Trong số các thông tin về An sinh xã hội trên báo chí, thông tin về các hoạt động cứu trợ đột xuất tạo được dư luận nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cả.
Đơn giản vì những thông tin khẩn cấp liên quan đến tính mạng và tài sản của con người luôn khơi gợi và lan toả sự quan tâm và đồng cảm của mọi người.
Một phần là do thị hiếu người đọc trước những tin tức nóng sốt, nhưng quan trọng hơn là do tính nhân văn trong mỗi con người Việt Nam sẵn sàng được
đánh thức để sẻ chia những bất hạnh của người khác. Vì thế, khi xuất hiện bất cứ tình huống khẩn cấp nào như: bão, lụt, tai nạn gây thiệt hại lớn về sinh mạng (tai nạn hầm lò, giao thông...), cháy nổ..., các cơ quan báo chí nói chung và 3 tờ báo được khảo sát nói riêng đều ưu tiên cả nhân lực (phóng viên, biên tập...) và vật lực (diện tích đăng báo, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc
đưa tin, viết bài, đóng góp tiền ủng hộ...) cho những nạn nhân của thảm họa.
Các đề tài chính mà các báo khai thác khi thảm hoạ xảy ra gồm: 1. Diễn biến và tác hại của thảm hoạ trực tiếp đến người và tài sản của nhân dân. 2.
Chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước (về lũ lụt, cứu trợ, cứu nạn như Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Quân đội...) và chính quyền địa phương nhằm đối phó và giải quyết hậu quả thảm hoạ. 3. Kiến nghị của nhà báo, chuyên gia về việc giải quyết hậu quả thảm hoạ. 4. Các phong trào ủng hộ người dân và địa phương là nạn nhân của thảm hoạ.
Dẫn chứng cho hoạt động của báo chí trước một thông tin thảm hoạ, chúng tôi xin đưa ví dụ loạt tin, bài về cơn bão Chan chu năm 2006 đăng tải trên báo Lao động.
Từ lúc bão bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam (12- 13/5) cho đến khi những khoản tiền trợ cấp của Nhà nước và tiền ủng hộ của nhân dân khắp nơi đến
được với người dân vùng bão là khoảng 6 tháng. Trong thời gian đó, báo Lao
động đã đưa khoảng hơn 100 tin, bài đưa thông tin liên quan đến cơn bão này và việc phục hồi hậu quả của nó. Các tin, bài đã đăng tải khá xuất sắc, khơi gợi được dư luận quan tâm đến thảm hoạ này. Cụ thể:
* Bài viết về thảm hoạ của cơn bão. Những bài viết này thường sử dụng thể loại phóng sự, ngôn ngữ chứa nhiều cảm xúc, tính biểu cảm cao, miêu tả
hình ảnh sống động, khơi mạnh sự xúc động của người đọc:
- (ngày 23/5)
Trở về từ cõi chết
* Chiều qua, những nạn nhân đầu tiên của bão số 1 đã trở về đất liền.
* Còn 87 ngư dân trên 6 tàu cá mất tích.
* Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải nghiêm túc rút kinh nghiệm về dự báo bão.
* Cán bộ CNVC Tổng LĐLĐVN ủng hộ mỗi người 1 ngày lương.
Năm ngày rồi, bất kể ngày như đêm, cặp mắt của những phụ nữ, những
đứa trẻ... thân nhân nhiều ngư dân miền Trung vẫn cứ trân trân nhìn ra hướng biển, những mong nhận được bóng người thân sau cơn bão dữ. Biết chồng, cha ra biển là "hồn treo cột buồm", nhưng niềm hy vọng, một sự màu nhiệm nào
đó sẽ đưa những người đàn ông trở về vẫn không bao giờ cạn tắt trong họ.
Và 9 giờ sáng 22.5, sau 120 giờ vật lộn với sóng gió, từ tâm bão, 5 con tàu đầu tiên, gồm 3 của Đà Nẵng, 2 của Quảng Nam dìu nhau về bến, mang theo hơn 100 ngư dân đã cập bến an toàn trong niềm vui vô hạn của gia đình, bà con.
