Chương I: Một số vấn đề chung về An sinh xã hội 13 1.1. Khái niệm An sinh xã hội
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến An sinh xã hội
Xã hội như một cơ thể, được cấu thành bởi muôn vàn tế bào và cấu trúc, trong đó có các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, giai tầng cùng với các mối quan hệ phức tạp đan xen và các quy luật vận động, phát triển. Con người nói chung đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống trong cuộc đời mình, đó là môi trường tự nhiên, xã hội. Trong môi trường sống đó, con người luôn có khả
năng chịu những rủi ro, hiểm hoạ. Bên cạnh các nguy cơ đến từ tự nhiên như
lũ lụt, bão, núi lửa, tuổi già và cái chết Thì bản thân con người và xã hội cũng vô tình hoặc hữu ý tạo ra những nguy cơ bất an cho An sinh xã hội. Dưới
đây là một số nguy cơ đã được thống kê:
* Toàn cầu hoá và nghèo đói
Bên cạnh những cơ hội như giao lưu văn hoá, giao thương mở cửa, chuyển giao công nghệ, tri thức toàn cầu hoá cũng mang lại những khoảng
cách giàu- nghèo ngày một lớn và nguy cơ các nước nghèo càng nghèo hơn do bị nền kinh tế- thương mại của nước giàu chi phối. Hậu quả là số lượng người thất nghiệp, phá sản tăng, người nghèo tăng và những hộ buôn bán nhỏ cũng như những gia đình trung lưu trở xuống dễ bị tổn thương.
* Môi trường, thảm hoạ, sinh thái
Kinh tế- thương mại- khoa học- công nghệ càng phát triển thì nguy cơ
môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên thế giới bị tàn phá
càng cao. Một thực tế đáng buồn là khi các nước phát triển đã có nền kinh tế, tri thức và tiềm năng đủ mạnh để bảo tồn thiên nhiên, môi trường sống của người dân nước mình(điều kiện sống của họ rất cao- cả về thu nhập và môi trường sống), thì ở những nước đang phát triển- nơi chiếm phần lớn dân số thế giới, môi trường sống đang bị đe doạ ngày càng nghiêm trọng. Có điều này vì
các nước đang phát triển không đủ tiềm lực để vừa phát triển kinh tế, vừa xử lý hậu quả môi trường do sản xuất gây nên (thường đòi hỏi chi phí rất cao). Mặt khác, chính toàn cầu hoá biến các nước đang phát triển như một "bãi rác"
khổng lồ chứa những công nghệ lạc hậu của thế giới- những công nghệ chưa
đủ chức năng bảo vệ môi trường.
Tốc độ xây dựng, phát triển cao cũng đòi hỏi các nước đang phát triển phải tận dụng những tài nguyên của mình bởi nhập khẩu là điều phải hạn chế tối đa (để phát triển nhanh nhất). Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, nhất là ở các nước, các khu vực nghèo của thế giới.
Những thảm hoạ về môi trường sinh thái đối với cuộc sống con người xuất phát từ: ô nhiễm không khí(do khí CO2, mêtan từ khai thác gỗ làm giấy, dầu lửa ), ô nhiễm đất(nặng nhất ở xung quanh các mỏ khoáng sản, vùng nông nghiệp thâm canh, vùng lưu không dọc xa lộ, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung, vùng chứa nhiều nước thải lâu năm ), ô nhiễm nguồn nước(ô nhiễm nước ngầm, nước mặt như ao, hồ, sông, suối, ô nhiễm nước biển do rác thải công nghiệp, mưa khí quyển ).
