Vài nét về An sinh xã hội trên thế giới

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội  (Trang 24 - 29)

Chương I: Một số vấn đề chung về An sinh xã hội 13 1.1. Khái niệm An sinh xã hội

1.4. Vài nét về An sinh xã hội trên thế giới

Như đã nói ở phần Mở đầu, An sinh xã hội, hay an toàn sinh sống là mong ước của mỗi con người, mỗi cộng đồng người ngay từ thủa hồng hoang.

Trong xã hội phương Đông, cơ chế gia đình, cộng đồng, làng mạc luôn che chở, bao bọc, giúp đỡ các thành viên khó khăn là truyền thống văn hoá từ đời này sang đời khác. Dưới thời phong kiến, giai cấp thống trị cũng đề ra những chính sách giúp người yếu thế, có nhiều khó khăn như cô nhi, quả phụ, người già.

ở phương Tây, An sinh xã hội, tiếng Anh là “social security” hay trong tiếng Mỹ là “welfare” nghĩa là “trợ cấp xã hội” hay “An sinh xã hội” là những từ đã có từ rất lâu. Thời kỳ phong kiến, nông dân dựa vào sự ban phát của nhà thờ và sự bố thí của lãnh chúa mỗi khi mùa màng thất bát, cuộc sống đói kém.

Khi chế độ phong kiến suy tàn, nhà thờ không đủ khả năng đối phó với nạn nghèo đói tràn lan, năm 1601, ở nước Anh đã ban hành đạo luật Elizabeth cho người nghèo, đây có thể coi là bộ luật an sinh đầu tiên ở thế giới phương Tây.

Khi một số nước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, hàng loạt sự thay đổi về chất và lượng trong lòng xã hội các nước đó đã

diễn ra trước và sau đó, kéo theo những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ XVIII khởi nguồn từ nước Anh đã một mặt cải thiện sức sản xuất, tại ra nhiều của cải, hàng hoá phục vụ con người, nhưng mặt khác lại nảy sinh nạn thất nghiệp, các hình thức tệ nạn xã hội, tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em... Công nghiệp hoá lan đến nông thôn, làm nông dân mất đất kéo ra các đô thị công nghiệp, đem đến một gánh nặng mới cho cộng đồng thành phố từ các khu nhà ổ chuột đến cuộc sống bấp bênh, thu nhập thấp và các loại bệnh tật của những cư dân mới này. Để giải quyết những vấn đề đó, những người làm công ăn lương đã lập nên các quỹ cứu tế, các hội,

đoàn... đồng thời đấu tranh đòi giới chủ và Nhà nước phải trợ giúp, đảm bảo cuộc sống cho họ.

Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để đề phòng khi thu nhập bị suy giảm, bệnh tật hay tai nạn. Lúc đầu chỉ giới thợ tham gia, dần dần, hình thức bảo hiểm này được mở rộng cho tất cả mọi người có nguy cơ rủi ro vì tuổi già, bệnh tật hay do nghề nghiệp. Đến năm 1880, Chương trình An sinh xã hội được công nhận đầu tiên tại Đức, khi nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Otto von Bismarck. Chương trình không chỉ làm lợi cho công nhân mà còn đón đầu chương trình của các phong trào xã hội và dành được sự ủng hộ của giai cấp công nhân. Luật An sinh xã hội được thông qua ở Đức năm 1883 đã quy định việc bắt buộc mua bảo hiểm ốm đau, do công nhân trả 2/3 và người sử dụng lao động trả 1/3. Sau đó, bảo hiểm bắt buộc cũng áp dụng với hình thức bảo hiểm tuổi già, do 3 bên: công nhân, chủ lao động và Chính phủ cùng chi trả,

được công nhận năm 1889. Tính chất đoàn kết và chia xẻ rủi ro này đã làm tăng trách nhiệm của cả ba bên tham gia đóng bảo hiểm, đồng thời làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, Luật về bảo hiểm thất nghiệp mãi đến năm 1927 mới được thông qua

Sang những năm 30 của thế kỷ XX, mô hình An sinh xã hội của Đức

đã lan khắp châu Âu, sang các nước Mỹ La tinh, đến cả Bắc Mỹ và Ca-na-đa.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, An sinh xã hội trở thành lĩnh vực hoạt động phổ biến ở các nước mới giành độc lập ở châu á, châu Phi và vùng Ca-ri-bê.