Kinh hoàng 6 giờ tìm cửa sinh
Chiếc thuyền thúng mong manh vẫn còn rất xa bờ, nhưng hàng trăm người vẫn chạy ùa xuống mé nước để đón những ngư dân đầu tiên thoát chết trong trận bão số 1 trở về. Cập bờ, họ lao nhanh lên bờ cát, như có cảm giác
hãi sợ cả những con sóng nhỏ lăn tăn. Trong mắt họ, nỗi bàng hoàng vẫn còn
®Ëm dÊu.
Sau khi đón những vòng ôm siết chặt của vợ và 4 con nhỏ cùng bà con vạn chài, anh Võ Văn Hết - tài công tàu DNa 90324 giậm giậm đôi chân trần xuống cát như muốn chắc chắn sự tồn tại của mình với đất liền sau 6 giờ vật lộn với cơn cuồng nộ của biển cả, tìm cửa sinh.
Anh kể, 3 giờ sáng 20 âm lịch (ngày 17.5), sóng gió bắt đầu lừng. Trước
đó có nghe đài duyên hải báo bão xa vừa vượt qua Philippines, hôm sau lại nghe Đài Tiếng nói Việt Nam báo bão đã vào vùng biển phía đông biển Đông, nhưng tôi không nghĩ hướng của gió lại rẽ ngoặt lên đông - đông bắc một cách kỳ dị vậy. Vì vậy, nhiều tàu cứ thuận hướng gió mà chạy vào trú ở vùng bờ
Đài Loan, Trung Quốc.
Cách tàu tôi mấy chục mét có hai thuyền bạn cũng nghiêng ngả và một chiếc chết máy ngay khi con sóng đầu tiên cao bằng ngôi nhà ba - bốn tầng
đánh thẳng vào. Hô to cho anh em vặn nhanh nắp các can nhựa, dùng để bám vào khi tàu chìm; đồng thời thả mấy chục phuy dầu để giữ thăng bằng tàu thì
sóng đã đập tối tăm mặt mũi.
Gió mưa rú rít, sấm chớp đầy trời, chiếc tàu mong manh như cái lá giữa những cơn sóng lừng quăng lên, quật xuống như muốn dìm hàng chục con người xuống lòng biển đen kịt. Mỗi người chỉ kịp vớ lấy vật gì chắc chắn nhất bám vào, trong tâm chỉ biết cầu khấn trời phật cứu độ. Chúng tôi cột dây vào nhau, phòng trường hợp tàu chìm thì cũng dễ tìm thấy xác. May sao đến 8 giờ sáng thì gió yên, biển lặng và mất 5 ngày đêm, DNa 90324 cùng hai tàu bạn khác mới dìu nhau vào tới bờ. Ba con tàu tả tơi như muốn oằn vỡ ra từng mảnh, mang theo 63 ngư phủ kiệt quệ vì mệt lả, đói lạnh. Hồ Vũ Đức - tài công tàu DNa7022 cười khá tươi khi chúng tôi hỏi chuyện: "Khi bắt được tin
bão, tàu chúng tôi chỉ còn vẻn vẹn 6 tiếng đồng hồ để có thể chạy tránh. Thế nhưng chạy làm sao kịp, khi tàu của mình chỉ di chuyển 6 hải lý/giờ (tương
đương 9km/giờ) trong khi đó, bão lại đi 25km/giờ, đổi hướng liên tục. Cách tốt nhất là thả neo, dòm xuống biển mà phó mặc số phận cho trời biển".
Cả ba tàu "đi cặp" với nhau câu mực hơn 1 tháng giữa khơi. Chính vì
có tổ đội - một hình thức tổ chức đi biển mới của Sở Thuỷ sản nông lâm Đà Nẵng triển khai, mới cứu được mấy chục thuỷ thủ tàu 7022 chết máy.
Được biết, tàu 7022 có 19 người, trong đó đã có 13 ngư dân là "bạn" ở Mộ
Đức, Quảng Ngãi, 6 người Đà Nẵng. Lão ngư Nguyễn Lam Hồng - người cao tuổi trong đoàn người sống sót - cho biết: "Cả bao đời đi biển nhà tôi chưa ai gặp cơn bão khủng khiếp như lần này".
