Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) thành lập vào cuối năm 1985, là tổ chức tiêu chuẩn công nghệ Internet có thẩm quyền nhất trên thế giới, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Internet và phát triển các thông số kỹ thuật, phần lớn các tiêu chuẩn công nghệ Internet hiện tại được ban hành bởi IETF.
IETF là cộng đồng quốc tế mở rộng của các nhà thiết kế mạng, các nhà khai thác, các nhà cung cấp, các nhà nghiên cứu có liên quan với sự phát triển của kiến trúc Internet và hoạt động thông suốt của Internet. Công việc kỹ thuật thực tế của IETF được thực hiện trong nhóm làm việc, được tổ chức theo chủ đề vào một số lĩnh vực (ví dụ, định tuyến, truyền tải, an toàn, …). Phần lớn công việc được xử lý thông qua Mail list.
Các nhóm làm việc IETF được nhóm lại thành các khu vực và do Giám đốc Khu vực hoặc các AD quản lý. Các AD là thành viên của Nhóm điều hành kỹ thuật internet (IESG). Giám sát kiến trúc cung cấp là Ủy ban Kiến trúc Internet (IAB). Tổng Giám đốc khu vực cũng là chủ tịch của IESG và của IETF và cũng là một thành viên đương nhiên của IAB.
Cuộc họp đầu tiên của IETF vào ngày 16/01/1986 gồm có 21 nhà nghiên cứu được chính phủ Mỹ cấp kinh phí. Ban đầu họp theo quý, nhưng từ 1991 thì họp 3 lần 1 năm. Các đại diện từ các nhà cung cấp thiết bị phi chính phủ đã được mời tham dự trong cuộc họp lần thứ 4 năm 1986. Từ đó tất cả các cuộc họp của IETF đã được mở
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 102/433 cho tất cả mọi người. Phần lớn công việc của IETF được thực hiện qua Mail List và tất nhiên tham dự cuộc hợp không cần thiết phải đóng góp.
Các cuộc họp ban đầu rất nhỏ chỉ có ít hơn 35 người tham dự trong 5 phiên họp đầu tiên, và nhiều nhất trong 13 cuộc họp đầu tiên là 120 người tham dự-đó là cuộc họp thứ 12 vào năm 1989. Các cuộc họp IETF đã phát triển cả về số lường thành viên lẫn phạm vi từ những năm đầu 90; có số lượng người tham dự lớn nhất là 3000 vào tháng 12/2000 tổ chức ở San Diego. Số lượng người tham dự giảm xuống vào thời kỳ cải tổ công nghiệp trong những năm đầu 2000 và số lượng tham dự còn khoảng 1300.
Trong suốt những năm đầu thập kỷ 90, IETF đã thay đổi hình thức hoạt động từ hoạt động như một tổ chức của chính phủ Mỹ thành hoạt động độc lập và mang tầm quốc tế và gắn liền với Xã hội Internet.
Đôi khi IETF bị gán cho những khả năng quá lớn do sức ép thương mại cho rằng các cơ chế của nó có trách nhiệm đối với sự thành công của Internet bởi vì nó nghiên cứu các giao thức lõi Internet. Thực tế đơn giản hơn rất nhiều đó là một nhóm các kỹ sư cùng với nhau đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật để các các sản phẩm của đa nhà cung cấp thiết bị có thể liên kết với nhau
Các chi tiết hoạt động của tổ chức đã thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển nhưng cơ chế cơ bản còn lại là xuất bản các dự thảo các bộ chỉ tiêu kỹ thuật, xem xét lại và kiểm thử độc lập bởi các những thành viên tham gia. Tính liên kết là sự kiểm thử cao nhất để các chỉ tiêu kỹ thuật IETF trở thành tiêu chuẩn. Hầu hết các chỉ tiêu kỹ thuật của IETF tập trung vào các giao thức riêng lẻ hơn là các hệ thống chặt chẽ. Nhờ vậy các giao thức của IETF có thể sử dụng được trong nhiều hệ thống khác nhau và các tiêu chuẩn của IETF được các tổ chức tiêu chuẩn khác thường xuyên sử dụng để tạo ra các kiến trúc đầy đủ (ví dụ như 3GPP IMS).