Ngoài bảo hiểm xã hội, các hình thức giúp nhau như cứu trợ xã hội, tương tế xã hội cũng được phát triển để giúp đỡ những người khó khăn như người già cô đơn, trẻ mồ côi, người goá bụa... Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, đề phòng tai nạn, dịch vụ cho các đối tượng này cũng từng bước được mở rộng.

Hệ thống An sinh xã hội được hình thành và phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng quốc gia trong các giai đoạn khác nhau.

Tại Anh, chương trình hành động Bảo hiểm quốc gia do David Lloyd George xây dựng đã được thông qua năm 1911, cùng với đó, một chương trình bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và chương trình bảo hiểm ốm đau đã được thiết

lập. Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp lúc đó chỉ tính đến công chức Chính phủ, y tá, công nhân làm việc ngoài giờ và những người có thu nhập trên 250 bảng Anh/năm. Một chương trình bảo hiểm nhân mạng(bảo hiểm cho những người sống sót sau các tai nạn) đã được thông qua năm 1925. Năm 1942, ngài William Henry Beveridge cũng giới thiệu với Quốc hội Anh một kế hoạch mở rộng chương trình An sinh xã hội, phần lớn kế hoạch này được thông qua sau thế chiến thứ II.

Pháp thông qua chương trình Bảo hiểm thất nghiệp tình nguyện năm 1905 và năm 1928 làm tiếp các kế hoạch bảo hiểm bắt buộc về tuổi già và ốm

đau. Trong khi đó, các chương trình An sinh xã hội đa dạng cũng được thực hiện ở khắp châu Âu. Các chương trình này khác nhau giữa các quốc gia bởi loại hình bảo hiểm, phân hạng công nhân, phần chi trả giữa công nhân, chủ lao động và Chính phủ, các điều kiện để được nhận các trợ cấp, số lượng các trợ cấp và cuối cùng là hiệu quả chung của chương trình. Năm 1922, Liên bang Xô viết đã thông qua một kế hoạch An sinh xã hội tổng thể như một phần của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chi-lê trở thành nước châu Mỹ la tinh

đầu tiên có một chương trình An sinh xã hội.

Nước Mỹ không có An sinh xã hội cấp quốc gia cho tới năm 1935, khi Luật An sinh xã hội được thông qua như một phần của chương trình quyết sách mới của Tổng thống. Đạo luật quy định thực hiện chế độ bảo vệ người già, chế độ tử tuất, tàn tật, trợ cấp thất nghiệp. Luật này đã tạo ra hai chương trình bảo hiểm xã hội: một chương trình bồi thường thất nghiệp cấp bang- liên bang và một chương trình cấp liên bang về bảo hiểm hưu trí cho người già.

Luật An sinh xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ chỉ đề cập đến những công nhân thuộc các ngành nghề thương mại và công nghiệp, nhưng sau đó, một vài sửa đổi lớn đã làm tăng số lượng công nhân thuộc các ngành nghề khác được hưởng nguồn trợ cấp này. Năm 1965, Quốc hội Mỹ ban hành chương trình chăm sóc y tế, cung cấp các lợi ích về y tế cho người trên 65 tuổi, phối hợp với chương trình trợ giúp y tế cho những người nghèo (không kể tuổi tác). Một sự

sửa đổi năm 1972 đã thắt chặt những sự gia tăng về lợi ích cho người nghỉ hưu hưởng An sinh xã hội với sự gia tăng về chỉ số giá cả tiêu dùng.

Năm 1941, tại Hiến chương Đại Tây dương và sau đó là Tổ chức Lao

động quốc tế (ILO) cũng đã chính thức sử dụng thuật ngữ "An sinh xã hội"

trong các công ước quốc tế. An sinh xã hội được thừa nhận là quyền của con người.

Đến nay, An sinh xã hội phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới như

các hình thức tương trợ lẫn nhau, nhưng nhìn chung đều có chung thiết chế chính thức đầu tiên là bảo hiểm xã hội. Vì thế mà cách hiểu An sinh xã hội là bảo hiểm xã hội đôi khi vẫn bị nhầm lẫn. Hiện có nhiều mô hình An sinh xã

hội khác nhau ở mỗi nước, mỗi khu vực trên thế giới. Ví dụ như mô hình “Nhà nước phúc lợi châu Âu” (các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển...) dựa trên bảo hiểm bắt buộc và quyền của công dân được hưởng an sinh thu nhập, an sinh tuổi già và an toàn sức khoẻ. Mô hình An sinh dựa trên bảo hiểm tự nguyện và trợ giúp xã hội cho những người không có khả năng tự giúp mình (bao gồm cả

trợ cấp thất nghiệp) như ở Mỹ, Ca-na-đa, úc. Mô hình an sinh kết hợp giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho khối chính thức với trợ giúp xã hội tình nguyện ở các nước đang phát triển như Sinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a...

