Dư luận xã hội phản ánh tác động của các thông tin về An sinh xã hội
được đăng tải trên báo chí. Thông tin có hiệu quả là thông tin nhận được phản hồi của công chúng báo chí, hoặc từ các cơ quan có thẩm quyền. Hiệu quả cao nhất của thông tin là làm chuyển biến về hành động của đối tượng tiếp nhận báo chí (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, cộng đồng, nhà nước...).
Trong những năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn hội nhập kinh tế- quốc tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, điều tra dư luận xã hội là phần quan trọng không thể thiếu trong việc hoạch định bất kỳ chính sách nào, đặc biệt là chính sách An sinh xã hội. Đồng thời, qua việc tạo dư luận và định hướng dư luận, báo chí góp phần đưa An sinh xã hội trở thành công việc của toàn dân, tức là xã hội hoá công tác đảm bảo an toàn cuộc sống cho mỗi người dân. Qua đó, báo chí đã góp phần ổn định tình hình xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế cho nhân dân và toàn xã hội.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tổ chức điều tra xã hội học trong 500 độc giả báo chí thuộc lứa tuổi từ 25- 60 tuổi (độ tuổi lao động) (số phiếu phát ra: 500 phiếu, số phiếu thu về: 500 phiếu).
Kết quả thu được như sau:
- 86% số người được hỏi thường xuyên đọc báo.
- 70% quan tâm tới các thông tin An sinh xã hội.
- 66% độc giả biết tới ý nghĩa hệ thống An sinh xã hội qua báo chí.
- 10% chưa biết cụm từ "An sinh xã hội".
- Trong số các nhóm thông tin về An sinh xã hội, 73% số người được hỏi quan tâm tới thông tin về trợ giúp xã hội; 66% chú ý đến các thông tin về chính sách lao động, xã hội (hỗ trợ việc làm, dạy nghề) của Nhà nước; 53% ưa thích thông tin về bảo hiểm xã hội; 43% muốn đọc thông tin về các phong trào xã hội; 40% quan tâm tới thông tin về ưu đãi xã hội.
- 63% độc giả cho rằng thông tin về An sinh xã hội giúp ích cho các cơ
quan quản lý Nhà nước về An sinh xã hội; 46% lựa chọn đáp án "giúp ích cho bản thân"; 40% đồng ý thông tin này có ích trong việc giáo dục lối sống lành mạnh và 19% khẳng định tác dụng của thông tin là nâng cao truyền thồng.
- 56% người đọc đánh giá tần suất xuất hiện các thông tin về An sinh xã
hội ở mức bình thường.
- 70% cho rằng tính thời sự của thông tin về An sinh xã hội bình thường.
- 76% độc giả nhận xét chất lượng thông tin ở mức bình thường.
- Thể loại tác phẩm thể hiện thông tin về An sinh xã hội được ưa thích nhất là phóng sự (56% độc giả lựa chọn), tiếp theo là tin (50%), phỏng vấn (43%), ®iÒu tra (36%).
* NhËn xÐt:
Khảo sát ý kiến độc giả cho thấy, các thông tin về lĩnh vực An sinh xã
hội hiện nay mới chỉ ở mức trung bình về cả số lượng, tính thời sự, độ hấp dẫn, tính định hướng và sự hấp dẫn với độc giả.
Báo chí chưa có những bài viết sâu nhằm hướng dẫn, lý giải cho người
đọc hiểu về mạng lưới An sinh xã hội. Điều này thể hiện ở số liệu: có tới 10%
độc giả chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ "An sinh xã hội". Đây là một hạn chế, bởi An sinh xã hội là thuật ngữ quốc tế, hiểu biết ý nghĩa cụm từ này sẽ giúp người dân có thái độ ứng xử tốt hơn khi đất nước hội nhập quốc tế. Mặt
khác, An sinh xã hội là một hệ thống những quyền lợi có liên quan trực tiếp
đến cuộc sống mỗi người dân.
Việc đưa thông tin hiện nay mới mang tính thời vụ. Nghĩa là khi có sự kiện, hoặc thời gian cao điểm, các báo mới đăng tải thông tin về An sinh xã
hội một cách tương đối hệ thống và dầy đặc. Điều này hạn chế tác dụng của báo chí và gây thiệt thòi cho công chúng, bởi những thông tin về An sinh xã
hội thay đổi từng ngày theo sự thay đổi của đời sống xã hội- chính trị trong nước và quốc tế.
Các thể loại thể hiện thông tin về An sinh xã hội tương đối nghèo nàn, chưa có sự tìm tòi đổi mới về hình thức thể hiện lẫn thể loại tác phẩm báo chí.
Thông tấn là nhóm tác phẩm được sử dụng nhiều nhất, ít hình ảnh minh hoạ, số liệu chưa sâu và tổng quát... là những đặc điểm gây nhàm chán cho người
đọc khi tiếp nhận những thông tin này. Bên cạnh đó, báo chí trong nước cũng chưa khai thác những bài viết về hệ thống An sinh xã hội các nước khác để làm ví dụ và kinh nghiệm cho công chúng trong nước.
Những hạn chế về thông tin về An sinh xã hội trên báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng báo chí cũng như đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đã gia nhập WTO như hiện nay. Bởi lẽ, khi nền kinh tế càng phát triển trong một cộng đồng đa biên, tự do hoá thương mại, thì các vấn đề An sinh xã
hội càng nóng bỏng.
Tiểu kết Chương II:
Nhìn chung, báo chí thời gian qua đã rất tích cực truyền tải các thông tin về An sinh xã hội. Thông qua báo chí, những thông tin thuộc lĩnh vực An sinh xã hội đã nhanh chóng đến được với công chúng, có tác dụng tích cực trong việc ổn định và phát triển đời sống nhân dân. Đồng thời, qua báo chí,
những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân về hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, báo chí vẫn còn những hạn chế nhất định về cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin về An sinh xã hội. Đây là hiện thực khách quan, bởi An sinh xã hội là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam và đang trên đà hoàn thiện để đi vào cuộc sống.
Qua việc khảo sát thông tin An sinh xã hội trên 3 tờ báo Lao động và Xã hội, Lao động, Hà Nội mới trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006 và kết quả bảng hỏi ý kiến người đọc về thông tin An sinh xã hội trên báo chí, có thể nhận thấy lĩnh vực An sinh xã hội chiếm được sự quan tâm của
đông đảo công chúng báo chí. Điều này đòi hỏi những thay đổi tích cực của thông tin An sinh xã hội trên báo chí trong thời gian tới.
Từ những nhận xét ban đầu về những đóng góp, hạn chế và bài học kinh nghiệm của lĩnh vực An sinh xã hội trên báo chí, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin về lĩnh vực này ở chương tiếp theo.
Chương III