Một số biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thành phố Đà N?õng

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 45 - 52)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

II. Một số biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thành phố Đà N?õng

1. Biện pháp nhằm mở rộng doanh số cho vay tiêu dùng.

1.1 Mở rộng cho vay tiêu dùng vào các đối tượng là nhóm khách hàng có thu nhập cao, ổn định để mở rộng doanh số cho vay.

Dựa trên những đặc điểm chung của các đối tượng vay tiêu dùng, có thể chia ra làm hai đối tượng đó là:

- Nhóm những người lao động có thu nhập trung bình, mức vốn vay tương đối thấp và trình độ giới hạn.

- Nhóm người có thu nhập khá, ổn định với một trình độ học vấn nhất định. Làm việc trong các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh, hoạt động hiệu quả. Đối tượng này có nhu cầu cho cuộc sống tương đối cao, đây là đối tượng cần hướng đến. Do quỹ tài chính của họ không hình thành một lúc với nhu cầu mà thường là được hình thành dần sau đó, vì thế mà họ cần đến ngân hàng với vai trò là người cung ứng trước quỹ tài chính cho họ mà họ sẽ có tương lai.

- Đây là nhóm đối tượng đầy tiềm năng trng tương lai, chính vì ở họ có thu nhập cao , ổn định. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định để cho vay. Hơn thế nữa, đối tượng này có một trình độ học vấn nhất định nên có ý thức trách nhiệm của mình đối với món nợ mà mình đã vay, từ đó dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Đối ngân hàng việc giao diạch với họ dễ dàng hơn, nếu như giữa họ với ngân hàng có xãy ra

hiểu nhầm thì sẽ dễ dàng hơn cho ngân hàng khi giải quyết. Trong khi đó những người ít có trình độn học vấn thì khi có một vấn đề về nghiệp vụ thì ngân hàng còn phải tốn nhiều công sức hơn để giải thích.

1.2 Tiếp tục mở rộng cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng tại doanh nghiệp cơ quan đơn vị mà ngân hàng đã thiết lập quan hệ, trong đó lựa chon những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Đà Nẵng là một trong những thành viên của Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam., một ngân hàng có lịch sử tồn tại lâu đời là người bạn đồng hành của nhân dân lao động.

Hơn nữa nó là một ngân hàng có hệ thống nhiều cấp vươn rộng đến các xã, phường. Lợi thế đó đã tạo cho ngân hàng có mối quan hệ ngày càng mở rộng với các cơ quan, dơn vị đóng trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng. Cụ thể là những cơ quan MOBIPHONE, Bưu chính viễn thông, hàng không...

Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng của mình. Do đặc điểm của loại hình cho vay tiêu dùng nên việc tăng dư nợ của loại hình này chịu một phần ảnh hưởng của sự hợp tác của ban lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị vì sau khi có sự xác nhân của ban lãnh đạo ngân hàng mới có thể tiến hành cho vay đối với các cab bộ nhân viên làm việc tại đơn vị này. Tuy nhiên ngân hàng cần phải xem xét thận trọng để loại ra khỏi danh sách cho vay vốn đối với CBNV làm việc trong những đơn vị làm ăn không hiệu quả trước khi quyết định cho vay. Có thể phân loại các đơn vị mà ngân hàng có quan hệ theo thứ tự từ tốt đến xấu theo bảng chữ cái A.B.C... hoặc theo thứ tự nào đó để có ứng xử phù hợp.

1.3 Đa dạng hoá hình thức cho vay:

Tín dụng tiêu dùng là hình thứcc tín dụng cần thiết không những đối với ngân hàng, dân chúng mà cả đối với chính phủ đặc biệt là hiện nay chủ trương kích cầu được đề ra nhằm nâng cao mức sống của người dân, qua đó từng bước đưa đất nước phát triển đi lên. Riêng đối ngân hàng qua việc thực hiện hoạt động cho vay này Ngân hàng sẽ có thêm một khoản thu nhập.

Trong thời gian qua cho vay tiêu dùng chủ yếu được thực hiện dưới hình thức trực tiếp tức người vay trực tiếp đến ngân hàng xin vay vốn cũng như trả nợ. Để mở rộng doanh số cho vay của nghiệp vụ này bên cạnh cho vay trực tiếp, Ngân hàng cần tăng cường cấp tín dụng gián tiếp thông qua một người thứ ba ở đây có thể là các đơn vị bán hàng. Quy trình này giống như quy trình cho vay tiêu dùng nhưng khác ở:

- Danh sách khách hàng do tổ nắm giữ.

- Khi nhân tiền thì khách hàng nhận trực tiếp để tránh tình trạng phân phối vốn không đúng.

- Khi trả nợ thì thông qua tổ. Tổ có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.

Hoặc cho vay ngoài đảm bảo trả nợ bằng tiền lương thì kem theo việc đảm bảo bằng tài sản thế chấp, điều này làm cho khách hàng có thể vay với lượng tiền lớn hơn và cũng phải có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ. Trong thực tế, năm 2020 doanh số cho vay tiêu dùng đối với những đối tượng có tài sản thế chấp đã tăng mạnh, nó cho thấy ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu và tâm lí của người dân. Tóm lại ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách khách hàng cho phù hợp trong đó hướng tới nhiều khách hàng, đề cập đến những mặt lợi ích của khách hàng.

2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Đà Nẵng.

2.1 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

Càng ngày vai trò của thông tin tín dụng ngày càng quan trọng, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, việc quản lí tín dụng xét cho cùng chỉ là việc thu nhập và xử lí thông tin, nếu thu nhập càng đầy đủ, càng chính xác thì các quyết định quản lí càng hiệu quả. Vì vậy ngân hàng cần có hướng giải quyết thông tin khách hàng để có được những quyết định đúng đắn trong qúa trình thẩm định cho vay.

Ngân hàng cần chú trọng thu nhập xử lí và lưu giữ thông tin một cách đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu công việc. Những thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ khách hàng, trình độ học vấn, đạo đức, tài sản hiện cócủa gia đình, đối tượng xin vay vốn, mức thu nhập bình quân và một số tình hình khác. Các thông tin cần phải được cập nhật và xử lí và lưu giữ lâu dài trên máy vi tính theo một chương

trình riêng, vừa phục vụ công tác quản lí ngay tại chỗ vừa đáp ứng đựoc nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của công tác tín dụng trong cơ chế thị trường.

2.2 Chọn và phân loại khách hàng.

Lựa chọn khách hàng là khâu đầu tiên mà ngân hàng phải thực hiện. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao tín dụng và hạn chế rủi ro.

Lâu nay trong thực tế thường xuất hiện tình trạng là khách hàng lựa chọn ngân hàng, ngân hàng cần thực hiện quan hệ tín dụng đối với hầu hết khách hàng đến với mình. Thực ra đây phải là quan hệ hai chiều, khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng lựa chọn khách hàng. Khi lựa chọn khách hàng trong cho vay tiêu dùng cần chú ý đến nếu là doanh nghiệp thì những đơn vị này phải kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trên thương trường, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động, quyết định đến việc trả nợ cho ngân hàng. Đối với những khách hàng vay thế chấp thì ngoài tài sản đảm bảo phải chú trọng đến thu nhập của họ, không nên đặt quá nặng về tài sản mà quên mất nguồn thu nhập từ đâu để trả nợ cho ngân hàng.

2.3 Thu nhập thông tin khi thẩm định.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, làm giảm chất lượng tín dụng là do thiếu thông tin về khách hàng trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay , quá trình phân tích và xử lí thông tin về khách hàng vay vốn làm cơ sở quyết định cho vay hay không cho vay. Đặc biệt tong điều kiện ngày nay khi nhu cầu mở rộng và tăng trưởng tín dụng ngày càng cao , quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thì nhu cầu về thông tin tín dụng ngày càng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, bao gồm các thông tin về pháp lí, quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp, khả năng tài chính của khách hàng. Khi việc khai thác và sử dụng thông tin này có hiệu quả sẽ tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng.

Đối với tín dụng tiêu dùng thi việc thu nhập thông tin sẽ khó khăn hơn do qui mô từng món vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng nhiều, mang tính chất riêng lẻ. Trong thực tế khi khách hàng đến vay mà có tài sản bảo đảm thì CBTD chỉ đến xem nhà, kiểm tra tài sản thế chấp, xem nhẹ thậm chí bỏ qua khâu thu nhập những thông tin liên quan khác rất bổ ích cho việc giải quyết một món vay.

Để hạn chế những ssai lầm không đáng mắc phải, CBTD cần chú trọng đến những thông tin : về uy tín cá nhân, mục đích vay vốn, kinh nghiêm nghề nghiệp, những thông tin từ cuộc phỏng vấn trực tiếp người vay, thông tintừ hồ sơ lưu....

2.4. Nâng cao trình độ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho CBTD:

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức luật cho cán bộ ngân hàng là một công việc rất cần thiết phù hợp với yêu cầu của thị tường. Bởi thục tế cho thấy bất cứ thành phần kinh tế nào hoạt động kinh doanh đều theo khuôn khổ pháp luật, dưới sự quản lí của nhà nước.

Hiện nay hoạt động của ngân hàng ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp nên một CBTD muốn hoàn thành tôt công việc của mình thì ngoài kiến thức chuyên môn còn cần đến cả kiến thức về luật. Khi tiến hành xét duyệt cho vay có tài sản thế chấp làm đảm bảo, CBTD ngoài việc xác định giá trị tài sản còn phải xác định tính hợp lí của vật thế chấp và cách quản lí nó có đúng tính pháp lí hay không. Trong thực tế nhũng năm qua ngân hàng đã gặp nhiều trường hợp khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp ở nhiều nhân hàng để được vay nhiều nơi nhưng ngân hàng không phát hiện ra. Trong cho vay tiêu dùng vấn đề về thừa kế, bảo lãnh cũng rất quan trọng. Nắm được kiến thức kết hợp với sự hiểu biết về pháp luật sẽ hạn chế đựoc rủi ro trong kinh doanh và làm lành mạnh chất lương tín dụng của ngân hàng.

