3.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh 3.4.1.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý... ở Tuy Phong rất thuận lợi để phát triển sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Chính quyền các cấp luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng con giống, nguyên liệu tôm thương phẩm. Hầu hết các cơ sở thu mua đều có đầu ra ổn định, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và không có tình trạng bị ứ đọng tôm. Nguồn thức ăn cung cấp cho tôm nuôi tại chỗ, giá mua hợp lý.
3.4.1.2. Khó khăn
Chưa chủ động được nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ trong nước mà phải nhập từ nước ngoài, điều này mang đến độ rủi ro cao trong quá trình vận chuyển và sự khác biệt về các điều kiện thuần hóa, ương nuôi cho tôm bố mẹ ở Việt Nam. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong thời gian gần đây thời tiết diễn biến thất thường: nắng nóng, khô hạn kéo dài, độ mặn, mưa trái mùa, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao.
Lợi nhuận mang lại từ nghề sản xuất giống tương đối lớn và ổn định nên có nhiều thành phần tham gia vào kinh doanh tôm giống dẫn đến nguồn giống của những công ty lớn bị đánh cắp... Tôm thẻ bố mẹ nhập từ rất nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn nhập từ Trung Quốc không kiểm soát được dẫn đến chất lượng giống ở một số cơ sở bị giảm sút. Một số cơ sở sản xuất giống tận dụng những cơ sở sản xuất tôm sú trước kia áp dụng cho sản xuất giống tôm thẻ chân trắng không phù hợp với quy trình kỹ thuật đã không mang lại hiệu quả sản xuất cao như mong đợi.
3.4.2. Các giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh 3.4.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật 3.4.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật
- Nên áp dụng công nghệ sản xuất giống không thay nước sử dụng vi sinh trong quá trình ương nuôi và công nghệ thay nước để vừa tăng khả năng tăng năng suất, chất lượng Postlarvae vừa giảm được chi phí nhân công trong quá trình sản xuất.
- Chọn những công ty có thương hiệu lâu năm về cung cấp nguồn giống bố mẹ đảm bảo chất lượng. Tuân thủ nghiêm những biện pháp cách ly, kiểm dịch trước khi tôm bố mẹ được mang về trại cho sinh sản. Tuân thủ nghiêm quy trình sử dụng tôm bố mẹ theo đúng kích thước, số lần đẻ…
- Tôm bố mẹ nên sử dụng thức ăn tươi (mực, giun nhiều tơ, hàu,) theo đúng công thức thức ăn mà công ty đã định. Trong quá trình ương ấu trùng nên tận dụng tảo tươi và xử lý vi sinh để vừa tận dụng tối đa nhân lực, giảm chi phí thức ăn … Sử dụng thức ăn đã qua kiểm định chất lượng và có thương thiệu trên thị trường phù hợp với từng giai đoạn của ấu trung… Phải có chế độ thay nước phù hợp trong thời gian ương nuôi. Định kỳ theo dõi các yếu tố môi trường, kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình hình bệnh tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu để hoàn thiện tất cả các khâu kỹ thuật trong nuôi vỗ, gia hóa và chọn lọc tôm bố mẹ để vừa chủ động và nâng cao chất lượng trong sinh sản. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng để nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng tôm Postlarvae, đồng thời giảm giá thành sản xuất.
- Thành lập mạng lưới các trại giống ở các địa phương trong tỉnh: gồm Trung tâm giống thủy sản của tỉnh có qui mô lớn, phương tiện, vật chất và trang thiết bị đầy đủ để vừa đảm bảo chức năng nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất vừa đảm bảo chức năng tập huấn cùng với các Viện, Trường…
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trên địa bàn vùng sản xuất giống nhằm đảm bảo kỹ thuật sản xuất, chất lượng tôm giống và nâng cao nhận thức của người sản xuất thông qua hoạt động khuyến ngư.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý sản xuất và hoạch định chính sách về phát triển của kỹ thuật sản xuất. Các trại sản xuất cần phải có ít nhất một kỹ thuật viên được tập huấn kỹ thuật về qui trình ứng dụng sản xuất và phải có giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo kỹ thuật do các cơ quan tập huấn có chức năng cấp.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về bệnh tôm thẻ chân trắng, về mật độ nuôi,… để nâng cao hiệu quả nghề sản xuất giống. Tăng cường công tác
nghiên cứu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhằm giúp cho công ty sản xuất giống chủ động được nguồn giống. Nâng cao vai trò của cán bộ Khuyến nông - Khuyến ngư trong việc xây dựng mô hình, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật sản xuất giống về các chính sách, quy định của nhà nước về sản xuất giống.
