăng doanh số cho vay của Ngân hàng mà còn phụ thuộc ít nhiều vào việc thu nợ cũng như ý thức trả nợ của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh số thu nợ với đối tượng là thu nợ đối với CB CNV nhà nước. Đối tượng thuộc nhóm này thu nhập không cao nhưng mang tính ổn định, họ cũng ý thức trong việc trả nợ nên tình hình thu hồi nợ của CB TD có phần thuận lợi hơn. Năm 2019 thu nợ của đối tượng này đạt 93.727 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 37,62%, sang năm 2020 đạt 129.460 triệu đồng trong tổng doang số thu nợ chiếm tỉ trọng 37,6%; so với năm trước mức độ tăng 35.733 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,12%.
Doanh số thu nợ đối với các CB CNV doanh nghiệp cũng gia tăng. Năm 2020, doanh số thu nợ 93.307 triệu đồng tăng hơn so với năm 2019 25.740 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 38%. Tỉ trọng doanh số thu nợ của các đối tượng này trong tổng doanh số thu nợ năm 2019 là 27,12% sang năm 2020 chiếm 27,10%, giảm không đáng kể. Do trong thời gian qua doanh số cho vay của các đối tượng này chưa cao so với mặt bằng chung của các đối tượng vay vốn tiêu dùngbnên doanh số thu nợ còn thấp là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây, với chủ trương chung của nhà nước, xu hướng thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp đang tiếp tục được đẩy mạnh, những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả buộc phải giải
toả hoặc xác nhập. Vì lẽ đó nên các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó thu nhập của người lao động dần dần được cải tiến. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nay ngân hàng NO&
PTNT thành phố Đà Nẵng luôn áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu.
Thông thường CBCNV các doanh nghiệp khi vay tiêu dùng sẽ lên một danh sách với số tiên cần vay được sự bảo lãnh của thủ trưởng đơn vj, hàng tháng họ sẽ trả nợ bằng cách trích từ tiền lương của mình một khoản nhất định, đơn vị sẽ cử một người đại diện(thông thường là thủ quỹ) mang đến ngân hàng nộp. Điều này tạo thuận lợi cho cả ngân hàng lẫn khách hang, khách hàng không phải đến trực tiếp trả nợ phải chờ đợi lâu mất thời gian. Phía ngân hàng cũng yên tân trong việc thu nợ. Các đợ vị điển hình như công ty nhựa Đà nẵng, xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản số10, công ty gạch đồng tâm...ngoài ra việc thu nợ tập thể này cò giup ngân hàng và đơn vị có CBCNV vay vốn kiểm tra thường xuyên các trường hợp nghỉ việc...Từ đó cho thấy thu nợ tập thể sẽ làm giảm áp lực quản lí từng món vay lẻ tẻ cho CBTD.
Nhìn chung doanh số thu nợ của các đối tượng khách hàng đều tăng. Trong thời gian qua Ngân hàng ÍNO &PTNT Thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh cho vay với đối tượng hộ gia đình, các cá thể khác có bảo đảm bằng tài sản thế chấp nên doanh số thu nợ của các đối tượng nay cũng tăng lên. Năm 2019 doanh số thu nợ đạt 80.871 triệu đồng chiếm tit trọng 32,46%, đến năm 2020 thì doanh số thu nợ đạt 111.831 triệu đồng trong tổng doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng 32,28% ; mức độ tăng 30.960 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 38,28%. Đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình cá thể khác do thu nhập hàng tháng không ổn định nên những tháng có thu nhập cao thì họ trả một lần 2 hoặc 3 tháng, phòng những tháng khác không trả được nợ.