3. Biên pháp khắc phục rủi ro.

Như phân tích trên cho thấy đối tượng cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn là CBCNV vì thế hoạt động cho vay tiêu dùng hiện tại chịu ảnh hưởng bởi đối tượng này, vì vậy giải pháp đưa ra ở đây thiên về đối tượng này.

3.1 Đối với trường hợp rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hoặc mất việc làm của người đi vay.

Đề phòng rủi ro trên ngân hàng phải có thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh ở hiện tại cũng như ở tương lai của đon vị nơi mà người đi vay công tác ở đó. Qua đó có thể tránh được những cá nhân vay vốn thuộc đối tượng này đẻ hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cần có biện pháp tạo lập mối quan hệ tôt với người có trách nhiêm của cơ quan đơn

vị trong việc xác nhân cho nhân viên vay vốn. Trong từng trường hợp cụ thể ngân hàng cần có những phương án xử lí như sau:

- Khi thu nhập của người lao độnh giảm sút làm khả năng trả nợ của người đi vay bị ảnh hưởng, cán bộ ngân hàng phải làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, CBTD sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục trả nợ cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống.

- Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của khách hàng là rất thấp chính nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người đi vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng thì CBTD làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện đảm bảo bằng tài sản người như cam kết trong hợp đồng tín dụng: nếu người lao động không có nguồn nào khác thì do quá trình đóng bảo hiểm xã hội trước đó nên khi người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội, đây cũng là nguồn để ngân hàng thu nợ.

3.2 Trong trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn bệnh tật hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn.

Trong trường hợp này tầm quan trọng của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện rỏ nhất, vì họ là những người nắm thông tin đầy đủ nhất về người lao động làm việc trong cơ quan mình, chính vì vậy biên bản thoả thuận giữa ngân hàng và người đại diện đơn vị phải có điều khoản về trách nhiệm của đơn vị trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho ngân hàng để xử li nếu có rủi ro xãy ra.

Nếu người vay bị ốm đau tai nạn ở mức nhẹ thì CBTD không cần điều chỉnh phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính chỉ xãy ra trong một thời gian ngắn nên không ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp xãy ra ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, lao động của người vay trong thời gian dài thì ngân hàng phải có phương án trả nợ cho phù hợp dựa trên thu nhập thực tế của người đi vay.

Cụ thể, tuỳ theo mức độ rủi ro của khách hàng mà ngân hàng gia hạn nợ để tạo điều kiện cho người vay hoàn trả nợ sau thời gian gia hạn. Nếu chết chóc thì buộc ngân hàng phải xử lí theo chế độ tiền lương và thu nhập của họ theo qui chế của ngân hàng

Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại, thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ quỹ bảo hiểm của người đó, ngoài ra các doanh nghiệp còn có các chế độ khác dành riêng cho người lao động chư tiền thưởng chẳng hạn. Đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xãy ra. Ban lãnh đạo đợn vị phải có trách nhiêm khi xác nhận cho nhân viên của mình vay vốn ngân hàng bằng việc thông tin cho ngân hàng về các thông tin rủi ro trên và cùng với ngân hàng giải quyết các rủi ro đó. Lãnh đạo đơn vị có nhân viên vay vốn phải thông tin cho ngân hàng biết về những khoản chế độ mà người vay nhận được khi không may gặp phải tai nạn để từ đó ngân hàng cùng đơn vị đó giải quyết thu nợ. Tuy vào số tiền chế độ mà người vay nhận được Ngân hàng có thể thoả thuận với lãnh đạo cơ quan thu nợ gốc(nếu có thể) hoặc một phần nợ gốc còn lãi coi như ngân hàng chia sẽ một phần rủi ro đó.

3.3 Trường hợp xảy ra rủi ro chủ quan từ phía người đi vay.

_ Trường hợp người đi vay cố tình không trả nợ: đi kèm với hồ sơ vay vốn có sự xác nhận của doanh nghiệp, nên có thêm phần cam kết bắc buộc người đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nếu không sẽ chịu các hình thức xử phạt về lợi ích vật chất tại đơn vị nơi người đó công tác. Lúc này đơn vị với tư cách đại diện chấp nhận cho nhân viên cúa mình vay phải có những quy định cụ thể về việc giải quyết các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng giữa người vay với ngân hàng và dã có sự chấp nhận từ phía người vay, có thể đơn cử các trường hợp xử lí cụ thể như sau:

+ Qui định các cán bộ công nhân viên có tên trong danh sách chay ì, không chịu trả nợ, khi nhận được thông báo của ngân hàng gửi về đơn vị thì sẽ bị cắt thưởng trong tháng đó.

+ Trường hợp nặng hơn, nếu người đó tiếp tục không trả nợ và ngân hàng sẽ gửi giấy báo về nhiều lần thì người đó sẽ bị cắt thi đua của quí hay quả năm đó.

Một phần của tài liệu MỘT số ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG tại NHNoPTNT THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w