3.4.2.2. Các giải pháp về môi trường
Triển khai ứng dụng mô hình quản lý môi trường chung của vùng sản xuất giống tập trung. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến các quy định về tiêu chuẩn ngành, về bảo vệ môi trường trong NTTS, để người sản xuất nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Thường xuyên quan trắc và cảnh báo môi trường nguồn nước ở vùng sản xuất giống tập trung để có giải pháp xử lý, cảnh báo kịp thời cho công ty sản xuất giống. Sản xuất giống theo công nghệ không thay nước, sử dụng vi sinh xử lý môi trường là một trong những giải pháp công nghệ vô cùng hữu ích hạn chế chi phí nhân lực kiểm soát ô nhiễm môi trường.
3.4.2.3. Các giải pháp về xã hội
- Ban hành các văn bản pháp quy, các quy trình, tiêu chuẩn phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kịp thời phổ biến cho các công ty sản xuất giống áp dụng. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và quản lý hoạt động sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Cần có sự phối hợp liên ngành trong công tác quản lý để tránh chồng chéo và lãng phí.
- Xây dựng Ban quản lý vùng sản xuất giống tập trung tại Tuy Phong nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường và quản lý dịch bệnh.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác vào sản xuất giống với qui mô tập trung lớn và công nghệ thay nước và không thay nước. Gắn kết cung cấp đầu vào, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho sản xuất giống và bao tiêu sản phẩm trên cơ sở các hợp đồng kinh tế.
- Tỉnh, huyện có chính sách ưu đãi (giảm miễn thuế, cho vay lãi suất thấp…) cho tư nhân, tổ chức cung cấp con giống, nuôi thương phẩm, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh tại vùng nuôi của huyện.
3.4.2.4. Các giải pháp về kinh tế
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, nâng cao năng lực của cán bộ trong ngành. Hỗ trợ vốn xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ mới để triển khai nhân rộng.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường. Việc cũng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết tôm nguyên liệu cho người nuôi, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.
- Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị tham gia các hội chợ, hội thảo về thương mại thủy sản, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường. Tăng cường thu thập thông tin, đánh giá về thị trường trong và ngoài nước nhằm dự báo kịp thời, chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1. Kết luận
Tuy Phong là một huyện của tỉnh Bình Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất giống tôm nói chung và nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh nói riêng.
Hiện trạng công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh: áp dụng 2 mô hình sản xuất tôm giống thay nước và không thay nước (sử dụng chế phẩm sinh học). Mật độ nuôi tôm bố mẹ 10,3±0,9 con/m2, mật độ ương ấu trùng 200 con/L. Thức ăn cho tôm mẹ là mực, hàu và giun nhiều tơ. Thức ăn cho ấu trùng bao gồm: tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp. Tỷ lệ sống trung bình là 33,9±12,6 %, tổng Postlarvae thu được là 22,5 tỷ Postlarvae 8.
Hiệu quả kinh tế - xã hội: sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao (tỷ lệ lãi ròng là 20,2±3%) và ổn định cho nhiều cơ sở sản xuất giống. Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng giải quyết trên 2.000 lao động trực tiếp, 500 lao động sản xuất tôm giống, hàng trăm lao động sản xuất thức ăn cho tôm và các hoạt động dịch vụ khác. Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở địa phương còn góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Các giải pháp để phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh gồm: giải pháp về kỹ thuật nuôi, các giải pháp về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các biện pháp này nên được phối hợp một cách đồng bộ nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại địa phương.
4.2. Đề xuất ý kiến
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho vùng sản xuất giống tập trung. Thành lập, phát huy hiệu quả hoạt động các Ban quản lý vùng sản xuất giống tập trung để tiếp nhận thông tin kỹ thuật và chính sách đảm bảo các vấn đề về an ninh, giống, khoa học kỹ thuật, vay vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Sở NN & PTNT Bình Thuận phối hợp với Viện, Trường thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo quần đàn bố mẹ tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, sinh trưởng nhanh.
Sở NN & PTNT tiếp tục kiến nghị Bộ xem xét chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật để có cơ sở kiểm soát được chất lượng giống nhập, đảm bảo nguồn giống tốt cho người nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Phong An (2006), “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm tại Thạch Hà - Hà Tĩnh”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Nha Trang.
