Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 27 - 28)

Thế mạnh kinh tế của Tuy Phong là nông – lâm – ngư nghiệp và du lịch. Về kinh tế thủy sản, phát triển cả về chất lẫn về lượng. Nghề nuôi tôm phát triển cả về quy mô và sản lượng ở các vùng như Phước Thể, Hòa Phú, Chí Công, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân. Tổng diện tích quy hoạch nuôi tôm thịt toàn huyện có khoảng 550 ha, trong đó đã đưa vào sản xuất 402 ha, sản lượng đạt 1.500 tấn. đã chuyển từ nuôi quảng canh và bán thâm canh sang nuôi công nghiệp, năng suất bình quân được nâng cao từ 1-1,5 tấn/ha/năm lên 4 tấn/ha/năm. Sản lượng tôm giống phát triển nhanh về số lượng trại và nâng dần chất lượng tôm giống, sản lượng 2010 ước đạt 10 tỷ Postlarvae.

Chế biến thủy sản được đầu tư mở rộng ở khu vực các doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình; phần lớn là các cơ sở thu mua, phơ cá khô, cá thức ăn gia súc. Sơ chế các loại hải sản đặc sản. Công tác khuyến ngư có cố gắng giúp ngư dân nắm bắt và triển khai ứng dụng các tiến bộ về khoa học – công nghệ vào sản xuất.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính xách đối với người có công cách mạng được tập trung thực hiện mạnh mẽ. Công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, tổ chức được hệ thống cộng tác viên đề khắp; việc thường xuyên tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản kết hợp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được coi trọng, nhờ đó kiềm chế được tốc độ tăng dân số, tỷ lệ dân số tự nhiên còn 1,14%.

Công tác xóa đói giảm nghèo, những chương trình mục tiêu dự án đã triển khai thực hiện dồng bộ như: tín dụng ưu đãi hộ nghèo, khuyến nông-lâm-ngư và hướng dẫn cách làm ăn; chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ học nghề, cải thiện nàh ở cho hộ nghèo… vì vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22,7% đầu năm 2001 xuống còn 5,73% vào cuối năm 2005.

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có tiến bộ trên nhiều mặt, số học sinh ở các bậc học đều tăng hàng năm. Chất lượng dạy và học được nâng lên, các kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thôn trung học hàng năm đạt kết quả khá. Công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa cho giáo viên được đẩy mạnh, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu ở các bậc học, cấp học. Mạng lưới trường lớp phát triển, từ 30 trường/716 lớp ở năm hoạc 2000-2001 tăng lên 61 trường/ 1.005 lớp ở năm 2004-2005.

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân liên tục được đẩy mạnh. Đến nay có 10/12 trạm y tế xã có bác sỹ, trạm y tế xã Chí Công đạt chuẩn quốc gia, xây dựng được 23 y tế thôn tại các xã miền núi, dân tộc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư. Xây dựng mới nguyên khu khám đa khoa, khu xét nghiệm và khu Hành chính của Trung tâm y tế huyện, các trạm y tế Phan Dũng, Phong Phú, Vĩnh Tân. Đội ngũ y bác sỹ được tăng cường, có 14 y bác sỹ/vạn dân. Khám chữa bệnh đạt bình quân 1,6 lần khám/người/năm

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)