a. Mục tiêu : Tạo tâm thế vào bài mới b. Phương thức :cá nhân
Cho hs tham gia trò chơi hái hoa dân chủ. HS bốc thăm trả lời câu hỏi, trả lời đúng được nhận 1 phần thưởng
c. Thời gian 3 phút
d. Dự kiến sản phẩm; HS trả lời 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: 1. Đặc điểm lược đồ, bản đồ lịch sử - Mục tiêu: : Vận dụng làm các bài tập lịch sử - Phương pháp: Cá nhân GV hỏi HS trả lời - Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa - Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gọi HS đọc bài
? Vai trò của lược đồ, bản đồ trong môn học ?
? Em hiểu thế nào là lược đồ, bản đồ lịch sử?
GV: nhấn mạnh
? Nội dung phản ánh của bản đồ, sơ đồ?
? Nhận xét về hình thức ?
Gv : bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên (khoáng sản sông núi…)
? Phân loại bản đồ ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS suy nghĩ lần lượt trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV : ở cấp THCS chủ yếu là loại bản đồ chuyên đề.
Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan một thời kì lịch sử nhất định trong những điều kiện tự nhiên nhất định (đặc biệt biên giới các quốc gia vào thời điểm xảy ra sự kiện) VD bản đồ: Sự phân chia thuộc địa của các nước
I. Đặc điểm lược đồ, bản đồ lịch sử
- Lược đồ, bản đồ là một trong những loại đồ dùng trực quan qui ước.
- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định.
- Giúp ta suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính qui luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp ghi nhớ và củng cố kiến thức đã học.
- Về hình thức: có những kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra biến cố quan trọng như các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch…) các minh họa trên bản đồ phải đẹp chính xác, rõ ràng.
- Về nội dung bản đồ có hai loại chính: là bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề.
đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chiến tranh thế giới,…)
Bản đồ chuyên đề là loại bản đồ thường gặp ở SGK ở hầu hết các bài nhằm diễn tả lại những sự kiện diễn ra riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế một nước trong một giai đoạn lịch sử cụ thể như bản đồ Chiến dịch biên giới thu đông (1947) hay chiến thắng Bạch Đằng (938), chiến thắng Tốt Động, Chúc động,…)
Hoạt động của GV và HS Nội dung KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : Treo lược đồ hoặc bản đồ và trình bày tên.
? Nêu các bước khai thác lược đồ, bản đồ ? HSTL
? Vì sao cần trình bày chú giải và giải thích kí hiệu?
HSTL
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS suy nghĩ lần lượt trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- GV :Bản chú giải có vai trò quan trọng bỡi vì người dùng bản đồ bao giờ cũng bắt đầu từ bản chú giải nó là chìa khóa để mở cửa những tri thức khoa học về lịch sử. Để trình bày bản chú giải hs cần xác định nội dung chính, phụ để trình bày theo trình tự từng nhóm chính hoặc phụ tránh làm mất thời gian gây phân tán sự theo dõi nhất là bản đồ phức tạp .
II. Vai trò của lược đồ, bản đồ trong môn học lịch sử
- Giúp cho việc nhận thức LS dễ dàng hơn.
- Là một nguồn tư liệu LS quan trọng giúp ta có khả năng nhìn bao quát các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.
- Giúp mở rộng kiến thức, có cách hình thành mối quan hệ nhân quả, phát riển óc tư duy lô gích, hình thành thế giới quan duy vật, xây dựng tinh thần yêu nước và lòng tự hào với Tổ quốc mình.
Hoạt động của GV và HS Nội dung KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gọi HS đọc bài
GV : hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện + GV giới thiệu trước hệ thống kí hiệu trên L. đồ
+ Yêu cầu mời HS khá lên bảng mô tả và cho HS cả lớp quan sát kết hợp nội dung SGK để tham gia sửa sai cho bạn.
+ Gợi ý một số câu hỏi cho HS trả lời và chỉ trên lược đồ:
H. Em có nhận xét gì về vị trí sông Bạch Đằng (dựa vào
III. Qui trình khai thác lược đồ, bản đồ trong dạy học lịch sử.
Theo các bước sau
B1:- Hướng dẫn HS đọc trình bày bản chú giải kết hợp giải thích các kí hiệu.
hiểu biết năm trước).
H. Đoán được đường rút quân của địch qua đường sông Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn đã làm gì?
H. Khi thuyền giặc đến gần bãi cọc quân ta đã làm gì? Kết quả trận đánh ra sao?
GV tường thuật lại :tường thuật đến đâu ghi tóm tắt bài học đến đó.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS suy nghĩ lần lượt trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
- B2:- Khai thác lược đồ, bản đồ:
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức - Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
* GV giao nhiệm vụ cho HS
- Chọn một lược đồ bất kì, trình bày lại cách khai thác lược đồ đó?
3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Liên hệ được thực tế
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành
- Tìm hiểu một số lược đồ thường dùng, trình bài cách sử dụng lược đồ đó + HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.
HDVN
+ Ôn tập lại các nội dung các bài đã học tiết sau làm bài tập lịch sử.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ làm bài tập.
- Ôn lại cách sử dụng lược đồ, bản đồ.
- Ôn tập chương I và II để giờ sau ôn tập.
TUẦN 9:
Ngày soạn: 610 Ngày dạy: 10 Tiết 17
ÔN TẬP.