2. Bộ Thủy Sản (2006), Báo cáo tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam. 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Chỉ thị Số: 228/ CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 1 năm 2008 về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định số: 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 4 tháng 2 năm 2008 về việc ban hành một số quy định về việc sản xuất giống, nuôi tôm thẻ chân trắng.
6. Bộ Nông nghiệp (2008), Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/04/2008 về kiểm tra, chứng nhận NTTS bền vững.
7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản đến năm 2020.
8. Bộ thủy sản (2006), Quyết định 176/QĐ-BTS ngày 1/3/2006 về việc ban hành quy định tạm thời đối với tôm thẻ chân trắng.
9. Chi cục quản lý chất lương ATVS&TYTS vùng 3 (2005). Báo cáo tình hình chấp hành chỉ thị 01/2004/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
10. Chi cục quản lý chất lương ATVS&TYTS vùng 4 (2005). Báo cáo tình hình chấp hành chỉ thị 01/2004/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
11. Chi cục quản lý chất lương ATVS & TYTS TP Hồ Chí Minh (2005). Báo cáo tình hình chấp hành chỉ thị 01/2004/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
12. Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thuỷ sản qua các năm (2008 -2009).
13. Chi cục nuôi trồng (2009), Báo cáo sơ kết nuôi trồng thủy sản mặn lợ vụ 1 năm 2009 trên địa bàn Bình Thuận.
14. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng. Tạp chí Con tôm. Số 8/4/2003. 15. Cục thống kê Nghệ An (2008), Niên giám thống kê năm 2008.
16. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006), “kỹ thuật nuôi giáp xác”, nhà xuất bản Nông Nghiệp.
17. Nguyễn Văn Hảo, 2003. “Kết quả bước đầu thử nghiệm nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trên vùng ngọt hoá Gò Công Tây - tỉnh Tiền Giang”. Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long (số đặc biệt). Nhà xuất bản Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh, Tr 378 -390.
18. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị muội (2004),
Bệnh học Thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp.
19. Trần Kia (2002), “Kết quả nuôi và cho sinh sản nhân tạo giống tôm thẻ Chân Trắng tại Công ty Duyên Hải Bạc Liêu” trong: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Báo cáo khoa học hội thảo Quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề NTTS ở các tỉnh phía Nam. NXB Nông nghiệp TPHCM 2003, Tr 371 -374.
20. Phạm Công Kỉnh (2009), “Hiện trạng kỹ thuật và các giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại huyện Thạch Phú – Bến Tre ”, Đề tài Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.
21. Nguyễn Trọng Nho (1998), “Điều tra kinh tế xã hội về hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm ở Đầm Nại - Ninh Thuận”
22. Nguyễn Trọng Nho (1990), “Hệ sinh thái ao nuôi tôm và kỹ thuật nuôi tôm thẻ thương phẩm ở Miền Trung Việt Nam”, Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản năm 1986 - 1990, Tr 100 -110. Tạp chí thuỷ sản Hà Nội 1991.
23. Trần Văn Quỳnh (2004) "Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam". Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
24. Chi cục Thủy sản Bình Thuận (2009), Báo cáo tổng kết thủy sản năm 2009. 25. Chi cục thủy sản Bình Thuận (2009), Báo cáo tổng kết tình hình kiểm dịch năm 2009.
26. Bùi Quang Tề (2003), Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
27. Kỹ Thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (P.vannamei), Thông tin khoa học, Số 4/2002.
28. Ngô Duy Thực 2002, “Quá trình đầu tư và tổ chức nuôi tôm thẻ Chân trắng Nam Mỹ của công ty xuất khẩu Thuỷ sản 2 Quảng Ninh”, trong: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt), tr 365 - 370. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
29. Phạm Xuân Thuỷ (2000), “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả
kinh tế xã hội một số vùng nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Khánh Hoà”, Đề tài Thạc sĩ, Đại học thuỷ sản Nha Trang.
30. Phạm Xuân Thủy (2004), Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa. Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
31. Đào Văn Trí (2002), “Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên”, Trong: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Báo cáo khoa học hội thảo Quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề NTTS ở các tỉnh phía Nam. Nông nghiệp TPHCM 2003, Tr 365 -369.
32. Đào Văn Trí & Thanh Hoa (2003), “Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004). Bộ Thuỷ sản - TTNC TSIII. NXB Nông nghiệp TPHCM 2003. Tr 365 - 369.