Ngày dài hơn thế kỷ
Ngược lại với nỗi đớn đau câm lặng đợi chờ suốt những "ngày dài hơn thế kỷ" ở xã biển Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), thì niềm vui cứ ngỡ như là lần đầu tiên được biết đến, vào cái buổi sáng sớm 22.5. Chúng tôi hoà vào dòng người khắp các nẻo đường thôn Tân An đổ về nhà ông Trần Công Tú. Ông Tú cầm lái chiếc tàu cá Qna 9073 cùng 23 ngư dân đều là người thôn Tân An vừa thoát hiểm từ vùng tâm bão gần đảo Đài Loan, trở về nhà lúc 5h sáng 22.5.
Ông Tú kể: "Mấy ngày đêm vật vã giữa trùng khơi, bão quăng qua, quật lại, tưởng chết chắc rồi. Mực cá bắt được, của nả trên tàu đem đổ hết vào việc chống bão, mang được tàu với đủ số anh em về đến nhà là điều quá may. Anh em giờ này đã ai về nhà nấy, lo sắm sanh lễ lạt tạ trời, tạ đất ăn mừng".
Có lẽ mọi người còn nhớ, tháng 5.2004, cũng chính chiếc tàu Qna 9073 này cùng 23 ngư dân Bình Minh đã một lần lênh đênh trôi dạt 23 ngày đêm trên biển mới được cứu hộ về đất liền. Chủ tàu bây giờ, cũng là người cầm lái khi ấy là ông Nguyễn Hoa ở Hội An sau đận từ cõi chết trở về đó đã... không bao giờ ra biển nữa, thuê ông Tú cầm lái đến nay.
Vợ ông Tú - bà Đỗ Thị Chát nước mắt ngắn dài, mếu máo: "Chừ nghĩ lại mà kinh. 4 mẹ con nằm ôm nhau, ròng rã mấy ngày đêm trường kỳ có thiết chi chuyện ăn uống... Cùng đi trên tàu còn có em ruột ông Tú là Trần Công Lại, 2 em rể ông Tú là Nguyễn Văn Mười và Tô Văn Bình, nhà mô cũng 1 vợ 2 con, cùng người cha già 76 tuổi, tổng cộng 11 người cứ thon thón, cứ nghĩ thôi rồi bão đã bắt mấy anh em ông đi luôn... ".
Cuối thôn Tân An, nhà ông Trần Công Phô cũng chật ních người đến mừng ông vừa từ cõi chết trở về. Ông Phô kể: Sau bão, bọn tui tơi tả như mảnh buồm rách nhúng nước, chết đi sống lại. Gặp tàu cứu hộ Trung Quốc, họ bảo lên hết đó để họ đưa về, nhưng bọn tui nhất quyết chỉ xin mấy thùng dầu, nước ngọt, đoạn dây, rồi sửa tàu, kéo ga 4 ngày chạy thẳng về nhà để mau thoát khỏi vùng biển chết. Đến đất liền đúng 6h sáng ni. Hú hồn mới tin là mình còn sống, đầy đủ cả anh em".
Thương bạn tàu còn ở lại...
Ông Tú và ông Phô (Tân An, Quảng Nam) cùng cho biết, sau khi thoát bão, họ gặp nhau, cùng với 2 tàu khác ở Đà Nẵng cũng vừa thoát hiểm, rách mướp tả tơi đi tìm "đồng đội" - những tàu "kết đôi" đi đánh bắt, nhưng bị cơn nguy biến đẩy đưa lạc mất, mạnh ai nấy chạy.
Ông Tú kể: "Tàu tui cùng tàu Qna 90115 do ông Nguyễn Văn Lộc cầm lái, với 21 ngư dân đều thôn Hà Bình, Bình Minh "kết đôi", cùng ra biển một
ngày, cùng đánh bắt một chỗ, chỉ cách nhau 3 hải lý. Ngay trước bão, câu cuối cùng ông Lộc và tui nói với nhau qua điện đàm là: "Bão phức tạp chắc mình khó thoát, phải chạy thôi". Thế rồi bặt luôn đến chừ. Nghe đâu tàu ông Lộc chạy về phía nam, chắc là lành ít dữ nhiều".
Tại ngay xã Bình Minh (Quảng Nam), 2 tàu thôn Tân An về trong niềm vui đoàn tụ, nhưng, ngay bên kia đường chính qua xã, các thôn Bình Tịnh với 32 người, Bình Tân với 22 người, Hà Bình với 26 người đi trên các tàu Đà Nẵng thì vẫn phủ một màu tang tóc. Trạm Y tế Bình Minh cùng 3 tổ sơ cứu
đặt ngay tại 3 thôn trên đã phải cấp cứu hàng trăm người, trong đó 17 người phải chuyển lên tuyến trên.
