B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người
II. HD HS tìm hiểu văn bản
1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát
* Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 2 phút ), gọi đại diện trình bày, nhận xét, GV nhận xét,chốt
? Xác định PTBĐ của văn bản?
? Nêu nhận xét về thể thơ, nhịp điệu bài thơ?
? Nhân vật trữ tình?
? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó có thể chia làm mấy phần? Các phần đó có đặc điểm gì giống và khác nhau? ( số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh? Cách tổ chức khổ thơ ?
+ Tác dụng của những chỗ giống và khác nhau ấy trong việc chủ đề của bài thơ?
- Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm II. HS tìm hiểu văn bản.
1. HS tìm hiểu khái quát.
+ Hs sinh thảo luận nhóm (2 phút ) - Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung
- Nghe gv nhận xét, chốt + Bố cục:
- Giống: số dòng thơ, sự lặp lại của một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng h/ảnh. Mỗi phần đều gồm:
+ Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng
+ Lời chối từ của em bé + Trò chơi của em bé.
-Khác: Cách xây dựng hình ảnh không trùng lặp hoàn toàn; lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau để diễn tả t/cảm dạt dào, dâng trào của em bé.
+Hình ảnh mẹ và tấm lòng người mẹ ở phần 2 rõ nét hơn, da diết hơn.
+Phần đầu có thêm cụm từ “Mẹ ơi”.
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết. 2. Tìm hiểu chi tiết
* Gọi Hs đọc phần 1:
H. Những người trên mây trên sóng đã nói gì với em bé?
H. Thế giới của họ có gì hấp dẫn( phát hiện trong những hình ảnh thơ.)
* GV bổ sung: Nhữngngười sống trên
+ HS đọc phần 1
- Hs suy nghĩ cá nhân trả lời.
+ Bọn tớ chơi....vầng trăng bạc Bọn tớ hát....nơi nao
sóng đã gợi mở một trò chơi vô cùng hẫp dẫn lý thú: ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du nơi này nơi nọ…
+ HS nghe GV bổ sung.
H. Hình ảnh “bình minh vàng, vầng trăng bạc” đã gợi trong em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên ở đây?
H. Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà mây và sóng đã vẽ ra trước mắt em bé?
+ Suy nghĩ, rút ra nhận xét, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung
- Những người sống trên mây, trong sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc; với những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này, nơi nọ. Lời mời gọi của họ chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì dường như khó có thể chối từ lời mời gọi hấp dẫn đó.
H. Từ đó em cảm nhận được gì về người mẹ thiên nhiên đối với con người?
* GV chuyển ý:Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn với tuổi thơ( tiếng gọi của 1 thế giới diệu kỳ) nh- ưng điều gì đã níu giữ em bé lại.=> Phần 2
- Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi ấy bởi đó chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì với tâm hồn tuổi thơ.
- Cách đến chơi cũng thật thú vị, hấp dẫn: đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại và được nhấc bổng lên.
- Tổ chức hs thực hiện kĩ thuật KTB ( 5 phút )
H. Trước lời rủ rê mời gọi đó, em bé đã hỏi họ điều gì? Lời hỏi đó thể hiện thái độ gì của em?
H. Vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi ? Lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người trên mây trong sóng?
+ Hs thực hiện kĩ thuật KTB ( 5 phút )
- Làm ra phiếu bài tập đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét và bổ sung
- Nghe gv nhận xét, bổ sung
+ Lúc đầu: Em bé rất thích đi chơi với họ nên mới hỏi: nhưng làm thế nào mình lên đó được nào...?
+ Em chưa từ chối ngay -> phần nào em cũng bị lôi cuốn bởi trò chơi hấp dẫn.
- Nếu em bé từ chối lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả ham chơi.
H. Sau đó, em bé quyết định ra sao? Tại sao em lại quyết định như vậy?
- Gv nhận xét, chốt giảng .
Những người sống trên mây trên sóng là thế giới thần tiên, kì ảo trong truyện cổ tích. Vậy mà em bé vẫn từ chối mặc dù rất băn khoăn, tiếc nuối.=> Đó là sự khắc phục ham muốn để làm vui lòng mẹ.
H. Qua đó, em hiểu điều gì về tình cảm của em bé giành cho mẹ?
+Phát hiện, trả lời cá nhân
- Em bé không đi, từ chối lời mời của Mây và Sóng, từ chối các trò chơi hẫp dẫn với tuổi thơ.
