B. Tìm hiểu chi tiết văn bản
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
* GV giải thích cho HS hiểu: vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận, là mạch ngầm làm lên tính thống nhất chặt chẽ của bài văn
1. Văn bản/61.
* Gọi hs đọc văn bản trong sgk? Nêu yêu cầu cho HS thảo luận bàn.
H. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Thuộc lĩnh vực nào? Đặt nhan đề thích hợp cho đoạn văn nghị luận?
- Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long-> nghị luận về nhân vật văn học
- Nhan đề : Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa;
vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ…
H. Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào? Nhận xét về cách sử dụng dẫn chứng và cách lập luận của tác giả?
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn,
* Nhận xét về luận điểm:
- Cách nêu và khẳng định các luận điểm:
Các luận điểm được nêu lên một cách rõ ràng , ngắn gọn, lôi cuốn hấp dẫn người đọc
- Mỗi luận điểm đều được phân tích chứng
gọi trình bày, nhận xét, GV bổ sung : Từng luận điểm được phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể.
minh một cách thuyết phục , hấp dẫn người đọc bằng các dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm - Các luận cứ đều được sử dụng xác đáng sinh động bởi đó là những chi tiết , hình ảnh truyện thật đặc sắc
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục rõ ràng chặt chẽ. Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải, rồi sau đó khẳng định nêu cao vấn đề.
H. Các đoạn văn trong văn bản được liên kết với nhau như thế nào? Cho ví dụ cụ thể?
*GV nhận xét , chốt
* Sự liên kết:
- Câu nêu vấn đề nghị luận: “Dù được miêu tả…khó phai mờ”
- Câu cô đúc nêu vấn đề nghị luận: “ Cuộc sống của chúng ta....tin yêu”
-> Các đoạn văn phân tích luận điểm đều được liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.
H. Nhận xét về bố cục của văn bản?
* Giáo viên tích hợp với việc giảng văn trên lớp.
→ Căn cứ vào ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, nghệ thuật trong tác phẩm ...
- Bố cục: 3 phần rất chặt chẽ.
H. Qua đây em hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
H. Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện cần đảm bảo yêu cầu gì về nội dung?
H. Về hình thức bài văn nghị luận …có đặc điểm gì? ( bố cục? Lời văn?)
* Gv gọi hs trả lời - Gv chốt
- Lưu ý hs các vấn đề nghị luận của tác phẩm truyện
- Gọi hs đọc ghi nhớ
2. Ghi nhớ.
- Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những suy nghĩ đánh giá nhận xét của mình về những vấn đề của tác phẩm truyện: toàn bộ tác phẩm, nhân vật chủ đề, nội dung, nghệ thuật đặc sắc…của tác phẩm hoặc đoạn trích
- Những nhận xét, đámh giá phải xuất phát từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Những nhận xét đánh giá phải được triển khai thành các luận điểm , luận cứ rõ ràng, lập luận thuyết phục
- Bài nghị luận cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
II. HD HS luyện tập - Kĩ năng tư duy, sáng tạo II. Luyện tập
* Gọi hs đọc bài tập1
- Tổ chức hs thảo luận nhóm ( 4 phút ) - Gv nhận xét, chốt
1. Bài tập 1:
* Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống – chết và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc
- Câu văn mang luận điểm: “Từ việc miêu tả hành động… chuẩn bị ngay từ đầu”
- Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội
của nhân vật. Nói cách khác, cái chết của lão Hạc chỉ là kết quả của một cuộc chiến đấu giằng xé trong tâm hồn nhân vật.
* Gv yêu cầu HS trả lời, gọi bổ sung, nhận xét. GV chốt, nhấn mạnh.
Bài tập 2: Hãy tìm những đặc điểm phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
- Hãy tìm các đặc điểm của một số nhân vật trong một số tác phẩm văn học mà em đã học
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
- Hs : NGhị luận về một tác phẩm truyện đoạn trích có vai trò như thế nào trong việc làm văn ?
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
* B ước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):
a. Học bài:
- Học thuộc phần ghi nhớ - Làm hoàn thiện bài tập 2 b. Chuẩn bị bài
- Soạn “ Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Yêu cầu: Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Phiếu bài tập, bảng phụ
*****************************************
Tuần 25 Tiết 121
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghịi luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích 2. Kỹ năng :
biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích cho đúng với yêu cầu của kiểu bài 3. Thái độ:
- Hình thành thói quennghiêm túc, cẩm thận khi làm văn II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, đọc lại và sửa bài cho bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
3. Thỏi độ: say mờ, yêu thớch, nghiờm tỳc 4. Kiến thức tích hợp
- Môn Văn: các văn bản
5. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy : Nghiên của chuẩn kiến thức, kĩ năng, bảng phụ, phiếu học tập
2. Trò: Soạn bài theo hớng dẫn của GV ( Soạn vào vở bài tập), sưu tầm đoạn văn IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1: ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Mục tiêu: : KT sự chuẩn bị của HS ở nhà
- Phương án: Kiểm tra đầu giờ, hình thức GV trực tiếp kiểm tra vở soạn
H1. Dòng nào nêu đúng đối tượng bàn luận về TP truyện ( hoặc đoạn trích ? (1HS trình bày.)
A. Giới thiệu TP và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
B. Nêu các luận điểm chínhvề nội dung và nghệ thuậtcủa TP.
C. Nêu nhận định đánh giá chungcủa người viết về TP.
D. Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của TP( hoặc đoạn trích).
H2. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài?
- GV gọi trả lời, gọi nhận xét, GV cho điểm.
* Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu :
? Để tiếm hành một bài văn nghị luận em cần làm gì?
- Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới
. Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
- HS quan sát, nhận xét
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 15- 18p