Cảnh sắc, không khí mùa xuân trong đất trời và trong lòng người

Một phần của tài liệu Văn 7 kì 1,2 tuyến ân thi 2017 2018 (Trang 85 - 89)

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản

2. Cảnh sắc, không khí mùa xuân trong đất trời và trong lòng người

a.Mùa xuân trong đất trời

* Cảnh sắc mùa xuân

- Không gian: đất trời mang mang - Tiết trời: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...rét ngọt ngào.

- Âm thanh: có tiếng nhạn kêu, có tiếng trống chèo, có câu hát huê tình...

* Không khí mùa xuân:

Hình ảnh: - “Nhang trầm, đèn nến...”

- “Gia đình đoàn tụ, trên kính, dưới nhường...”

- “Bàn thờ phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên...”

-> Không khí êm ấm, linh thiêng ,lưu giữ những giá trị tinh thần cao quí.

+ Nghệ thuật: điệp từ “có”, liệt kê, từ láy,từ địa phương, hình ảnh gợi cảm, so sánh.

Bức tranh mùa xuân của đất trời sống động mang đặc trưng riêng của đất Bắc.

b.Mùa xuân trong lòng người:

- “Thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung.”

- “Lòng mình say sưa … - có lẽ là sự

nhận xét, trao đổi ,bổ sung.

- GV nhận xét hoạt động và chốt kt.

Cảm xúc của con người trước mùa xuân được Vũ Bằng cụ thể hóa qua những phép so sánh, liên tưởng độc đáo: đi ra ngoài thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung, lòng say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai... Không chỉ khơi dậy sức sống mãnh liệt, mùa xuân còn gọi dậy nỗi thèm khát yêu thương, yêu cuộc sống thiết tha.

“Mùa xuân của tôi” thần thánh là như thế.

Hoạt động cá nhân 2p

Đọc đoạn 3 tìm hình ảnh gợi cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người sau rằm tháng giêng? NT? Nhận xét?

Một số hs trình bày

Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức.

Nét chuyển biến của màu sắc, ko khi đất trời, cây cỏ được VB phát hiện và miêu tả tinh tế. Màu sắc, hương thơm và ánh sáng của mx trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay sau ngày rằm tháng giêng giống như thời gian bản lề giữa đầu và cuối xuân cho ta cảm giác mx đang chín. Ko kìm nổi lòng mình, ông đã thốt lên tiếng gọi mx như tiếng xuýt xoa khen tặng người thân: Đẹp quá đi mx ơi!

sống.”

- “Muốn phát điên lên...ngồi yên không chịu được.”

- “Nhựa sống trong người căng lên...

phải trồi ra.”

- “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn.”

- “Y như những con vật…thèm khát yêu thương…”

+ Nghệ thuật:

 Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha;

 Hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo.

-> Mùa xuân trong lòng người là yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha , mùa xuân thần thánh.

3. Cảnh sắc của mùa xuân sau rằm tháng giêng nơi đất Bắc.

* Cảnh sắc thiên nhiên:

- “ Đào hơi phai, nhụy vẫn còn phong”

- “ Cỏ xanh mướt nhưng nức mùi hương man mác”

- “ Mưa xuân thay thế mưa phùn”

- “ Nền trời xanh tươi, sáng hồng hồng”

*Sinh hoạt của con người - Bữa cơm giản dị

- Các trò chơi đã mãn - Màn điều đã hạ

-con người trở lại nhịp sống thường nhật, êm đềm.

+ Nghệ thuật:Hình ảnh chọn lọc, sử dụng nhiều tính từ, từ láy,so sánh

-> Mùa xuân vẫn mang vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống con người đã trở về với cuộc sống thường ngày.

Hoạt động 3: Tổng kết

- PP: dạy học hợp tác theo nhóm

III-Tổng kết 1-Nghệ thuật:

- Hình ảnh so sánh mới lạ;

- KT: lược đồ tư duy, thảo luận nhóm - NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác

Hoạt động nhóm 3p

- GV yêu cầu hs vẽ sơ đồ tư duy về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Trình bày vào bảng phụ

- Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu;

- Kết hợp các phương thức biểu đạt linh hoạt;

- Giọng văn vừa sôi nổi, vừa thiết tha.

2- Nội dung:

- Vẻ đẹp của mùa xuân Bắc Việt;

- Tình yêu đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.

*Ghi nhớ sgk/ 178.

3.Hoạt động luyện tập:

Thi đọc diễn cảm 4.Hoạt động vận dụng

Kĩ thuật viết tích cực 1p , hs tự do viết liệt kê những cảm nhận về mùa xuân.

Một vài hs chia sẻ nội dung mà em đã viết . - Cảm nhận chung về mùa xuân ?

5 .Hoạt động tìm tòi, mở rộng

*Sưu tầm trên mạng ghi chép lại một số đoạn văn , câu thơ hay về mùa xuânvào sổ tay văn học .