Các nhóm nghiên cứu IETF hoạt động dựa trên sự đồng thuận và mở cho tất cả những ai muốn tham gia, có trao đổi trên một diễn đàn Internet (mail list) mở hoặc có thể tổ chức các cuộc họp thảo luận. Khác với như các nhóm nghiên cứu của IEEE, sự đồng lòng của diễn đàn nắm quyết định cuối cùng và không có biểu quyết.
Một nhóm nghiên cứu của IETF do IESG (Internet Engineering Steering Group) thành lập để nghiên cứu một số nhiệm vụ giới hạn trong tuyên bố chức năng và sẽ giải tán khi công việc được mô tả trong đó đã hoàn thành. Trong một số trường hợp nhóm nghiên cứu sẽ bổ sung bản tuyên bố để thực hiện các nhiệm vụ mới.
Hoạt động của IETF được thể hiện qua công việc của các nhóm công tác (WGs).
WGs được tổ chức theo các lĩnh vực khác nhau:
- Lĩnh vực ứng dụng
- Lĩnh vực ứng dụng và thời gian thực - Lĩnh vực chung
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 103/433 - Lĩnh vực Internet
- Lĩnh vực quản lý và điều hành
- Lĩnh vực hạ tầng và các ứng dụng thời gian thực - Lĩnh vực định tuyến
- Lĩnh vực an toàn - Lĩnh vực truyền tải
Địa chỉ website của IETF: www.ietf.org.
III.4.2. Tổng hợp các tiêu chuẩn của IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 8 năm 2015
Phần này sẽ thống kê số lượng các tiêu chuẩn của các nhóm làm việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông theo thời gian năm ban hành, chi tiết tên và thời gian ban hành được trình bày trong PHỤ LỤC D.
Bảng 11 : Tổng hợp các tiêu chuẩn IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015
TT Tên nhóm thiêu chuẩn
Số lượng tiêu chuẩn
đã ban hành Tổng Năm số
2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng cộng 111 170 108 389
I Lĩnh vực ứng dụng APP (Applications Area) 13 22 15 50 II Lĩnh vực ứng dụng và thời gian thực - Nhóm
ART (Applications and Real-Time Area) 0 0 10 10 III Lĩnh vực Internet - Nhóm INT (Internet Area) 24 28 16 68 IV Lĩnh vực quản lý và điều hành - Nhóm OPS
(Operations and Management Area) 13 13 8 34
V
Lĩnh vực hạ tầng và các ứng dụng thời gian thực - Nhóm RAI (Real-time Applications and Infrastructure Area)
23 37 7 67
VI Lĩnh vực định tuyến - Nhóm RTG (Routing
Area) 21 51 30 102
VII Lĩnh vực an toàn - Nhóm SEC (Security Area) 12 9 15 36 VIII Lĩnh vực truyền tải - Nhóm TSV (Transport 5 10 7 22
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 104/433 TT Tên nhóm thiêu chuẩn
Số lượng tiêu chuẩn
đã ban hành Tổng Năm số
2013
Năm 2014
Năm 2015 Area)
III.4.3. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IETF
Trong giai đoạn 2013 - 2015, IETF công bố 389 tiêu chuẩn tập trung vào các nhóm lĩnh vực chuyên môn sau:
- Nhóm Lĩnh vực ứng dụng APP (Applications Area): 50 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực ứng dụng và thời gian thực - Nhóm ART (Applications and Real-Time Area): 10 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực Internet - Nhóm INT (Internet Area): 68 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực quản lý và điều hành - Nhóm OPS (Operations and Management Area): 34 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực hạ tầng và các ứng dụng thời gian thực - Nhóm RAI (Real-time Applications and Infrastructure Area): 67 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực định tuyến - Nhóm RTG (Routing Area): 102 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực an ninh - Nhóm SEC (Security Area): 36 tiêu chuẩn.
- Nhóm Lĩnh vực truyền tải - Nhóm TSV (Transport Area): 22 tiêu chuẩn.