Chính sách về An sinh xã hội là mảng chính sách lớn, bao hàm hệ thống chính sách về bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...), trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách đối với trẻ em, người khuyết tật, người già...), ưu đãi xã hội (chính sách ưu đãi người và gia đình có công với cách mạng), chính sách thị trường lao động (các chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực, tạo việc làm, dạy nghề, trợ giúp các doanh nghiệp, cơ quan tạo việc làm...). Ngoài ra,
Đảng và Nhà nước còn có những chủ trương, đường lối về việc thực hiện các phong trào xã hội hoá các hoạt động An sinh xã hội.
Cập nhật, phân tích, bình luận, phản hồi... thông tin về các chính sách của Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ chung của mỗi cơ quan báo chí. Tuy nhiên, trước dòng thông tin chính sách dày đặc và đa dạng từ cấp Trung ương đến địa
phương, mỗi tờ báo đều dành diện tích đăng tải những lĩnh vực chính sách ưu tiên riêng. Đối với riêng 3 tờ báo Lao động và Xã hội, Lao động và Hà Nội Mới, các thông tin về chính sách, chủ trương An sinh xã hội lớn được cập nhật thường xuyên.
Ví dụ, trong số báo ra ngày 2/11/2006, báo Hà Nội Mới đã đăng tin:
Từ 15-11, thí điểm miễn phí vé xe buýt cho thương binh và người tàn tËt
(HNM) - UBND TP vừa quyết định thực hiện thí điểm miễn vé xe buýt cho thương binh và người tàn tật.
Theo quyết định này, từ ngày 15-11-2006 đến 15-11-2007 các thương binh, bệnh binh và người tàn tật thuộc diện KT1, KT2 trên địa bàn thành phố có khả năng tự tham gia giao thông sẽ được miễn vé xe buýt trên tất cả các tuyến nội đô, kể cả các tuyến xã hội hóa. Những đối tượng được miễn vé sẽ
được cấp Thẻ đi xe buýt miễn phí - loại thẻ nhựa SMACARK có ảnh kèm, giá
trị sử dụng 12 tháng kể từ ngày cấp. Ngành LĐTB và XH tiến hành điều tra, lập danh sách ngành GTCC quản lý và cấp thẻ cho các đối tượng được miễn phÝ.
Thông tin trên phản ánh chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và thương binh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là chính sách ra đời rất có ích đối với hai đối tượng nêu trên, đã được báo Hà Nội Mới dự báo 3 ngày trước khi đi vào thực hiện, nên thông tin này có giá trị cao.
Trên số báo ra ngày 5/4/2005, báo Hà Nội Mới cũng đăng bài phản ánh
"Bảo hiểm xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân". Tác phẩm này phân tích tác dụng của hệ thống bảo hiểm xã hội trên cả nước sau 10 năm hoạt động.
Bài viết đã tổng hợp những kết quả của hệ thống bảo hiểm xã hội trong 10 năm: "Nếu như năm 1995 (năm bắt đầu ra đời BHXH) chỉ có 2,8 triệu người tham gia BHXH, đến nay đã có 7,5 triệu người tham gia. Riêng năm
2004, Quỹ BHXH đã đạt doanh thu hơn 13.000 tỷ đồng và 10 năm qua đạt doanh thu hơn 58.000 tỷ đồng..."
Bài báo đã giải thích rất khéo léo hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay:
"BHXH đã từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế, bảo đảm cho mọi người dân được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong bảo hiểm và dần cải thiện lương hưu, các chế độ, trợ cấp và quyền lợi khác. Quỹ BHXH đã được hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả để bảo toàn vốn và tăng trưởng, bảo đảm chi trả đúng chế độ, đúng đối tượng và kịp thời. Trước kia, nói đến BHXH, người ta thường nghĩ ngay đến những khoản trợ cấp do Nhà nước chi, nhưng ngày nay nhờ đối tượng tham gia bảo hiểm được mở rộng, nguồn thu ngày càng tăng, ngành BHXH đã có nguồn để chi trả cho đối tượng tham gia bảo hiểm và có tích luỹ...".
