CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2016 2018
IV.1. Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam
IV.1.1. Hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt nam
Hiện tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành và công bố gồm 88 TCVN, 96 QCVN (chi tiết như PHỤ LỤC F).
Căn cứ các đối tượng tiêu chuẩn hoá quy định trong Thông tư 03/2011/TT- BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định hoạt động xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCQG) và Tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đối tượng của các hệ thống TCVN, QCVN thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông được quy định như sau (Bảng 14):
Bảng 14 : Đối tượng QCQG, TCQG trong lĩnh vực thông tin truyền thông
TT Đối tượng QCQG Đối tượng TCQG
1 Sản phẩm bưu chính: tem bưu chính Sản phẩm, thiết bị: xuất bản phẩm; thiết bị, sản phẩm bưu chính; thiết bị viễn thông; thiết bị vô tuyến điện; thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện; thiết bị điện tử;
sản phẩm công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm)
2
Thiết bị: thiết bị đầu cuối; thiết bị vô tuyến điện; thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện; thiết bị công nghệ thông tin; thiết bị điện tử
3 Mạng, hệ thống: thiết bị mạng; thiết bị đo lường tính giá cước; kết nối
Mạng, hệ thống: mạng viễn thông; hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; hệ
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 117/433
TT Đối tượng QCQG Đối tượng TCQG
mạng viễn thông; hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; đài vô tuyến điện; hệ thống công nghệ thông tin
thống công nghệ thông tin
4
Dịch vụ: dịch vụ bưu chính công ích;
dịch vụ viễn thông (công ích, cơ bản, giá trị gia tăng có ảnh hưởng lớn đến xã hội); dịch vụ phát thanh, truyền hình
Dịch vụ: dịch vụ bưu chính; dịch vụ viễn thông; dịch vụ ứng dụng viễn thông (bao gồm dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực khác); dịch vụ công nghệ thông tin
5
Quá trình: lắp đặt, vận hành, quản lý, đo kiểm sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ nêu tại các điểm (1), (2), (3), (4) nêu trên
Quá trình: các quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành, quản lý, bảo dưỡng, đo kiểm sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ
6 Các đối tượng khác theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện nay tuy phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về thiết bị mạng lưới, về chất lượng dịch vụ về quản lý kết nối, nhưng số lượng, nội dung còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phát triển dịch vụ mạnh mẽ và yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ trong môi trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông.
Hiện nay, hoạt động tiêu chuẩn hóa mới chỉ tập trung vào công tác xây dựng, công bố và áp dụng, còn công tác sửa đổi, cập nhật tiêu chuẩn, quy chuẩn dường như chưa theo kịp được tốc độ phát triển nhanh của công nghệ. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế phát triển nhanh của công nghệ, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn có những nội dung không được cụ thể rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tế.
Cần quan tâm đặc biệt đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính chất chi phối mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng (về chất lượng dịch vụ, thiết bị đầu cuối...), cũng như những tiêu chuẩn, quy chuẩn chi phối mối quan hệ giữa các nhà khai thác nhằm đảm báo tính thống nhất đồng bộ trên toàn mạng Viễn thông, CNTT, Internet (như các tiêu chuẩn về các hệ thống báo hiệu, đồng bộ, các tiêu chuẩn về giao diện kết nối...).
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chưa đủ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, nhất là tiêu chuẩn về an toàn, an toàn thông tin, tiêu chuẩn về giao
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 118/433 diện, kết nối mạng. Một số tiêu chuẩn cần được xem xét, bổ sung, sửa đổi phù hợp với những thay đổi của tiêu chuẩn quốc tế hoặc xây dựng mới.
Thực tiễn cho thấy, do công nghệ phát triển mạnh nên đã xuất hiện ngày càng nhiều chủng loại thiết bị viễn thông, CNTT mới, dẫn đến việc đánh giá chất lượng cho chúng cần phải có các chính sánh và tiêu chuẩn tương ứng. Có thể chia các chủng loại thiết bị này thành các nhóm chính sau:
- Nhóm thứ nhất là các thiết bị tích hợp, có nhiều chức năng hoặc có chức năng mới, như vậy phải dùng nhiều tiêu chuẩn để đánh giá và có thể có những phần chưa có tiêu chuẩn đánh giá.
- Nhóm thứ hai là các Card mở rộng chức năng (không phải là thiết bị hoàn chỉnh, chỉ là các module mở rộng chức năng) cắm thêm vào máy tính hoặc các thiết bị, nhưng thiết bị có cắm thêm Card mở rộng chức năng này lại kết nối vào mạng viễn thông hoặc có phần thu phát vô tuyến. Hiện nay chưa quản lý, xét chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy các loại card mở rộng chức năng này. Tuy nhiên, các Card mở rộng chức năng này cần được quản lý, xét chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy như một thiết bị hoàn chỉnh để bảo đảm tính thương thích phù hợp khi kết nối với thiết bị và mạng viễn thông.
- Nhóm thứ ba là các thiết bị công nghệ mới.
Đa số các tiêu chuẩn xây dựng trước đây không phải dành riêng cho công tác xét cấp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mà còn cho cả việc khai thác, bảo dưỡng thiết bị trên mạng nên còn nhiều tham số phục vụ mục đích lựa chọn, lắp đặt thiết bị hoặc có tham số mang tính yêu cầu chung hay quá chi tiết, vì vậy đa phần các kết quả đo kiểm không đáp ứng được đầy đủ các tham số theo các tiêu chuẩn này.
