Xu hướng phát triển thông tin truyền thông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO ) và đề xuất áp dụng cho việt nam (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG II XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

II.3. Xu hướng phát triển thông tin truyền thông ở Việt Nam

Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp. Trong Quyết định số 32/2012 ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020 đã nêu rõ một số chỉ tiêu phát triển như sau:

- Đến năm 2015:

+ Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15-20 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 - 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40 - 45% dân số;

+ Phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước;

+ Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

+ Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% GDP.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 37/433 - Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 - 25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ người sử dụng Internet 55 - 60%;

+ Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;

+ 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

+ Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15-17 tỷ USD, chiếm khoảng 6-7% GDP.

II.3.2. Xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn. Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Công nghiệp nội dung sẽ từng bước phát triển.

II.3.3. Xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông

ICT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, CPĐT, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và TMĐT, ... Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của ICT. 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá và trung tâm giáo dục cộng đồng có kết nối Internet. 80% dịch vụ hành chính công cơ bản được cung cấp trực tuyến. Trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản được cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến. 90-100% doanh nghiệp ứng dụng ICT vào quản lý, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường. 50-60% doanh nghiệp ứng dụng ICT vào cải tiến, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 25-30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử.

II.3.4. Xu hướng phổ cập Internet và công nghệ thông tin, truyền thông

Đẩy mạnh việc phổ cập điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã trong cả

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 38/433 nước. Đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng, trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng (ngoài bưu điện văn hoá xã và trung tâm giáo dục cộng đồng), 100% số huyện và hầu hết các xã trong các vùng kinh tế trọng điểm được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng. Theo số liệu nghiên cứu mới nhất, cả nước hiện có khoảng 26,8 triệu người, bằng khoảng 31% dân số sử dụng internet, đạt tốc độ gia tăng bình quân trong giai đoạn 2000 - 2010 là 12,03%, đây là tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất trong khu vực.

II.3.5. Xu hướng ứng dụng công nghệ và CNTT trong bưu chính [6]

Công nghệ và công nghệ thông tin đã đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính tại các nước công nghiệp phát triển từ nhiều năm nay.

Trong tương lai, đây vẫn sẽ được coi là lĩnh vực mũi nhọn cần đầu tư để giải phóng sức lao động thủ công, tăng năng suất và tốc độ xử lý – khai thác bưu gửi, đồng thời hợp nhất mọi thông tin phát sinh về khách hàng – sản phẩm, phục vụ công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bưu chính nhiều nước như Đan Mạch, Đức, New Zealand vẫn đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp các hệ thống tự động hoá hiện có và thay thế bằng hệ thống hiện đại hơn, nhanh hơn, như các máy chia thư thế hệ mới, máy CFC (phân loại, lật mặt, xoá tem), các hệ thống OCR/VCS giúp nhận dạng và xử lý ảnh để số hoá thông tin trên bưu gửi, góp phần đẩy nhanh quá trình khai thác. Đối với các hệ thống tự động hoá này, đang có một xu hướng chung là “online hoá” toàn bộ thông tin phát sinh để quản lý trong một cơ sở dữ liệu tập trung nhằm chống thất thoát doanh thu và giúp cho việc điều phối các nguồn lực sản xuất được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Các nhà sản xuất thiết bị lớn như Siemens, Pitney Bowes, Neopost cũng đang đi theo hướng này nhằm đáp ứng nhu cầu của Bưu chính các nước.

Ngoài ra, trong bối cảnh sản lượng thư vật lý trên toàn thế giới đang giảm dần, các nhà sản xuất thiết bị tự động hoá đang lựa chọn giải pháp tích hợp nhiều tính năng trong một để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành cho nhà khai thác, chẳng hạn một máy có thể đồng thời chia chọn cả bưu phẩm và bưu kiện. Đồng thời, xu hướng kết nối đồng bộ các trang thiết bị công nghệ và phần mềm ứng dụng đi kèm vào một cơ sở dữ liệu hợp nhất cũng trở nên ngày càng phổ biến. Chẳng hạn, Bưu chính Áo đang phát triển hệ thống truy tìm – định vị kết hợp với phần mềm, các công nghệ RFID (radio frequency identification), OCR (optical character recognition) và VCS (video coding system) để thu thập và lưu trữ tập trung toàn bộ địa chỉ của các khách hàng, sau đó tính toán lộ trình vận chuyển tối ưu cho bưu kiện và thực hiện chia chọn hoàn toàn tự động.

