Đây là nguyên tắc bắt buộc khi các ngân hàng muốn hạn chế RRTD. Ai cũng biết điều này nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng, đặc biệt là phải thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để thẩm định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về khách hàng vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, ngân hàng BIDV Hậu Giang phải nắm vững thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Để làm tốt vấn đề này, bên cạnh việc thu thập thông tin từ thẩm định thực tế, tất cả mọi khoản vay đều phải khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam, nhất là thông tin lịch sử về quá trình vay vốn của khách hàng, như vậy ít nhất ngân hàng cũng loại ra được những người vay đã có quá trình trả nợ không sòng phẳng. Ngân hàng BIDV Hậu Giang phải thực hiện tốt nguyên tắc không hiểu rõ về khách hàng thì đừng cho vay.
Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng. Ngân hàng BIDV Hậu Giang cần thực hiện phương thức tín dụng trực tiếp, không thông qua trung gian để tránh tình trạng người vay tiền phải trả những khoản chi phí không cần thiết sẽ ảnh hưởng đến dự án vay vốn, làm tăng rủi ro. Thực hiện việc công khai, minh bạch điều kiện và quy trình vay vốn, những thủ tục nào khách hàng phải làm, thủ tục nào ngân hàng làm, những khoản phí nào khách hàng phải nộp để tránh tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cán bộ tín dụng.
Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra RRTD. Tuy nhiên, câu hỏi nên kiểm tra bao nhiêu lần trong năm là đủ thực sự không có lời đáp rõ ràng phù hợp với tất cả các khoản vay, bởi việc kiểm tra sẽ tốn thời gian và chi phí. Do vậy, ngân hàng BIDV Hậu Giang cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như đặc điểm của khách hàng (khách hàng mới hay khách hàng truyền thống), số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng lịch kiểm tra cho phù hợp. Ngoài ra, cũng cần thành lập các đoàn kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những vấn đề mà cán bộ tín dụng không phát hiện ra hoặc cố tình che dấu. Giám đốc và các đối tác có ảnh hưởng khác không được can thiệp, làm sai với qui trình giám sát và cấp tín dụng đã được thiết
lập, đây là một trong những mối lo ngại của nhân viên tín dụng tại BIDV Hậu Giang khi thẩm định các khách hàng có mối quan hệ với Ban lãnh đạo ngân hàng.
Ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của khách hàng
- Xác minh rõ về nhân thân của khách hàng ngay trong quá trình thẩm định.
- Thận trọng với các khách hàng mới nhưng cũng không vì quá tin tưởng những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các nguyên tắc nghiệp vụ.
- Thực hiện hệ thống kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay.
- Ngừng giải ngân hoặc thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu gian dối nào của khách hàng.
Hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Hiện nay theo pháp luật quy định đã giảm nhiều sự can thiệp trực tiếp vào quyết định cho vay, nhưng lại xuất hiện sự sự can thiệp vào quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng. Sự can thiệp này là từ những người có quyền trình duyệt và người quyết định cho vay của ngân hàng. Sự can thiệp này với nhiều lý do như là cần có khách hàng, hoặc một lý do vì cá nhân họ. Vì vậy để hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, ngân hàng BIDV Hậu Giang cần:
- Thiết lập hệ thống kiểm tra độc lập việc thực hiện nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất bởi bộ phận Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ.
- Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về tính xác thực của thông tin nêu ra trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình thẩm định hoặc được phân công theo dõi.
- Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm có chủ ý của cán bộ tín dụng để làm gương cho toàn hệ thống của ngân hàng.
- Luân chuyển cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng, ví dụ : chỉ phụ trách khách hàng tối đa 02 năm, sau đó phải chuyển hồ sơ sang người khác tiếp tục thẩm định và quản lý.
- Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ chứng minhquyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó và tính chân thực hợp lệ của tài sản. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản và thực hiện định giá tài sản đảm bảo.
- Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, ngân hàng nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trường của từng khu vực. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ sở hữu về vị trí, diện tích.
- Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển), quy định nhân viên thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện tài sản được cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, nhân viên thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.
- Yêu cầu cán bộ tín dụng điều chỉnh bổ sung thêm thông tin nêu trong phần thẩm định tài sản đảm bảo hoặc bổ sung thêm các hồ sơ cần thiết để đảm bảo các thông tin trong phần thẩm định tài sản đảm bảo của tờ trình là đầy đủ và chính xác. Ý kiến của người kiểm soát thống nhất hay không thống nhất với cách định giá và mức tối đa của giao dịch tương ứng trên tài sản đảm bảo và các ý kiến bổ sung