- Đọc “ Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

* Học thuộc ghi nhớ và nắm vững nội dung bài học

* Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng từ . GV cho kí hợp đồng

Từ , các từ loại , phân loại từ, các lỗi khi dùng từ.

+ Nhóm trưởng các nhóm kí vào biên bản hợp đồng .

============================================================

Tuần 17

Soạn: 30/11/2017 Dạy: /12/2017

Tiết 66 : SÀI GÒN TÔI YÊU ( Minh Hương) - Hướng dẫn đọc thêm-

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức: + Biết được về tác giả Minh Hương

+ Cảm nhận được nét đẹp của Sài Gòn về thiên nhiên , nhịp sống nhất là phong cách của người Sài Gòn.

+Chỉ ra và phân tích được cái hay của nghệ thuật biểu cảm.

2. Kĩ năng: + Đọc và hiểu văn bản, phân tích cái hay về nội dung , cái độc dáo về nghệ thuật .

3.Thái độ: + Yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc mình.

4. Năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Thầy: Bài soạn, tranh ảnh về SG xa và nay.

2. Trò: Đọc và tìm hiểu kĩ vb, trả lời các câu hỏi trong sgk và câu hỏi trong biên bản hợp đồng , tìm thêm các tư liệu liên quan.

III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- PPDH: dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học hợp đồng.

- KTDH: đặt câu hỏi, viết tích cực , đọc tích cực , lược đồ tư duy, hỏi và trả lời.

IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức

*Kiểm tra 15 phút: ( Tự luận) Đề bài:

Câu 1(8đ)

a. “Một thứ quà của lúa non: cốm” là tác phẩm của ai? Nêu xuất xứ của tác phẩm này

b. Qua văn bản trên, em cảm nhận như thế nào về nguồn gốc của cốm?

Câu 2(2đ): Sau khi học xong văn bản, em thấy cần có thái độ như thế nào đối với những “thức quà riêng biệt của đất nước” như cốm, sen, bánh chưng, bánh giày...?

Đáp án – biểu điểm:

Câu 1: 8đ

a. “Một thứ quà của lúa non: cốm” là tác phẩm của nhà văn Thạch Lam - Tác phẩm rút từ tập tùy bút "HN băm sáu phố phường" (1943) (3đ)

b. Qua VB em cảm nhận được nguồn gốc thanh cao của cốm: cốm vừa là sự kết tinh những tinh túy cả trời đất, vừa là sự kết tinh của bàn tay khéo léo, thái độ trân trọng, nâng niu của con người. (5đ)

Câu 2(2đ): Thái độ trân trọng, nâng niu, giữ gìn…

* Tổ chức khởi động : nhạc bài hát “Sài Gòn đẹp lắm” (Sáng tác: Y Vân) - HS nêu cảm nhận về Sài Gòn qua bài hát?

GV sử dụng kĩ thuật động não gọi nhiều hs trả lời - GV giới thiệu vào bài...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung - Phương pháp dạy học hợp đồng, giải quyết vấn đề .

- Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi , hỏi và trả lời hs , đọc tích cực.

I. Đọc và tìm hiểu chung

- Năng lục : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức.

Hoạt động cả lớp

-Văn bản cần đọc với giọng ntn?

Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, thiết tha sâu lắng. Nhấn mạnh các điệp ngữ trong bài như “tôi yêu”, chú ý các từ ngữ địa phương.

- Hãy đọc một đoạn mà em thích?

- Chú thích nào cần lưu ý ?

- GV sử dụng kĩ thuật thuyết trình tích cực và cho hs thanh lí hợp đồng.

- HS lên bảng thuyết trình một số nét chính về tác giả.

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt, giới thiệu thêm về tác giả.

Minh Hương là nhà văn gốc Quảng Nam. Ông vừa là nhà văn, vừa là một nhà giáo. Bên cạnh những tác phẩm như: “Hoa đồng cỏ nội”, “Hội An quê tôi” thì độc giả còn rất yêu những trang văn ông viết về Sài Gòn, tiêu biểu là tập tùy bút – bút kí “Nhớ ... Sài Gòn” (2 tập).

GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời cho hs thanh lý hợp đồng phần tìm hiểu chung về tác phẩm:hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ,thể loại, ptbđ, cấu trúc văn bản

- GV mở rộng.

Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” được Minh Hương viết vào năm 1990, đúng dịp kỉ niệm 300 năm ngày thành lập Sài Gòn.

Tác giả dành cho Sài Gòn một tình cảm đặc biệt bởi ông đã gắn bó với mảnh đất này hơn 50 năm. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Khi ta ở chỉ là

1.Đọc, chú thích :

2.Tác giả: Minh Hương (1924– 2002).

- Tên thật: Lê Võ Đài - Quê: Tỉnh Quảng Nam.

- Vừa là nhà văn lại vừa là một nhà giáo.

- TP tiêu biểu: Tập tùy bút “Nhớ … Sài Gòn” (2 tập)

Một phần của tài liệu Văn 7 kì 1,2 tuyến ân thi 2017 2018 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w