Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động này tại các nước :
- Tại Hồng Kông và Hàn Quốc: sử dụng mô hình: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản để đánh giá.
- Tại Ấn Độ: kiểm soát sau, kiểm soát cho vay bất động sản hàng tháng, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng quý.
- Tại Malaysia: kiểm soát sau, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng. - Tại Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý. - Tại Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.
- Tại Chi Lê: Ngân hàng không bị giới hạn dư nợ cho vay. Các cơ quan giám sát sẽ xếp hạng tốt hơn cho các ngân hàng thực hiện tốt đa dạng hóa rủi ro.
- Tại Columbia, Mexico: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát ngân hàng.
- Tại Venezuela: báo cáo hàng tháng, giám sát bằng luật lệ và chỉ thị trực tiếp.
Nhận xét chung về kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng:
- Quản trị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng; chú trọng đến hệ thống thông tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay, khách hàng vay; và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.
- Quản trị rủi ro do việc tập trung tín dụng: hầu hết các nước đều thiết lập giới hạn cho vay ở mức an toàn. Giới hạn này thường dựa vào vốn tự có của ngân hàng với tỷ lệ khống chế ở mức 10% - 40% vốn tự có của ngân hàng như ở Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Venezuela, Mexico… Bên cạnh đó, cũng khống chế tổng dư nợ của các khoản vay lớn chạm ngưỡng không được vượt quá bao nhiêu lần vốn tự có của ngân hàng hay tổng danh mục cho vay.
- Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc trích lập quỹ dự phòng cho các tổn thất tín dụng: cơ sở đặt mức dự phòng bao nhiêu thường căn cứ vào việc phân loại
khoản vay và xếp hạng khách hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều tiến hành phân loại khoản vay thành các mức độ rủi ro từ cao đến thấp bên cạnh việc kết hợp với xếp hạng khách hàng. Từ đó xác định mức trích lập dự phòng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc hỗ trợ và chia sẻ các thông tin tín dụng: hệ thống thông tin tín dụng có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay. Ớ các nước, hệ thống thông tin này thường được tổ chức và quản lý bởi ngân hàng trung ương hay hiệp hội ngân hàng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào việc đóng góp thông tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thông tin báo cáo gồm có thông tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay … Thông tin về thẩm định khách hàng vay vốn thường không được báo cáo.
- Quản trị rủi ro bằng việc giám sát các khoản vay: Phương pháp giám sát tín dụng mà các nước thường áp dụng là sử dụng mô hình: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản, sử dụng biện pháp kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay, chế độ báo cáo hàng tháng hay hàng quý, giám sát hệ số đủ vốn, xếp hạng ngân hàng thực hiện đa dạng hóa rủi ro tốt.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HẬU GIANG