Ngược lại, với chỉ tiêu doanh số thu nợ ,chỉ tiêu dư nợ bình quân theo đối tượng vay tiêu dùng giảm mạnh. Với số liệu từ bản cho thấy đối tượng là CB CNV nhà nước giảm mạnh so với sự sụt giảm chung của dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng: năm 2019 là 76.643 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 37,24%, năm 2020 là 47.477 triệu đồng chiếm tỉ trọng 30% mức độ giảm 29.165 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 38,05%.Có tình hình đó cũng bắt nguồn từ đặc điểm chovay
đối với đối tượng này.Do những món vay của đối tượng này có giá trị nhỏ nhưng tập trung với số lượng lớn dẫn đến quá tải cho CBTD do đó để xãy ra nợ quá hạn đây là rào cản cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ cho vay này. Vì thế, để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vaytiêu dùng Ngân hàng thực hiệm hạn chế dư nợ cho vay kết hợp với tổ chức thu nợ, ta thấy có thể thấy rỏ điều đó ở trên khi doanh số cho vay giảm trong khi đó doanh số thu nợ tăng.
Cũng không khác gì đối với CB CNV nhà nước, đối tượng CB CNV doanh nghiệp cũng có dư nợ cho vay giảm mạnh. Tuy là đối tượng phân chia theo hai đối tương khác nhau nhưng hai đối tượn này vay vốn đượ ngân hàng áp dụng thủ tục cho vay giống nhau, nhưng CB CNV bên doanh nghiệp được Ngân hàng xem xét trước khi cho vay chặc chẽ hơn. Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng đối tượng này năm 2020 so với năm 2019 giảm 16.386 triệu đồng về số tuyệt đối tương ưng với tỉ lệ giảm 32,7%. Măc dù đây là mức giảm tương đối mạnh nhưng so với CB CNV nhà nước nó vẫn thấp hơn. Điều đó cho thấy ,mặc dù thực hiện chủ trương giảm dư nợ cho vay đối với CB CNV nhưng Ngân hàng vẫn chú trọng cho vay CB CNV làm việc trong các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thu nhập của can bộ làm việc tại đó cao và ổn định.
Năm qua, dư nợ bình quân cho vay hộ gia đình, cá thể khác cũng giảm, tỉ lệ giảm0,39% về số tuyệt đối giảm 280 triệu đồng. Nhìn vao bảng ta có thể thấy, mặc du giảm nhưng tỉ trọng dư nợ thì tăng. Điều đó cũng để hiẻu khi mà năm qua Ngân hàng thắt chặt hơn trong việc thực hiện quy trình cho vay, coi trọng hơn đến đảm bảo tiền vay làm cho dư nợ cho vay giảm.
Trong năm qua, tình hình nợ quá hạn cũng diễn biến theo chiều hướng khả quan. Nợ quá hạn bình quân của các đối tượng đều giảm: đối tượng CB CNV nhà nước giảm 95 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tỉ lệ giảm48,0%; CB CNV Doanh nghiệp giảm với tỉ lệ 27,3%; hưu trí thì49,0% và hộ gia đình cá thể khác 23,6%. Có được kết quả đó là nhờ công tác thu nợ đạt kết quả tốt nên đã làm giảm mạnh nợ quá hạn. Mặt khác, tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố năm qua có bước phát triển vượt bậc, tốc đọ tăng trưởng khá nên thu nhập của mọi tầng lớp người dân cũng tăng mạnh nên việc trả nợ của họ không mấy khó
khăn. Thu nhập của họ vẫn đảm bảo cho cuộc sống hằng ngày sau khi trả nợ định kì cho Ngân hàng.
Cùng với sự sụt giảm dư nợ bình quân, chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn bình quân cũng ở trạng thái tốt. Tỉ lệ nợ quá hạn bình quân ở tất cả các đối tượng đều giảm từ 0,04 đến 0,05%. Chỉ riêng đối với hộ gia đình, cá thể khác tăng 0,154%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của từng đối tưọng vay tiêu dùng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đó cũng là thành công trong quản lí nợ của các cán bộ tín dụng.
Tóm lại, qua phân tích cho vay tiêu dùng theo đối tượng , ta nhân thấy đối tượng chính của cho vay tiêu dùng là CB CNV có tỉ trọng ngày càng giảm. Ngân hàng ngày càng quan tâm mở rộng cho vay đối tượng hộ gia đình, các cá thể khác. Tình hình đó xuất phát từ thực tế cho vay tiêu dùng từ những năm trước.
3. Phân tích kết quả của họat động cho vay tiêu dùng.