- Lý do từ chối: Mẹ mình đang đợi ở nhà…
Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà. Dĩ nhiên em bé đầy luyến tiếc nhưng tình yêu thư- ơng với mẹ đã chiến thắng.
⇒ vì em không thể, không muốn rời xa mẹ .Đối với em mẹ là tất cả.
- Nêu nhận xét
->Em bé rất thương yêu mẹ, Đối với em mẹ là tất cả. Tình thương yêu mẹ đã ch/thắng mọi lời mời gọi hấp dẫn.
⇒ Sức níu giữ của tình mẫu tử.
- Tình cảm của em bé với mẹ quả là sâu nặng.
H. Em tưởng tượng ra trò chơi ntn?
H. Hãy đọc lời của em bé nói với mẹ về những trò chơi mà em tưởng tượng ra?
+ Hs trả lời cá nhân
- Em nghĩ ra một trò chơi thú vị:
Con làm mây và mẹ sẽ là trăng….con làm sóng, mẹ làm mặt biển…
H. Trò chơi đó được miêu tả như thế nào? Có gì đặc biệt?
? Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm mẹ con? Cảm xúc của em về những hình ảnh thiên nhiên được mô tả qua lời kể của em bé?
* Gv nhận xét, bình
Em không đi cùng sóng.- Trò chơi của em bé không chỉ có Sóng mà còn có bến bờ kỳ lạ. Bờ biển bao dung rộng mở luôn dang rộng vòng tay đón em. Em không phải rời mẹ, không phải chỉ chơi đùa mà còn được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng của mẹ, tình yêu của mẹ.
Em không chỉ có sóng mà còn cả bến bờ kì lạ, hiện thân của mẹ- bến bờ của sự bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em.
+ Suy nghĩ, thảo luận trong nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Trò chơi có cả Mây , trăng trời xanh nhưng quan trọng hơn là có cả mẹ.
- Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt vời để hoà hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành Mây và Sóng, còn mẹ là mặt trăng và bến bờ kỳ lạ. Nhưng chơi không phải ở mãi tận chốn xa vời nào mà chính dưới mái nhà thân yêu.
H. Tại sao em cho là trò chơi đó hay hơn trò chơi của Mây của Sóng?
+ HS suy nghĩ trả lời (HS khá giỏi).
+ Trò chơi có cả mây, trăng, trời xanh,sóng, bến bờ nhưng quan trọng hơn là có cả mẹ -Sự hoà hợp tuyệt diệu giữa em bé và TN trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử.
H. Em có cảm nhận gì về cái hay của 2 câu thơ cuối "Con lăn ...vào lòng mẹ "
+Những h/ả thơ mang ý nghĩa gì?
+So sánh tình mẹ con gắn với mây, trăng, sóng, bến bờ có ý nghĩa gì?
+ HS tự do nêu cảm nhận, trình bày cá nhân, nghe Gv nhận xét.
- Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng đậm màu sắc triết lí. Mây và sóng là biểu tượng về con, trăng và bến bờ tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền bao la của mẹ. So sánh tình mẹ con gắn bó với mây trăng, biển bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên tầm vũ trụ .
H. Qua trò chơi, em thấy em bé trong bài thơ có những đức tính gì đáng quý?
*Câu thơ cuối vừa là lời kết cho phần 2 vừa là lời kết cho cả bài thơ. Nó cho ta thấy tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
*GV: Thơ Tago thường đậm ý nghĩa triết lí: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ngay ở trên trần thế do chính con người sáng tạo, sự hoà hợp tạo dựng tình yêu là con người với thiên nhiên. Nhà thơ đã hoá
+ Suy nghĩ tự do trình bày.
⇒ Em bé yêu thiên nhiên, yêu mẹ , em vừa thông minh vừa giàu trí tưởng tượng.
⇒ Khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý.
thân trong em bé để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
H. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về điều gì?
* GV chốt, tích hợp với vấn đề môi trường thiên nhiên: biển, trời.
+ Tự do bộc lộ
- Trong c/sống thường có nhiều cám dỗ, muốn thắng được những cám dỗ đó phải có điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
-Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, nhắc nhở mọi người: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà hạnh phúc là do chính bản thân con người tạo dựng nên.