Phân tích lợi ích của BHXH, bài báo viết: "...Nguồn tiền thu được từ bảo hiểm đã là một kênh vốn quan trọng để Nhà nước đầu tư vào một số dự
án quan trọng, quỹ BHXH đã góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, sau khi tiếp nhận BHYT từ Bộ Y tế vào năm 2002, BHXH đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trong cả nước bảo đảm tốt việc khám, chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT. Ngoài số người tham gia BHYT bắt buộc, BHXH còn có nhiều biện pháp vận động BHYT tự nguyện một số đối tượng như học sinh, sinh viên, hội viên hội đoàn thể, thân nhân những người làm công hưởng lương và hộ gia đình ở nông thôn tham gia BHYT tự nguyện... 10 năm qua, BHXH Việt Nam đã giải quyết cho trên 500.000 người hưởng chế độ BHXH hằng tháng, trong đó có 350.000 người hưởng chế độ hưu trí, hơn một triệu người hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần, 10 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, 1,3 triệu người hưởng trợ cấp thai sản, 1,6 triệu người hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe và hơn 100.000 trường hợp hưởng trợ cấp mất sức lao động...".
Tuy nêu ra nhiều kết quả, nhưng bài báo cũng đã đề cập đến khó khăn của hệ thống bảo hiểm xã hội nước ta là do: "... nhận thức về chính sách BHXH, BHYT của một bộ phận người dân, người sử dụng lao động còn hạn chế, nên đã có không ít đơn vị, công ty trốn tránh không đăng ký BHXH cho
đủ số lượng lao động hoặc đóng chậm, thiếu... Về phía người lao động, nhiều người chỉ quan tâm đến việc làm và thu nhập trước mắt mà không nghĩ đến việc bảo vệ quyền lợi của mình về lâu dài, nên đã không đấu tranh với chủ sử dụng lao động để được tham gia BHXH...".
Như vậy, chỉ qua 1 bài báo, thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội đã
được phản ánh đầy đủ tính ưu việt cũng như điểm tên những khó khăn mà hệ thống bảo hiểm xã hội nước ta đang gặp phải. Bài báo có tác dụng đến 2 nhóm
đối tượng: đối với công chúng báo chí: phổ biến, nâng cao kiến thức về bảo hiểm xã hội và công tác bảo hiểm xã hội đến người đọc; đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội: đưa ra tiếng nói của ngành bảo hiểm xã hội lên công luận.
Cũng thông tin về chính sách có liên quan đến Bảo hiểm y tế, báo Lao
động có một tin đăng trên số báo ra ngày 17/8/2005:
Người tham gia BHYT tự nguyện được hưởng quyền lợi như BHYT bắt buộc
Theo kết quả ban đầu từ cuộc họp ngày 16.8 của Bộ Y tế với các cơ
quan chức năng để quyết định các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) mới đối với người tham gia BHYT tự nguyện, thì người tham gia BHYT tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi như người tham gia BHYT bắt buộc.
Theo đó, người tham gia BHYT tự nguyện không cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh mà BHYT sẽ thanh toán 100%. Khi sử dụng dịch vụ kỹ
thuật cao chi phí lớn sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ kỹ thuật cao có mức chi phí dưới 7 triệu đồng. G.H
Thông tin chuyển tải khá gọn nhẹ và vào thẳng vấn đề, mặc dù thông tin trong toàn cuộc họp dài hơn rất nhiều. Đây cũng là phong cách chung trong việc đưa thông tin về chính sách An sinh xã hội trên báo Lao động.
Ví dụ, trên số báo ra ngày 27/7/2005, có đăng tin sâu giới thiệu về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng mới được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành:
Công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (mới):
Bổ sung 4 đối tượng hưởng chế độ ưu đãi
Sáng 26.7, Văn phòng Chủ tịch Nước họp báo về Lệnh của Chủ tịch Nước công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27.6). Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.2005.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng gồm 5 chương, 48 điều (tăng thêm 15 điều so với pháp lệnh hiện hành) đã được bổ sung thêm 4 đối tượng hưởng chế độ ưu đãi là: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hoá học; thương binh loại B xác nhận trước ngày 31.12.1993; bệnh binh mất sức lao động từ 41%-60% được công nhận trước ngày 31.12.1994; người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng huân chương, huy chương Kháng Chiến. Pháp lệnh quy định cụ thể các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ.