* Mô hình An sinh xã hội ở một số nước trên thế giới:

- Mỹ: Hiện nay, mạng lưới An sinh xã hội của Mỹ được chia thành 2 trụ cột chính: Bảo hiểm xã hội và Trợ giúp xã hội và các dịch vụ phúc lợi khác.

* Bảo hiểm xã hội, gồm: Bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tàn tật, bảo hiểm y tế cho người già, người khuyết tật, người bị một số bệnh nan y, bảo hiểm thất nghiệp, an sinh thu nhập bổ sung.

* Trợ giúp xã hội và các dịch vụ phúc lợi khác, gồm: trợ giúp cho gia

đình có trẻ em khó khăn, trợ giúp y tế, các dịch vụ cho bà mẹ, trẻ em, cứu trợ trẻ em, trợ giúp phiếu lương thực, trợ giúp năng lượng.

- Thuỵ Điển: An sinh xã hội được chia thành nhiều tầng, lớp khác nhau, gồm:

* An sinh bắt buộc trong y tế, thất nghiệp, hưu trí, thương tật khi làm việc và các khoản triưh cấp đảm bảo độc lập, tách biệt với tiền lương. Các hình thức an sinh tự nguyện bổ sung để cải thiện các lợi ích.

* Phúc lợi và y tế công cộng. Các chính sách xã hội gồm: an sinh tài chính, dịch vụ xã hội, y tế, phòng ngừa tội phạm...

* Các quỹ An sinh xã hội tư nhân được nhà nước hỗ trợ, chia sẻ, có nhiều tầng nấc khác nhau.

Có thể tóm tắt mô hình An sinh xã hội của Thuỵ Điển theo bảng sau:

An sinh xã hội của Thuþ §iÓn

1. Bảo hiểm xã hội

2. Dịch vụ xã hội

- Bảo hiểm thu nhËp/h­u trÝ, phô cÊp con cái

- Bảo hiểm y tế/trợ cấp ốm đau, tai nạn, sinh đẻ - Dịch vụ xã hội/dịch vụ phúc lợi cho người già, trẻ em, người khuyÕt tËt...

- Singapore:

* Hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc do các nhân viên, nhà tuyển dụng và Chính phủ cùng đóng góp.

Những người làm công ăn lương tự mua bảo hiểm tự nguyện trong các lĩnh vực: nhà ở, dịch vụ y tế, lương hưu trí.

* Các khoản trợ cấp ốm đau cho người đi làm và bảo hiểm mất khả

năng làm việc do các nhà tuyển dụng/người sử dụng lao động cung cấp.

* Sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức... phu chính thức trong cộng đồng hoặc từ phía anh em, họ hàng và các hãng bảo hiểm tư nhân.

- Indonesia:

* Bảo hiểm xã hội, gồm: bảo hiểm phụ nữ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn phụ nữ, trợ cấp tuổi già, tuất; bảo hiểm y tế; trợ cấp hưu trí cho công chức, sự quan quân đội.

* Trợ giúp xã hội: Dịch vụ phúc lợi xã hội cho người già, trẻ em, người tàn tật, người nghèo.

Nhìn chung, mạng lưới An sinh xã hội có sự khác nhau giữa các nước với nhau và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Các nước phát triển với lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống an sinh, kết hợp với tiềm lực kinh tế mạnh, đã tiến tới một hệ thống chia nhánh rất nhiều tầng, nấc,

đảm bảo an toàn kinh tế, xã hội cho hầu hết mọi người dân và mọi hoàn cảnh có nguy cơ mất an toàn kinh tế- xã hội trong cộng đồng. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam á, hệ thống An sinh xã hội được xây dựng kết hợp giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho khối chính thức với sự trợ giúp xã hội tình nguyện, nói cách khác, là sự tương hỗ giữa các chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ, hỗ trợ tình nguyện từ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội  (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)