Song song với xu hướng trên, có một giải pháp khác mới được phát minh và áp

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 39/433 dụng tại hãng chuyển phát TNT (với sự hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị NEC). Đó là tách biệt phần mềm khỏi phần cứng trong quá trình chia chọn, và sử dụng hệ thống ra quyết định độc lập – EDS (external decision system). Trước đây, mỗi lần muốn thêm dịch vụ hoặc tính năng mới trên các hệ thống máy móc cũ, TNT phải thay đổi hoặc bổ sung phần mềm khá tốn kém và vất vả. TNT đã quyết định trích xuất thông tin từ trong máy ra ngoài, và do vậy việc vận hành máy giống như một người quản lý luồng công việc (workflow). Máy vẫn chạy như một máy CFC (phân loại, lật mặt, xoá tem) thông thường, nhưng việc điều khiển các hoạt động và các phép đo sẽ do EDS đảm nhiệm, bằng cách lắp thêm cân điện tử và các camera để cân và nhận diện các bưu gửi đã được chia. EDS sẽ phân tích các kết quả thu được để giúp người quản lý biết liệu mỗi bưu gửi có bị in thiếu cước, quá cước, hay đúng quy định. Công nghệ EDS cũng giúp phân hướng các thư trả lời cho các khách hàng khác nhau, chia và đếm số bưu gửi của mỗi khách hàng cá nhân, sau đó cân và gửi thông tin từ EDS đến hệ thống xuất hoá đơn cho khách hàng. Máy đầu tiên áp dụng EDS được lắp đặt vào tháng 4/2011, và các máy còn lại sẽ được triển khai trước tháng 11/2012.

Tóm lại, về mặt kỹ thuật, các công nghệ hiện đại đang và sẽ được áp dụng tại bưu chính một số nước công nghiệp trên thế giới là:

- Công nghệ tự động hoá:

+ Sử dụng các hệ thống nhúng và bộ điều khiển khả trình (PLC), công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí để tự động hoá quy trình chia chọn bưu gửi.

+ Sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết – hình ảnh – chuyển động để số hoá thông tin khách hàng trên bưu gửi và giám sát trạng thái cho các hệ thống chia chọn tự động.

+ Ứng dụng các hệ thống tích hợp cho tự động hoá quy trình thao tác tại quầy giao dịch.

- Công nghệ thông tin:

+ Sử dụng công nghệ xác định vị trí như GPS – GIS – RFID để xác định thông tin vị trí khách hàng cho xe và nhân viên bưu chính, giám sát phương tiện vận chuyển, và truy tìm – định vị bưu gửi.

+ Sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến như ảo hoá, điện toán đám mây, mạng thế hệ mới (NGN) để hiện đại hoá mạng tin học bưu chính.

+ Ứng dụng phần mềm và công nghệ RFID cho quản lý chất lượng.

+ Ứng dụng phần mềm và các thuật toán tối ưu để quy hoạch mạng khai thác bưu chính và hành trình vận chuyển của xe bưu chính.

- Công nghệ “xanh”: các công nghệ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng thay thế trong hoạt động sản xuất (như điện gió, điện mặt trời), vận chuyển (xe điện “lai”, xe chạy bằng khí sinh học), góp phần giảm lượng khí thải độc hại và bảo vệ

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 40/433 môi trường.

II.3.6. Xu hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước. Đào tạo về công nghệ thông tin tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ.

Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ICT:

- Phát triển nguồn nhân lực ICT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng ICT. Phát triển nguồn nhân lực ICT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Phát triển nguồn nhân lực ICT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực ICT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển ICT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực ICT.

- Xác định rõ quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, công tác biên soạn, cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo, tuyển sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trường trong nước và ngoài nước. Lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của người học khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ICT.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực ICT đến năm 2020:

- Xây dựng nguồn nhân lực ICT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu xây dựng và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đảm bảo đủ nhân lực ICT phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ ICT cho toàn xã hội. Đến năm 2020, 70% lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo về ICT.

- Nâng cao chất lượng và tăng số lượng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về ICT có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 41/433 thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng ICT.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO ) và đề xuất áp dụng cho việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(433 trang)