Xác định năng lực dựa trên CTGDPT môn tin học hiện hành

Một phần của tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo địnhhướng năng lực (Trang 47 - 51)

Phần II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

3. Xác định năng lực dựa trên CTGDPT môn tin học hiện hành

3.1 Từ dạy học định hướng nội dung đến dạy học định hướng phát triển năng lực

Về lí thuyết có thể phát triển chương trình giáo dục mới định hướng phát triển năng lực người học theo trình tự: (i) trước tiên cần xác định mục tiêu các năng lực chung cần có của người học; (ii) sau đó xác định các năng lực chuyên biệt của môn học/lĩnh vực;

(iii) tiếp đến là các nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, PPDH, hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực của người học.

Tuy nhiên, đồng thời với việc phát triển chương trình giáo dục mới (theo định hướng phát triển năng lực) thì một công việc cần làm đó là điều chỉnh chương trình giáo

dục hiện hành - định hướng nội dung (bao gồm cả cách tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập) theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của người học. Đó là cách triển khai đổi mới giáo dục trong thực tiễn, bởi vì chuyển từ dạy học theo định hướng nội dung sang dạy học định hướng năng lực là một quá trình thay đổi dần dần từ chương trình hiện hành sang chương trình mới.

Cách tiến hành triển khai này không chỉ đảm bảo tính khả thi của việc đổi mới GDPT mà còn bởi bản chất của vấn đề là: Dạy học định hướng nội dung cũng đã hình thành, phát triển năng lực của người học (nhưng chưa được mô tả tường minh) và dạy học định hướng năng lực cũng dựa trên nền tảng là kiến thức, kĩ năng, thái độ có trong chương trình giáo dục định hướng nội dung, đầu ra. Quá trình triển khai điều chỉnh dạy học chương trình hiện hành còn là một căn cứ thực tiễn quan trọng góp phần xây dựng chương trình mới đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

3.2 Mối liên hệ giữa kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực trong chương trình giáo dục Có thể nói, năng lực môn học là khả năng lựa chọn và vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ một cách tổng hợp để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, năng lực được thể hiện và đánh giá qua vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết một tình huống thực tiễn.

Như vậy, năng lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản: Kiến thức về lĩnh vực/môn học; Kĩ năng tiến hành hoạt động; Những điều kiện tâm lí để tổ chức và vận dụng kiến thức, kĩ năng. Do vậy, kĩ năng là một yếu tố cơ bản và quan trọng cấu thành năng lực. Đôi khi năng lực được thể hiện dưới dạng kĩ năng, kĩ xảo (khả năng thực hiện thành thục một loại hoạt động nào đấy trong một hoặc nhiều bối cảnh khác nhau). Nhưng nếu chỉ xét kiến thức, kĩ năng, thái độ một cách riêng rẽ thì cũng chưa tạo thành năng lực mà phải có sự kết hợp "linh hoạt, có tổ chức" các thành tố này.

Phát triển năng lực cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ...), trong đó phải được "thực hành", huy động tổng hợp các thành phần trong các tình huống đa dạng từ đó mà năng lực được hình thành, phát triển.

3.3 Xác định một số năng lực dựa trên CTGDPT môn tin học hiện hành

Xác định năng lực cần hướng tới dựa trên CTGDPT hiện hành là một hoạt động rất quan trọng và là một công việc khó. Bởi vì, đây là hoạt động xác định mục tiêu: làm tường minh mục tiêu của CTGDPT hiện hành về năng lực và dần điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướng nhấn mạnh đến hình thành và phát triển năng lực. Bởi vậy, xác định năng lực tin học dựa trên CTGDPT hiện hành cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo những năng lực đề xuất đúng hướng.

3.3.1 Đề xuất các bước tiến hành xác định năng lực tin học dựa trên chương trình môn tin học hiện hành

Dưới đây là một đề xuất về các bước tiến hành xác định năng lực tin học dựa trên CTGDPT môn tin học:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học

Căn cứ CTGDPT hiện hành môn tin học lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học để trao đổi, đề xuất những năng lực có thể hình thành, phát triển thông qua chủ đề, nội dung dạy học được lựa chọn.

Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ

Căn cứ CTGDPT, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình.

Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt

Lập bảng mô tả tường minh các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề, nội dung dạy học được lựa chọn

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

Căn cứ bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt và danh sách các năng lực môn tin học (đã đề xuất ở mục 2, phần II) để đề xuất một số năng lực mà việc dạy học chủ đề, nội dung tin học này có thể hướng tới.

3.3.2 Ví dụ minh họa

Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh

Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ Kiến thức

Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).

Hiểu được câu lệnh ghép.

Kĩ năng

Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.

Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.

Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu

hỏi/bài tập

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng

cao 1.Cấu

trúc rẽ nhánh

Câu

hỏi/bài tập định tính

HS lấy được một số ví dụ về việc sử dụng cấu trúc

rẽ nhánh

trong giải quyết bài toán.

HS chỉ ra và giải thích được cấu trúc

rẽ nhánh

trong một mô tả thuật toán cụ thể.

HS vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán của một bài toán quen thuộc.

HS vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán của một bài toán mới

Bài tập định lượng Bài tập thực hành 2. Câu

lệnh if- then

Câu

hỏi/bài tập định tính

HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh If-then.

HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If-then cụ thể.

Bài tập định lượng

HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh

HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh

HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-

HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng

rẽ nhánh dạng If-then để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If- then cụ thể.

rẽ nhánh dạng If-then để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then.

then thực hiện một tình huống quen thuộc.

If-then thực hiện một tình huống mới.

Bài tập thực hành

HS sửa lỗi lệnh rẽ nhánh dạng If-then trong chương trình quen thuộc có lỗi.

HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If- then kết hợp với các lệnh khác đã học để

viết được

chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.

HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

3. Câu lệnh if- then-else

Câu

hỏi/bài tập định tính

HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh If-then- else.

HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If-then- else cụ thể.

Bài tập định lượng

HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then- else cụ thể.

HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then.

HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If- then-else thực hiện một tình huống quen thuộc.

HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống mới.

Bài tập

thực hành HS sửa lỗi

lệnh rẽ nhánh dạng If-then- else trong chương trình quen thuộc có lỗi.

HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If- then-else kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề

HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề

trong tình huống quen thuộc.

trong tình huống mới.

4. Câu lệnh ghép Câu

hỏi/bài tập định tính

HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh ghép.

HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh ghép cụ thể.

Bài tập định lượng

HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép để chỉ ra được hoạt động một lệnh ghép cụ thể.

HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép để giải thích được hoạt động một tập lệnh.

HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình huống quen thuộc.

HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình huống mới.

Bài tập thực hành

HS sửa lỗi lệnh ghép trong chương trình quen thuộc có lỗi.

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

Qua dạy học chủ đề Cấu trúc rẽ nhánh có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:

- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh tring tin học.

- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.

Các năng lực này lân cận và liên quan trực tiếp đến yêu cầu của Chương trình, chuẩn KTKN môn tin học. 02 năng lực cụ thể này gắn liền với chủ đề Câu lệnh rẽ nhánh nhằm hướng tới hình thành năng lực Giải quyết vấn đề dựa trên tin học.

Một phần của tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo địnhhướng năng lực (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(233 trang)
w