Ngay sáng 22.5, cũng sau bản tin Đài THVN và các báo phát hành, lại thêm một lần cả hàng trăm người phải được cấp cứu tại chỗ, thêm 17 người nữa được chuyển tuyến trên. 3 gia đình có 3 người thân và 15 gia đình có 2 người thân trên các tàu bị nạn ở 3 thôn trên đều phải cấp cứu cả nhà. Niềm hy vọng mong manh từ những chuyến tàu từ cõi chết trở về mang theo về niềm hy vọng mong manh sẽ còn người thoát nạn vẫn chưa đủ sức thổi bùng lên ngọn lửa to trong bóng tối hoang mang tang tóc những xứ chài nghèo...
ở xã Nghĩa An - huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, đến chiều 22.5, đã có thêm 3 ngư dân nữa trong số 27 người mất tích, đã liên lạc được với đất liền. Chúng tôi đã có cuộc liên lạc với ông Lê Đình Trung - trưởng một chiếc tàu vừa thoát hiểm, đang tìm kiếm những bạn chài đồng hương Nghĩa An, qua chiếc máy bộ đàm tại nhà anh Võ Hết.
Ông Trung cho biết: "Trong số 11 tàu mất tích của Nghĩa An, nay đã
tìm được 6 chiếc, 5 chiếc còn lại thì có 2 chiếc bị sóng đánh chìm, 3 chiếc khác đã mất tăm. Trong ba ngày qua, chúng tôi đã tích cực tìm kiếm, nhưng
không thấy bất cứ một dấu hiệu sót lại của 3 chiếc tàu này". Cũng theo ông Trung, số tàu của Quảng Ngãi đã kịp chạy tránh bão vào đảo Đông Sa, nhưng gió quá mạnh, quật chìm hoặc hất văng tàu lên bờ. Sau bão, những chiếc còn lành lặn mới đi vớt số người bị nạn. Cũng qua bộ đàm, ông Trung có đề nghị với chúng tôi rằng, các phương tiện truyền thông cần thông báo để cơ quan chức năng biết rằng hiện Nghĩa An vẫn còn 3 tàu mất tích, vì trong mấy ngày qua, theo dõi đài, ông không nghe nhắc gì đến 3 chiếc tàu này.
Cứ mỗi ngày lại thêm một người ở Nghĩa An được tàu bạn cứu vớt.
Những tin lành vẫn đưa về từ biển đã thắp lên chút hy vọng mong manh cho làng chài này. Dù vậy, chiều 22.5, xã vẫn thuê 3 xe ôtô ra Đà Nẵng để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.
Trung Hiếu - Thanh Hải - Tâm Thư - Trần Đăng
* Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Tác phẩm chứa các thông tin này thường là thể loại tin, nhằm thông tin nhanh chóng, gọn nhẹ, thể hiện tính thời sự, cấp bách, hàm chứa hành động chỉ đạo tức thời:
- (ngày 12/6)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kiểm tra việc khắc phục hậu quả bão Chanchu
Ngày 11.6, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão Chanchu gây ra thiệt hại đối với ngư dân tỉnh Quảng Nam - là địa phương thiệt hại nặng nhất về người - và việc khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho những gia đình các nạn nhân.
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Tỉnh cần có định hướng phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững cho ngư dân vùng biển
ngang - vùng có ngư dân thiệt hại chủ yếu trong cơn bão số 1. Nghề biển khơi là nghề không thể bỏ, nhưng không phải là nghề chủ yếu".
Tổng Bí thư yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giúp đỡ tỉnh Quảng Nam thực hiện và triển khai quy hoạch để giúp đỡ, chuyển đổi một bộ phận ngư dân không có vốn đang đi làm thuê cho các tàu câu mực ngoài khơi, sang làm ngành nghề khác có thu nhập ổn định tại quê mình.
L.H - (ngày 16/6)
Học sinh có người thân bị nạn trong cơn bão số 1 ở Đà Nẵng:
Được đề nghị đặc cách vào lớp 10
Ngày 16.5, toàn thành phố có trên 14.368 học sinh tham gia thi tuyển vào lớp 10 các trường công lập, tại 32 hội đồng thi.