Ngoài ra, pháp lệnh cũng quy định rõ thân nhân của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến trước Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (khoản 3 - Điều 9; khoản 3 -
Điều 10); bổ sung chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục-đào tạo đối với con của họ. Bổ sung người trong gia đình được tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc "bằng có công với nước" trước CMT8 và người trong gia đình được tặng huân chương Kháng Chiến, huy chương Kháng Chiến vào mục "Người có công giúp đỡ cách mạng" (Điều 32, 33).
Pháp lệnh này còn bổ sung quy định về chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng thưởng huân chương Kháng Chiến, huy chương Kháng Chiến; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương Kháng Chiến (Điều 31, 33). Bổ sung chế
độ ưu tiên thuê đất, mặt nước, mặt nước biển đối với AH LLVTND, AH LĐ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
học, thân nhân liệt sĩ (Điều 17, 20, 24, 26).
Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị phạt tù, không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt bị
đình chỉ chế độ ưu đãi; người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì vĩnh viễn bị đình chỉ hưởng chế độ ưu
đãi.
§.L.T Tác phẩm đăng tải thông tin ngay ngày hôm sau khi Pháp lệnh được ban hành. Tin có 509 chữ, trong khi đó Pháp lệnh dài vài nghìn từ. Đây là những ưu điểm của báo Lao động, đăng tin về chính sách mới nhanh chóng, ngắn gọn và tập trung vào thông tin chính, vì thế dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với
Tuy nhiên, thông tin về chính sách thuộc mạng lưới An sinh xã hội không được đăng tải nhiều trên hai tờ báo, đặc biệt là báo Lao động.
Trong khi đó, thông tin về chính sách liên quan đến An sinh xã hội lại là mảng thông tin chính trên báo Lao động và Xã hội. Với lợi thế là cơ quan trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, báo Lao động và Xã hội vừa có được nguồn tin sớm, vừa có nghĩa vụ đăng tải những chính sách An sinh xã
hội thuộc lĩnh vực ngành như: Lao động- việc làm, Tiền lương, Bảo hiểm, Ưu
đãi người có công, xoá đói giảm nghèo, Dạy nghề... Vì thế, ngoài việc cập nhật các tin tức về chính sách mới, báo còn đăng tải những bài giới thiệu, phân tích sâu của các chuyên gia về An sinh xã hội.
Ví dụ, trong số báo ra ngày 13/9/2005, báo Lao động và Xã hội đã đăng bài: "Tháng 10/2005: Tiếp tục điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH". Bài báo đưa thông tin ban đầu về việc Chính phủ có lộ trình tăng lương hưu và trợ cấp BHXH. Sau đó, vì nhận được nhiều câu hỏi của độc giả đề nghị làm rõ hơn lộ trình này, đồng thời có nguồn tin riêng khẳng định Chính phủ đã chính thức ký Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, nên ngày 18/9, báo đăng tiếp bài: "Từ 1/10/2005 sẽ thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH" của Tiến sĩ Đặng Anh Duệ, trong đó giải thích cụ thể hơn bài báo trước.
Trong khuôn khổ khoảng 1.400 từ, bài báo đã đi từ việc phản ánh kết quả thực hiện Nghị định 208/2004/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ năm 2004 đến tháng 4/2005; đến dự thảo Nghị
định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ. Theo nội dung bài báo, dự thảo Nghị định là phần thông tin chính cần thông báo đến người đọc. Bài báo đã đăng tải rất chi tiết về: đối tượng được điều chỉnh lương hưu; mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tăng thêm đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu trước ngày 1/10/2005 và đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1/10/2005 đến ngày 30/9/2006 và các trường hợp ngoại lệ khác.
Như vậy, bài báo đăng tải cụ thể và chi tiết nội dung trong chính sách
điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của Chính phủ. Ưu điểm của bài báo là thông tin đầy đủ, cụ thể. Nhưng nhược điểm của tác phẩm là dung lượng bài viết dài, quá nhiều thông tin, trong đó có cả thông tin cũ (lộ trình lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ năm 2004- 2005) không cần thiết.
Ngoài ra, cách viết không có sự dẫn giải theo ngôn ngữ sinh hoạt mà dùng nguyên ngôn ngữ khoa học nên gây khó hiểu, nhàm chán cho người đọc.