IV.1.2. Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cho Việt Nam
Vừa qua, trong kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa XIII khai mạc vào ngày 20/10/2015 , bế mạc vào ngày 27/11/2015 đã thông qua 16 luật, một số nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác. Trong đó Quốc hội đã thảo luận và thông qua Luật An toàn thông tin mạng với tỷ lệ tán thành khá cao chiếm 86,71%. Như vậy, trong thời gian tới Luật An toàn thông tin mạng sẽ chính thức có hiệu lực. Cho đến nay, an toàn thông tin, dữ liệu là vấn đề lớn đang được các cấp, ngành quan tâm. Tuy hệ thống các QCQG, TCQG đã được xây dựng, song còn cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cấp bách trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Vì vậy, nhu cầu biên soạn các QCQG, TCQG về an toàn thông tin mạng là rất cần thiết, cần được ưu tiên, chú trọng hơn nữa.
Thực hiện chiến lược số hóa phát thanh, truyền hình của Chính phủ đang được các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành. Đến cuối năm nay, một số địa
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 119/433 phương sẽ hoàn thành chương trình số hóa phát thanh, truyền hình như Đà Nẵng, Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ, ... Dự kiến chương trình số hóa sẽ kết thúc vào năm 2016. Để theo kịp sự phát triển của ngành phát thanh, truyền hình, trong những năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành 10 TCVN và 17 QCVN về lĩnh vực phát thanh truyền hình. Với sự phát triển rất nhanh của truyền hình và sẽ dẫn tới bùng nổ (tương tự như thông tin di động) trong thời gian tới, nhất là để góp phần thực hiện chương trình số hóa phát thanh, truyền hình thì cùng sẽ cần phải xây dựng rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực này.
Đối với mạng thông tin vô tuyến nói chung, mạng thông tin di động và mạng wifi nói riêng, sự phát triển cho đến nay có thể xem như đạt tới ngưỡng bão hòa. Trong quá trình phát triển rất nhanh của các mạng này, tốc độ tiêu chuẩn hóa vẫn còn chưa theo kịp. Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa được ban hành kịp thời cũng đã dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý, hợp chuẩn, hợp quy, bảo đảm chất lượng dịch vụ, ...
của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai mạng thông tin di động 4G, cũng như các hệ thống wifi công cộng thì càng cần phải xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ cho điều này. Do đó, mục tiêu xây dựng TCQG, QCQG trong lĩnh vực thông tin vô tuyến cũng cần phải được ưu tiên.
Công nghệ thông tin và nhất là phần mềm được xem như là thế mạnh của các quốc gia phát triển và hơn nữa nó sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chú trọng thúc đẩy đầu tư phát triển ứng dụng CNTT, phần mềm trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Theo đó, CNTT, phần mềm được dự báo sẽ phát triển rất nhanh, mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cho đến nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt nam trong lĩnh vực CNTT, phần mềm còn rất hạn hẹp, chưa được ban hành nhiều (chỉ có 3 QCVN và 26 TCVN trong lĩnh vực CNTT, phần mềm và liên quan). Trong khi đó các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như ISO, IEC, IEEE, IETF, ... đã và đang công bố rất nhiều tiêu chuẩn trong lĩnh vực này để trợ giúp cho các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, các quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển CNTT, phần mềm. Cho nên nhu cầu, yêu cầu xây dựng TCQG, QCQG trong lĩnh vực CNTT, phần mềm và liên quan, nhất là đối với IPv6 là rất cần thiết.
Mặc dù mạng viễn thông nước ta đã phát triển ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới và khu vực. Nhưng với định hướng chiến lược tiếp cận thẳng vào công nghệ mới, hiện đại của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã mạnh dạn đi tắt, đoán đầu trong việc triển khai xây dựng mạng viễn thông thế hệ mới (NGN). Cho đến nay, về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn thiết lập ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ cần phải tiếp tục hoàn thiện để đáp
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
2015 TVCC - RIPT Trang: 120/433 ứng yêu cầu, nhu cầu ngày càng tăng với chất lượng, tốc độ cao nhất. Song nhưng tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam về viễn thông hiện nay cũng hầu như chỉ có đối với hệ thống mạng viễn thông truyền thống, còn những tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với mạng thế hệ mới hầu như chưa có được. Vì vậy, cũng cần phải có mức độ ưu tiên nhất định trong việc xây dựng và ban hành các TCQG, QCQG về lĩnh vực mạng viễn thông thế hệ mới.
Ngoài ra, để bảo đảm phát triển thông tin truyền thông phù hợp với yêu cầu, quy định của pháp luật và nhất là theo kịp với xu hướng phát triển hạ tầng mạng, dịch vụ trên thế giới và khu vực, thì cũng cần phải chú trọng xây dựng và ban hành các TCQG, QCQG trong các lĩnh vực có liên quan như: Tương thích điện từ, hạ tầng kỹ thuật, các ứng dụng, dịch vụ mở, v.v...
Qua phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực thông tin truyền thông ở trên cho thấy hiện tại các quy chuẩn bắt buộc và cả các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng mà Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành/công bố chưa thể đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu phát triển trong việc khai thác, quản lý mạng, dịch vụ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và người sử dụng trong lĩnh vực thông tin truyền thông ở nước ta hiện nay. Do vậy, cần xây dựng định hướng biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn khả thi, cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước và đáp ứng được xu thế, yêu cầu phát triển ICT tại Việt Nam. Các đối tượng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông phục vụ cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm các nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn:
1) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực an toàn, bảo mật thông tin, CSDL.
2) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
3) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực vô truyền băng rộng và thông tin di động.
4) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm.
5) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực mạng viễn thông thế hệ mới.
6) Nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực tương thích điện từ, hạ tầng kỹ thuật, các ứng dụng, dịch vụ mở.