Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ISO

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO ) và đề xuất áp dụng cho việt nam (Trang 83 - 86)

III.2. Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn (ISO)

III.2.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ISO

ISO là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất của thế giới hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế. Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO. Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).

ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 23/02/1947. Cơ cấu tổ chức của ISO bao gồm:

- Đại Hội đồng (General Assembly): Gồm tất cả các nước thành viên họp toàn thể mỗi năm một lần;

- Hội đồng ISO (ISO Council): Gồm 18 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra;

- Ban Thư ký Trung tâm (Central Secretariat);

- Các Ban chính sách phát triển gồm có:

+ Ban Đánh giá sự phù hợp (CASCO);

+ Ban Phát triển (DEVCO);

+ Ban Chất chuẩn (REMCO);

+ Ban Chính sách Người tiêu dùng (COPOLCO).

- Hội đồng Quản lý Kỹ thuật (Technical Management Board - TMB): Tổ chức và quản lý hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn;

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 84/433 - Các Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn (Technical Committees/Sub-Committees - ISO/TCs/SCs): tiến hành nghiên cứu và soạn thảo các tiêu chuẩn và các hướng dẫn của ISO.

- Các Ban Tư vấn (Advisory Committees).

ISO có ba loại thành viên: Thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện để tham gia ISO. Hiện tại ISO có 165 thành viên, trong đó có 119 thành viên đầy đủ, 42 thành viên thông tấn và 4 thành viên đăng ký. Ngoài ra còn có 651 tổ chức quốc tế có quan hệ với các Ban Kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO.

Các hoạt động kỹ thuật của ISO được triển khai bởi 3.511 đơn vị kỹ thuật, trong đó có 238 Ban kỹ thuật (TC), 521 Tiểu ban kỹ thuật (SC), 2.592 Nhóm công tác (WG) và 160 Nhóm nghiên cứu đặc biệt (Ad-hoc Study Groups).

Tính tháng hết năm 2014, ISO đã xây dựng được 20.493 Tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn, trong đó số tiêu chuẩn và các tài liệu dạng tiêu chuẩn được ban hành năm 2014 là 1468. Địa chỉ website của ISO: www.iso.org.

Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 3 nhiệm kỳ: 1997 – 1998, 2001 – 2002 và 2004 - 2005; hiện tham gia với tư cách thành viên P (Thành viên chính thức) trong 13 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; tham gia với tư cách thành viên O (Thành viên quan sát) trong 60 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; là thành viên P của 2 Uỷ ban phát triển chính sách của ISO: DEVCO (Ủy ban về những vấn đề của các nước đang phát triển), CASCO (Uỷ ban về đánh giá sự phù hợp); thành viên O của Uỷ ban Chính sách người tiêu dùng COPOLCO.

Để giải quyết các hậu quả của sự chồng lấn thực tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và các công việc liên quan tới công nghệ thông tin, ISO và IEC đã thành lập Ủy ban kỹ thuật chung, được biết đến như là ISO/IEC JTC1. Nó là ủy ban loại như vậy đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất.

Phát triển, duy trì, khuyến khích và thuận tiện hóa các tiêu chuẩn IT được yêu cầu bởi các thị trường toàn cầu để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh và người dùng bao gồm:

- Thiết kế và phát triển các hệ thống và công cụ IT.

- Tính thực thi và chất lượng của các sản phẩm và hệ thống IT.

- An toàn của các hệ thống IT và thông tin.

- Tính linh động của các chương trình ứng dụng.

- Thao tác giữa các bộ phận của các sản phẩm và hệ thống IT.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 85/433 - Hợp nhất các công cụ và môi trường.

- Hòa hợp từ vựng IT.

- Các giao diện người dùng thân thiện và hài hòa.

Hình 8 : Tỷ lệ % các tiêu chuẩn được ban hành theo lĩnh vực chuẩn hóa của ISO Hiện tại có 18 tiểu ban (SC):

- SC 02 – Các bộ ký tự mã hóa

- SC 06 – Trao đổi liên lạc và thông tin giữa các hệ thống - SC 07 – Công nghệ phần mềm và hệ thống

- SC 17 – Thẻ và nhận dạng cá nhân

- SC 22 – Ngôn ngữ lập trình, môi trường của chúng và các hệ thống giao diện phần mềm

- SC 23 – Các thiết bị lưu trữ số hóa tháo lắp sử dụng công nghệ ghi quang học và/hoặc từ tính cho số hóa

- SC 24 – Đồ họa máy tính và xử lý ảnh - SC 25 – Liên kết thiết bị công nghệ thông tin - SC 27 – Các kỹ thuật an toàn công nghệ thông tin

27.4%

22.7%

17%

10.6%

9.3%

5.6%

4.1%

2.5% 0.8%

International Standards

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT Trang: 86/433 - SC 28 – Các thiết bị văn phòng

- SC 29 – Mã hóa thông tin âm thanh, hình ảnh, đa truyền thông và siêu truyền thông

- SC 31 – Nhận dạng tự động và các kỹ thuật bắt giữ số liệu - SC 32 – Quản lý và trao đổi dữ liệu

- SC 34 – Mô tả tài liệu và các ngôn ngữ xử lý - SC 35 – Giao diện người dùng

- SC 36 – Công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và tập huấn - SC 37 – Sinh trắc học

- SC 38 – Điện toán đám mây và nền tảng phân phối (Cloud Computing and Distributed Platforms)

- SC 39 – Tính bền vững cho và bởi công nghệ thông tin (Sustainability for and by Information Technology)

- SC 40 – Quản lý dịch vụ CNTT và quản trị CNTT (IT Service Management and IT Governance)

Ngoài ra còn có 7 nhóm làm việc:

- SG 1 – Thành phố thông minh (Smart Cities) - SWG 2 – SWG - Directives

- SWG 3 – Lập kế hoạch (Planning) - SWG 6 – Quản lý (Management)

- WG 7 – Mạng cảm biến (Sensor networks) - WG 9 – Dữ liệu lớn (Big Data)

- WG 10 – Internet of Things

Tư cách thành viên trong ISO/IEC JTC1 được hạn chế giống như tư cách thành viên trong cả hai tổ chức sinh ra tổ chức này. Thành viên có thể là chính thức (P) hay quan sát (O) và khác biệt chủ yếu là khả năng biểu quyết về các tiêu chuẩn được đề xuất và các sản phẩm khác. Không có yêu cầu đối với bất kỳ thành viên nào trong việc duy trì hai (hay bất kỳ) địa vị nào trong tất cả các tiểu ban. Mặc dù hiếm, các tiểu ban có thể được thành lập để giải quyết các tình huống mới (SC 37 mới được chuẩn y năm 2004) hay giải tán nếu như các việc không còn thích hợp nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO ) và đề xuất áp dụng cho việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(433 trang)