Quy trình tín dụng của ngân hàng BIDV Hậu Giang

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 72 - 74)

Hiện nay, quy trình tín dụng của ngân hàng BIDV Hậu Giang được thực hiện như sau:

* Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, các hồ sơ pháp lý có liên quan khác.

- Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh… Những báo cáo tài chính này phải là của các kỳ gần nhất.

- Phương án sản xuất kinh doanh.

- Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay.

Trong nội dụng này,không chỉ nêu quy trình tín dụng của BIDV mà quan trọng hơn là phải phân tích và chỉ ra được rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở bước nào,hoạt động gì là nhiều nhất.Trên thực tế ngân hàng có thực hiện triệt để ,chặt chẽ mọi hoạt động trong toàn bộ quy trình hay không?Những hoạt động gì?,nội dung gì?có thể chỉ thực hiện qua loa,thiếu chặt chẽ hoặc bỏ qua trên thực tế?

* Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay:

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tài trợ. Nếu như bước thẩm định này làm tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định hồ sơ trên các mặt sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: xem xét khả năng thanh toán, tình hình công nợ và vòng quay vốn lưu động, khả năng trả nợ của khách hàng…

- Tình khả thi và hiệu quả của dự án - Thẩm định tài sản đảm bảo

* Ngân hàng thỏa thuận và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng

Khi quyết định cho vay, ngân hàng cho vay vốn phải ký hợp đồng tín dụng sau đó ký hợp đồng thế chấp, cầm cố dựa trên các nội dung được thỏa thuận bao gồm:

- Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Thời hạn tín dụng: chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn là cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.

- Lãi suất tín dụng: được ngân hàng thỏa thuận với khách hàng phù hợp quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu ngân hàng đồng ý cho vay thì ký hợp đồng tín dụng, lập giấy nhận nợ và phát tiền vay cho khách hàng. Cách giải ngân có thể thực hiện như sau:

- Phát vay bằng tiền mặt

- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đối tác bán hàng cho người đi vay - Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng

* Kiểm tra và xử lý nợ vay

Trong quá trình phát tiền vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu phát hiện những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn, sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ tín dụng báo ngay cho kế toán ngưng ngay việc phát tiền vay và thu hồi nợ trước hạn. Phong tỏa vật tư hàng hóa, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, khởi kiện trước pháp luật.

* Thu nợ gốc và lãi

Ngân hàng tiến hành tính lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Khi sắp đến ngày đáo hạn ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết chuẩn bị tiền để trả nợ cho ngân hàng. Trường hợp đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn.

Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả kháng không thể trả nợ đúng hạn thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ không vượt quá thời hạn tài trợ vốn, khi được gia hạn nợ thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất nợ quá hạn.

* Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH hậu GIANG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)