Tỉ lệ "chọi" để tuyển vào lớp 10 năm nay là 1,84. Trong đó, tỉ lệ "chọi"
cao nhất là các trường Hoàng Hoa Thám: 2,6; Phan Châu Trinh: 2,4; Tôn Thất Tùng: 2,25...
Toàn thành phố có 6 học sinh là con, em của các nạn nhân của cơn bão số 1 tham gia kỳ thi này. Sở GDĐT cho biết, sẽ có phương án trình Bộ GDĐT
để xét đặc cách các trường hợp này vào các trường công lập trên địa bàn.
Vâ TuÊn
- (10/8)
Thủ tướng yêu cầu:
Khẩn trương sử dụng tiền cứu trợ bão Chanchu
Ngày 9.8, VPCP có công văn số 4325/VPCP-NN, nội dung: Yêu cầu UBND các tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có báo cáo cụ thể về tình hình tiếp nhận (vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân), công tác quản lý và phân phối tiền, hàng cứu trợ cho các hộ dân bị thiệt hại trong cơn bão số 1.
Bộ TC, LĐTBXH khẩn trương hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền, hàng cứu trợ bão lũ theo chỉ đạo ngày 8.8 của VPCP.
C.Tùng
* Kiến nghị các chính sách an sinh. Đây là các tác phẩm hoặc đưa kiến nghị của phóng viên, hoặc của người dân và các chuyên gia. Các tác phẩm này thường có lập luận chặt chẽ, luận đề, luận điểm, luận chứng thuyết phục:
- (ngày 1/7)
D chÊn Chanchu
Đến nay, tròn 50 ngày bão Chanchu quét qua biển Đông. Hơn 250 ngư
dân miền Trung xấu số cũng vừa qua tuần 49 ngày. Với sự chia sẻ của đồng bào cả nước, các làng chài Bình Minh, Duy Hải, Thanh Khê, Nghĩa An... đã
vượt qua những ngày khó khăn nhất. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa làm dịu đi một cơn bão khác đã hình thành trong đất liền, âm thầm nhưng dai dẳng và khốc liệt hơn đang quần đảo trên mái nhà tranh rách nát của những ng d©n.
Ngư dân... sợ biển
Hơn 2/3 trong số 810 bạn chài của xã Bình Minh, huyện Thăng Bình sống sót qua bão Chanchu đã không trở lại biển. Họ đang quay quắt tìm một nghề nào đó trên bờ khả dĩ sống qua ngày, chứ kiên quyết không quay trở lại
đời đi bạn đầy bất trắc. Đó là cũng tâm lý sợ biển đang lan rộng trong ngư
dân các tỉnh miền Trung sau hậu quả của trận bão thảm khốc.
Những đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ đang đối diện với nạn thiếu lao
động trầm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cho đến nay, gần hai tháng sau thảm họa, vẫn chưa mấy tàu xa bờ nào của Đà Nẵng, Quảng Nam ra khơi. Kinh tế thuỷ sản miền Trung đang đối diện với thử thách khắc nghiệt. Thế nhưng trước mắt, tình trạng này đang gia tăng gánh nặng thất nghiệp trong các làng chài, vốn dĩ bấp bênh trong bố trí việc làm cho lao động.
Ông Trương Công Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Minh vò đầu, bứt tai trước diễn biến "bất lợi" này. Ông nói: "Số người ra biển đợt này là bất đắc dĩ vì không còn con đường nào khác. Gần như không ai muốn quay trở lại với biển, nhiều người chạy đôn, chạy đáo tìm cách chuyển đổi nghề, tạo sức ép vô
phương giải quyết cho địa phương".
Trở lại Bình Minh trong những ngày này, không khí tang tóc đã dịu đi nhiều, nhưng làng xơ xác vắng lặng. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 22,96% sau bão Chanchu đã tăng lên gần 30%. Tình cờ chứng kiến cảnh tuyển người đi học của Trường Trung học kỹ thuật du lịch Hoa Sen-Hà Nội mới thấy sức ép thất nghiệp tại đây đang nặng nề đến mức độ nào. Đại diện của Trường Hoa Sen cho biết, trong chương trình hỗ trợ cho con ngư dân bị nạn bão Chanchu, Trường sẽ nhận đào tạo miễn phí cho tỉnh Quảng Nam 40 học viên học nghề