* HIV/AIDS và các bệnh dịch
HIV/AIDS được coi là đại họa dịch bệnh lớn nhất của con người trong thế kỷ 20. Loại virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người và đến nay y học nhân loại vẫn đang bó tay chưa tìm được thuốc phòng- chữa đã lây lan nhanh chóng qua các châu lục và đến mọi nơi trên thế giới. Bởi không ai biết chắc mình có phải là nạn nhân của loại virus này hay không và thời gian ủ bệnh trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS là rất lâu (7-10 năm) nên nguy cơ
lây lan và chết người của nó là vô cùng lớn. Hơn nữa, đây cũng là căn bệnh
đòi hỏi quá trình chữa bệnh khá tốn kém và kiên trì. Đây cũng là bệnh gây sự kỳ thị ở nhiều xã hội, trong đó có Việt Nam nên người có HIV/AIDS không những đứng trước nguy cơ kiệt quệ về tài chính do chữa bệnh mà còn rất có thể bị mất việc làm, phân biệt đối xử và bị từ chối sự giúp đỡ từ cộng đồng và gia đình.
Ngoài HIV/AIDS, nhân loại luôn đứng trước nguy cơ những dịch bệnh phát sinh. Trong lịch sử loài người, dân số thế giới đã và đang bị khủng hoảng khi đối mặt với dịch bệnh như tả, sốt rét, cúm gia cầm, SARS Những dịch bệnh này tấn công và gây thiệt hại mạnh nhất ở những người nghèo và những người yếm thế trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người già.
* Chiến tranh, nội chiến, xung đột sắc tộc, khủng bố
Hai cuộc chiến tranh thế giới đã làm vơi đi hàng trăm triệu người và rất nhiều thế hệ trong các gia đình toàn thế giới.
Thế kỷ 20 cũng đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc như chiến tranh Liên Xô, chiến tranh Việt Nam Hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược là mất mát về vật chất của cả nước tham chiến và nước bị xâm lược; về tinh thần của người dân và quân nhân hai bên; về những thế hệ của người dân và quân nhân trong cuộc chiến. Như ở Việt Nam hiện nay, di chứng chiến tranh vẫn còn ở những nạn nhân chất độc da cam(chất khai quang) do quân đội Mỹ rải xuống trong chiến tranh Việt Nam. Hậu quả
chiến tranh rất nặng nề đối với người trực tiếp tham chiến, gia đình họ, dân thường và toàn xã hội rất nhiều năm sau đó.
Thế kỷ 20 cũng là thảm họa của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai và diệt chủng Pôn-pốt, thanh trừng sắc tộc ở Ruanda, Bosnia....
Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thế giới liên tục chịu đựng những cuộc xung đột sắc tộc và khủng bố ở khu vực Trung đông, Nam á, Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác. Hiện điểm nóng chiến sự thế giới vẫn còn ở Li- b¨ng, I- xra-en, Pa-let-xtin
Giá của chiến tranh, xung đột, khủng bố bao giờ cũng là sinh mạng, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, thu nhập, việc làm, nước sạch, lương thực Hậu quả nặng nề nhất rơi vào phụ nữ và trẻ em.
* Bất bình đẳng xã hội
Phụ nữ hiện chiếm hơn 1/2 dân số thế giới nhưng phải gánh vác tới 2/3 công việc và nhận lại khoản thu nhập chỉ bằng 1/10 thu nhập của thế giới. Phụ nữ sở hữu dưới 1% tài sản thế giới và 2/3 người mù chữ trên thế giới là phụ nữ.
Đây là những con số do Liên hợp quốc đưa ra phản ánh tình trạng bất bình
đẳng giới hiện nay trên toàn cầu.
Cùng với phụ nữ, trẻ em cũng là những đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
Trẻ em có nguy cơ cao hơn người lớn đối với các loại dịch bệnh. Trẻ em không được quan tâm dễ là nạn nhân của nạn thất học, nạn buôn người, nạn
đói, suy dinh dưỡng
Người khuyết tật cũng là những người dễ bị phân biệt đối xử và có khoảng cách với cuộc sống bình thường. Khoảng 3/4 người khuyết tật rơi vào số người nghèo đến cực nghèo. Tại một số nước công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật cao hơn gấp 2 so với người bình thường. Tại rất nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, người khuyết tật ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công cộng, nhất là trường học và cơ sở y tế, văn hoá do thiếu phương tiện giao thông và công trình tiếp cận với người khuyết tật.