Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV Hậu Giang
ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) I. Theo thành phần kinh tế 1. Cá nhân 495.713 776.642 1.196.969 280.929 56,67 420.32 7 54,24
2. Tổ chức kinh tế 1.060.660 1.392.078 1.473.458 331.418 31,25 81.380 5,83
II. Theo thời hạn
1. Ngắn hạn 1.216.197 1.677.041 2.160.740 460.844 37,89 483.69
9 28,84
2. Trung và dài hạn 340.176 491.679 509.687 151.503 44,52 18.008 3,66
Tổng dư nợ 1.556.373 2.168.720 2.670.427 612.347 39,34 501.70
7 23,13
(Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2010)
Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ tín dụng của cá nhân 495,713 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ tín dụng của cá nhân là 776,642 tỷ đồng, tăng 280,929 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 56,67%. Bước sang năm 2010 dư nợ tín dụng của cá nhân là 1.196,969 tỷ đồng, tăng 420,327 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 54,24%. Đối với tình hình dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế qua 3 năm tăng trưởng tương đối chậm trong đó năm 2008 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế 1.060,660 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế là 1.392,078 tỷ đồng, tăng 331,418 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 31,25%. Bước sang năm 2010 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế tăng trưởng khá chậm là 1.473,458 tỷ đồng, tăng 81,38 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 5,83%. Nguyên nhân tăng lên về dư nợ của ngân hàng là do từ nguồn vốn huy động được ngân hàng chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để đầu tư cho vay, tập trung vào các dự án khả thi đồng thời mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông ngiệp nông thôn... không ngừng mở rộng quy mô tín dụng.
Ta thấy tình hình dư nợ của BIDV Hậu Giang tăng qua các năm chứng tỏ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng rất tốt, đang từng bước chiếm được thị phần khách hàng của riêng mình. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng nâng cao thì quy mô tín dụng của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của dư nợ thì chi nhánh càng quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi nợ đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng.
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 1.167,239 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 1.172,909 tỷ đồng, tăng 5.670 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 0,49%. Bước sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 1.562,337 tỷ đồng, tăng 389,428 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 33,20%. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Dư nợ trung và dài hạn
Năm 2008 dư nợ trung và dài hạn là 340,176 tỷ đồng; năm 2009 dư nợ trung và dài hạn là 491.679 triệu đồng, tăng 151,503 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 44,52%. Sang năm 2010 dư nợ trung và dài hạn là 509,687 tỷ đồng, tăng 18.008 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 3,36%. Dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của BIDV Hậu Giang vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo thì phải kể đến sự nỗ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình.