Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội trên báo chí là vấn đề khách quan, bức thiết

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội  (Trang 90 - 95)

Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin về

3.1 Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội trên báo chí là vấn đề khách quan, bức thiết

Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng báo chí nói chung cũng như nhận thức về vấn đề An sinh xã

hội trong công chúng báo chí Việt Nam, phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

An sinh xã hội là nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Thông tin về An sinh xã hội cũng là nhu cầu khách quan của công chúng báo chí. Các thông tin có liên quan đến An sinh xã hội đã và đang được tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay, đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội và nhu cầu về An sinh xã hội của người dân, hệ thống chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Trước thực tế đó, báo chí phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh nhậy hơn trong việc phản ánh đúng tầm thông tin về An sinh xã hội.

Nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội là đòi hỏi bức thiết khách quan hiện nay vì những lý do sau:

Trước hết, phải khẳng định, An sinh xã hội luôn là vấn đề thiết yếu đối với mỗi người dân. Làm thế nào để tiếp cận với cơ hội phục hồi và hoà nhập cộng đồng sau một vụ tai nạn gây thương tích bất ngờ? Làm thế nào để có lại một công việc, một mái nhà che thân sau khi trải qua một cơn bão lớn làm mất hết nhà cửa, nơi làm việc? Làm thế nào để có nguồn thu nhập ổn định, được khám chữa bệnh, chăm sóc khi về già... Đó là một số câu hỏi luôn đặt ra đối với công chúng mà báo chí là một trong những tổ chức phải tìm ra câu trả lời

cho họ. Đây là nhu cầu rất khách quan, không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bất kỳ con người nào trên thế giới.

Thứ hai, An sinh xã hội đang là vấn đề "nóng" về chính sách của Việt Nam. Với nhu cầu thực tế và sự phát triển của đất nước, Nhà nước ta đang khẩn trương hoàn thiện hệ thống chính sách về An sinh xã hội. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của

Đảng do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày ngày 18/4/2006 nhấn mạnh:

"...Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động trình độ cao... Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập" là mục tiêu của cả nước trong thời gian tới.

Vì thế, đẩy mạnh thông tin về An sinh xã hội phải là một trong những mục tiêu chiến lược của báo chí, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thứ ba, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chắc chắn lĩnh vực xã hội, trong đó đặc biệt là An sinh xã hội của nước ta sẽ chịu những ảnh hưởng lớn. Những ảnh hưởng đó hoặc là tích cực (tạo nhiều công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, giá nhân công cao...), hoặc là tiêu cực (khoảng cách giàu- nghèo gia tăng, người nghèo, người bị phá sản nhiều hơn, thương mại hoá về dịch vụ y tế, giáo dục...). Từ

đó, gánh nặng An sinh xã hội chắc chắn sẽ nhiều hơn. Báo cáo của UNDP cũng nêu rõ: "...Với đã tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, điều hết sức quan trọng là phải tạo ra các mạng lưới an sinh xã hội nhằm giúp các nhóm dân cư

dễ bị tổn thương nhất khỏi bị đẩy trở lại tình trạng nghèo đói do tuổi già, yếu sức khỏe, tàn tật hay chi phí giáo dục gia tăng cho con em họ" (Trích bài viết

"Gắn kết phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo", trang tin Xóa đói giảm nghèo và Phát triển xã hội, http://www.undp.org.vn). Những tác động, thay

đổi đó đòi hỏi báo chí phải là lực lượng đi tiên phong trong việc dự báo cho công chúng để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất; đồng thời, kịp thời phản ánh những vướng mắc, kẽ hở trong hệ thống chính sách an sinh cũng như những nhu cầu thực tế phát sinh từ phía người dân.

Thứ tư, nâng cao chất lượng An sinh xã hội của Việt Nam cũng như

chất lượng thông tin về An sinh xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Lịch sử đã chứng minh, khi và chỉ khi xã hội ổn định, con người được sinh sống an toàn, được tạo cơ hội phát triển, thì kinh tế mới tăng trưởng vững chắc.

Về mặt vi mô, thông tin về An sinh xã hội không chỉ có ích đối với những người đang cần hệ thống an sinh nâng đỡ, hoặc đối với các nhà hoạt

động chính sách, mà còn rất cần thiết cho những nhà kinh doanh dịch vụ- thương mại- sản xuất cũng như mọi hoạt động kinh tế. Thông qua những thông tin về An sinh xã hội, các nhà quản lý kinh tế và các chủ doanh nghiệp cập nhật mọi chính sách mới về bảo hiểm, lương tối thiểu, trợ cấp... của người lao động. Đây là những thông tin có tác động trực tiếp đến bất cứ chính sách, chiến lược kinh doanh, giá cả nào của doanh nghiệp.

Mặt khác, thông qua hệ thống thông tin về An sinh xã hội, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình bằng cách tham gia các phong trào An sinh xã hội, hoặc làm tốt những chính sách an sinh đối với người lao

động của mình.

Về mặt vĩ mô, thông tin về An sinh xã hội giúp ích cho những nhà hoạch định chính sách về kinh tế có những điều chỉnh về các chính sách tiền lương tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... đối với người lao động và phần đóng góp của người sử dụng lao động. Những chính sách đó có tác dụng điều tiết các nguồn lợi kinh tế, phục vụ cho mục đích an sinh của người lao động và những người sống phụ thuộc vào họ. Một khi người lao động và gia đình họ được đảm bảo một mức sống an toàn và triển vọng an toàn, thì sức lao động sẽ được kích thích để nâng cao năng suất lao

động.

Thứ năm, báo chí tiếp tục là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đất nước và của mỗi người dân. Trong bài nói chuyện về báo chí Việt Nam gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trong xã hội thông tin ngày nay, nhu cầu về thông tin, quyền được thông tin của người dân ngày càng cao và là nhu cầu hết sức chính

đáng. Đảng, Nhà nước ta đã và đang tạo mọi điều kiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này của nhân dân. Mỗi tờ báo của ta phải vươn lên trở thành một cơ

quan ngôn luận, một diễn đàn của nhân dân, một ngọn cờ chiến đấu của đất nước ta, của dân tộc ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..."(Trích lời chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân sinh nhật lần thứ 31 của báo Tuổi Trẻ) . Với vai trò đó, báo chí cần tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin nói chung và thông tin về những vấn đề liên quan đến An sinh xã hội nói riêng.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội còn có ý nghĩa văn hoá, lịch sử, nhân văn sâu sắc

Lịch sử của Việt Nam là lịch sử của nền văn hoá phương Đông tốt đẹp và cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước. Lịch sử đó quy định những mã văn hoá của Việt Nam nói chung và những đặc điểm con người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cũng quy định những quy tắc ứng xử của xã hội, cộng đồng và con người Việt Nam đối với những thông tin mang tính An sinh xã hội.

Con người trong nền văn hoá phương Đông được đặt trong mối quan hệ với gia đình, làng xóm, theo hai nguyên tắc ứng xử: tình và lý (các quy ước xã

hội truyền thống). Những nguyên tắc đó đòi hỏi con người sống với nhau trước hết bằng tình người. Dân gian đã đúc kết mối quan hệ rất đặc trưng, đặc biệt này của người dân Việt Nam bằng những câu ca dao, tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "Lá lành đùm lá rách"... Nét đẹp yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người không phải là ruột thịt, nhất là khi có người gặp hoạn nạn là tính cách của người Việt Nam, trước khi trở thành chủ trương,

đường lối của Nhà nước. Khi một cộng đồng dân cư trong nước, thậm chí cộng đồng người Việt ở nước ngoài gặp phải thiên tai, bão lũ, hiểm hoạ... lập tức, hàng chục triệu người dân trong nước và kiều bào nước ngoài cùng đứng ra chia xẻ, hoặc bằng vật chất, hoặc bằng tinh thần với những người bị nạn. Có thể lấy ví dụ cho những hành động này trong và sau cơn bão Katrina (Hoa Kỳ), vụ sinh viên Việt Nam Vũ Anh Tuấn bị sát hại ở Nga, cơn bão số 6 ở miÒn Trung võa qua...

Đặc trưng văn hoá nhân văn này không chỉ quy định thói quen ứng xử của con người Việt Nam, mà còn tác động đến thị hiếu, thói quen tiếp nhận và phản hồi thông tin của công chúng báo chí Việt Nam. Theo đó, những thông tin về trợ giúp xã hội, phong trào xã hội, ưu đãi xã hội luôn là những mảng

được độc giả quan tâm nhiều nhất.

Bên cạnh tác động của văn hoá truyền thống, những biến động của lịch sử cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thông tin về An sinh xã hội trên các phương tiện truyền thông. Lịch sử Việt Nam gắn liền với những cuộc chiến tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ toàn vẹn non sông, bờ cõi. Trong và sau những cuộc chiến tranh, luôn luôn có những mất mát về người và tài sản nhân dân, tài nguyên đất nước. Các triều đại phong kiến đã từng có thông lệ miễn thuế, ban hành chính sách cứu đói, an dân... khi nước nhà vừa dành chiến thắng trước quân đội xâm lược. Sang thời kỳ cách mạng, ngay từ khi nền dân chủ mới được thiết lập tại Việt Nam, Chính phủ lâm thời mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua nhiều Sắc lệnh, quyết định về thành lập các cơ quan quản lý Nhà nước về cứu trợ, về thương binh liệt sĩ, y tế... để thi hành các chính sách an sinh. Bản thân Người cũng đi đầu là tấm gương chia xẻ khó khăn với đồng bào đang gặp khó khăn bằng cách phát động các phong trào như "Hũ gạo cứu đói", tặng áo cho người già...

Sau này, khi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đưa ra những chính sách ưu tiên, ưu đãi, giải quyết hậu quả chiến tranh. Những chính sách, chủ trương đó luôn được nhắc tới trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước...

Chính sách và các hoạt động ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đó là những chính sách tôn vinh nét đẹp truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người có công với nước, vận động họ tham gia tích cực vào ổn định trật tự xã hội. Trong thực tế, đã có rất nhiều tấm gương người có công được báo chí phát hịên và phản ánh, là "đầu tầu" trong khu dân cư về giữ

vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế gia đình, tạo công văn việc làm, thu nhập cho con em đồng đội cũ hoặc cư dân trong cộng đồng.

Do vậy, để giữ ghìn và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống và những giá trị lịch sử, việc nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội là rất cần thiết. Về phần mình, chính văn hoá và lịch sử góp phần rất lớn vào việc cải tiến chất lượng cho thông tin An sinh xã hội trên báo chí.

Trước đòi hỏi nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội, báo chí cần thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội  (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)