Tuy nhiên, đến năm 2006, những nhược điểm trên được khắc phục tương đối hiệu quả. Ví dụ, số báo ra ngày 20/7 đăng bài: "Sẽ điều chỉnh tăng dần lương tối thiểu", với dung lượng hơn 1.100 từ, tác giả Như Mai đã phân tích lộ trình tăng lương theo 3 vấn đề: Lương tối thiểu chưa theo nguyên tắc bình đẳng trong kinh tế thị trường; Điều chỉnh hàng năm tăng 20- 25% lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước; và Cần có luật Tiền lương tối thiểu.
Theo 3 vấn đề này, tác giả đã chỉ rõ sự bất cập của lương tối thiểu tại thời điểm bài báo: "Tuy nhiên, LTT( lương tối thiểu) hiện nay đang có những tồn tại là việc quy định không thống nhất giữa các khu vực đã tạo ra mâu thuẫn, chưa theo nguyên tắc bình đẳng trong kinh tế thị trường. Mức LTT chung thấp hơn mức thực trả trên thị trường lao động chưa phản ánh đầy đủ
được sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng còn gắn với nhiều mục tiêu xã hội như lương hưu, trợ cấp xã hội... LTT trong DN cũng chưa là cơ sở để thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương, chưa gắn với thị trường lao động...".
Từ bất cập trên, bài báo chỉ rõ lợi ích của Đề án cải cách tiền lương dựa trên các nguyên tắc: "Bù trượt giá; phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế; có tính đến quan hệ cung- cầu lao động...", mức lương này cũng sẽ "tiến tới áp dụng thống nhất mức LTT giữa các loại hình DN (doanh nghiệp) và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế...". Những phân tích đó đã được kết luận bằng thông tin: "Dự kiến, đối với DN trong nước (Cty Nhà nước và DN dân
doanh) quy định mức LTT vùng từ 1/1/2007 và thực hiện điều chỉnh tăng dần hàng năm (tăng khoảng 20- 25%). Đối với doanh nghiệp FDI, tiếp tục thực hiện mức LTT vùng theo Nghị định số 03/2006/NĐ-CP và điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 10%... Mức LTT chung giữa 3 loại hình DN sẽ được
áp dụng thống nhất vào năm 2010".
Bài báo cho thấy thông tin sâu về mức lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế chính của nền kinh tế trong nước trong lộ trình đến năm 2010. Rõ ràng, mục tiêu của bài báo không chỉ nhằm giới thiệu chính sách tiền lương của Nhà nước (Đề án cải cách tiền lương của Chính phủ đến năm 2010) mà còn nhằm phân tích nguyên nhân, lợi ích của lộ trình đó dưới góc độ chuyên gia.
Trên báo Lao động và Xã hội, các chính sách về An sinh xã hội thường
được đăng tải sâu, đầy đủ nội dung văn bản. Thông thường, tác phẩm được in trong các chuyên mục Văn bản mới (trang 2), trang Lao động việc làm (trang 4- 5), trang Chính sách & Cuộc sống (trang 8). Mật độ thông tin về chính sách An sinh xã hội dày, dung lượng dài. Tuy nhiên, hạn chế của các tác phẩm về
đề tài này là lối viết khô khan, nặng tính khoa học mà chưa tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Nhìn chung, cả 3 tờ báo đều ưu tiên đăng tải các thông tin về chính sách mới có liên quan đến vấn đề An sinh xã hội. Tuy nhiên, thông tin trên báo Lao
động thường ngắn gọn, nội dung phản ánh các chính sách đã hoặc sắp chính thức được ban hành. Báo Hà Nội Mới thiên về đăng tải các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Ưu đãi xã hội, Thị trường lao động. Tác phẩm về đề tài này trên báo Hà Nội Mới có dung lượng khá dài, thường dùng thể loại phản ánh.
Riêng trên báo Lao động và Xã hội, thông tin về các chính sách An sinh xã hội được đăng tải thường xuyên (gần như trên mỗi số), bài viết dài, nghiên cứu sâu. Tờ báo không những đưa thông tin về các chính sách mới ra đời, mà còn về các chính sách chưa ra đời, đang trong giai đoạn nghiên cứu, hoặc có