3.2.2.1. Hệ thống công trình của trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
Hệ thống xử lý nước
Ao chứa Ao xử lý nước
Hệ thống lọc cơ học và lọc ozone Máy tạo ozone
Hình 3.3 Hệ thống xử lý nước cấp cho cơ sở sản xuất giống CP
Bể chứa Bể lọc cát
Hình 3.4. Hệ thống xử lý nước của sở sản xuất giống Đại Thịnh
Với mỗi quy trình công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng khác nhau tương ứng với mỗi công nghệ xử lý nước khác nhau. Hiện nay các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong sử dụng 2 hệ thống xử lý nước là hệ thống xử
lý nước bằng Biotich (hệ thống tuần hoàn sinh học, xử lý nước bằng vi sinh) và hệ thống lọc nước.
Theo điều tra tại các cơ sở sản xuất giống ở Tuy Phong cơ sở sản xuất giống của Việt-Úc và của CP sử dụng nước qua hệ thống lọc hiện đại (nước được vào ao chứa, lắng rồi nước được bơm lên các bể lọc thô (cát, than hoạt tính...) rồi chảy qua hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím lên bể cao áo, sau đó được phân bố đi các khu sản xuất giống. Cơ sở sản xuất giống của Công ty Thông Thuận sử dụng cả 2 hình thức, nước qua hệ thống lọc được sử dụng cho hệ thống ương nuôi ấu trùng tôm từ Nauplius đến Postlarvae 1, còn nước qua hệ thống lọc sinh học được sử dụng cho tôm bố mẹ và hệ thống ương Postlarvae 1 đến Postlarvae 12. Các cơ sở sản xuất giống của công ty Anh Việt, Nam Miền Trung, Đại Thịnh, Tuấn Cự, Huy Lâm, Đại Nam nước được sử lý đơn giản qua hệ thống lọc cát rồi đưa trực tiếp vào các khu bể ương ấu trùng cũng như khu nuôi tôm bố mẹ.
Theo chuyên gia kỹ thuật của công ty Thông Thuận thì rất khó có thể so sánh hiệu quả sử dụng của hai hình thức lọc nước trên đối với quá trình sản xuất giống, tuy nhiên đối với mỗi hình thức cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt về các yếu tố môi trường nước trước khi đưa vào sử dụng trong trại giống. Tuy vậy có thể so sánh về sự ổn định của các yếu tố môi trường trong nước thì hệ thống lọc bằng tia cực tím nước có độ ổn định nhất định.
Tỷ lệ phân trăm thể tích bể chứa so với tổng thể tích bể ương
Trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, nhu cầu nước cho các bể ương không những đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng nước (các chỉ số pH, độ trong, độ mặn...) để duy trì trong suốt quá trình ương nuôi. Tùy vào từng điều kiện của cơ sở sản xuất giống các chủ cơ sở có thể thiết kế phần bể chứa cho phù hợp với nhu cầu.
Bảng 3.4. Tỷ lệ phần trăm thể tích bể chứa so với tổng thể tích bể ương
Trung bình Khoảng biến động
Cơ sở sản xuất % % Việt-Úc (n = 4) 85,5 ± 4,1 82 ÷ 90 CP (n = 4) 81,8±1,3 80 ÷ 83 Thông Thuận (n = 4) 80,5±1,7 79 ÷ 83 Anh Việt (n = 3) 62,7 ± 0,6 62 ÷63
Nam Miền Trung (n = 3) 63,3±2,9 60÷65
Đại Thịnh (n = 2) 51±1,4 50 ÷52
Tuấn Cự (n = 2) 51,5±2,1 50 ÷53
Huy Lâm (n = 2) 52,5±0,7 52 ÷53
Đại Nam (n = 2) 52,5±0,7 52 ÷53
Theo kết quả bảng 3.4, thể tích bể chứa nước cấp cho trại sản xuất giống so với tổng thể tích bể ương ở các cơ sở sản xuất giống nghiên cứu trung bình 68,6 ± 14% (khoảng biến động từ 50 % ÷ 90 %). Đại Thịnh là công ty có cơ sở sản xuất có tỷ lệ phần trăm giữa thể tích bể chứa so với tổng thể tích bể ương nhỏ nhất (51%). Qua kết quả cho thấy, các cơ sở của các công ty sản xuất giống tôm ở địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ phẩn trăm thể tích bể chứa với tổng thể tích bể ương phụ thuộc vào năng lực và công nghệ sản xuất giống của từng công ty.
Công ty nào có thể tích bể chứa càng lớn thì càng có điều kiện chủ động về nguồn nước điều tiết cho quá trình sản xuất. Nhưng đầu tư xây dựng công trình mất tương đối nhiều diện tích, trang thiết bị đầu tư lớn, chi phí duy trì cao vì vậy để khai thác tối ưu hiệu qua thể tích bể ương đem lại thì chủ các cơ sở phải tính toán kỹ dựa trên năng lực và công nghệ sản xuất của cơ sở mình.
Diện tích bể nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ
Hầu hết các bể ương, nuôi vỗ tôm bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống tôm trên địa bàn khảo sát đều có hình chữ nhật rất thuận lợi trong cho ăn và chăm sóc quản lý, một số rất ít có dạng hình vuông.
Bảng 3.5. Đặc điểm bể nuôi tôm thẻ chân trắng bố mẹ
Diện tích Độ sâu mức nước
Trung bình Khoảng biến động Trung bình Khoảng biến động Cơ sở sản xuất m2 m2 cm cm Việt-Úc 50,5±6,9 40÷58 43,3±2,5 40÷46 CP 56,5±4,7 52÷64 54,3±3,8 50÷60 Thông Thuận 59±6,6 50÷68 45,3±2,2 42÷48 Anh Việt 54±1,7 52÷56 55,7±0,5 55÷56
Nam Miền Trung 48±1,7 46÷50 61±1,7 59÷63
Đại Thịnh 44±4,2 40÷48 57±1 56÷58
Tuấn Cự 51±1 50÷52 64,5±0,5 64÷65
Huy Lâm 68 - 61,5±0,5 61÷62
Đại Nam 66 - 47,5±0,5 47÷48
Tổng 54,9±8 40÷68 53,3±7,5 40÷65
Diện tích bể ương, nuôi vỗ tôm bố mẹ phụ thuộc ở mỗi người kỹ thuật của từng trại giống để thuận tiện cho theo dõi, quản lý. Diện tích bể ương, nuôi vỗ tôm bố mẹ được khảo sát tại bảng 3.3 trung bình là 54,9 ± 8 m2 (biến động từ 40 ÷ 68 m2). Kết quả này cho thấy có sự khác biệt về diện tích bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống, có cơ sở thiết kế bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ 40 m2, có cơ sở thiết kế bể có diện tích lên tới 68 m2.
Theo kết quả khảo sát, các cơ sở ương, nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ đều thiết kế bể dạng hình chữ nhật, có chiều rộng từ 4 đến 6 m, bể được sơn đáy và thành màu trắng, trên được che bạt đen, độ cao nước khoảng 40 – 60 cm, độ dày của thành bể khoảng 10-15cm, bể được xây trong nhà kín, có quạt thông gió và có bố trí 4 bể/ngăn. Với thiết kế bể như trên rất thuận lợi cho công tác chăm sóc tôm, vệ sinh bể, ổn định tốt các yếu tố môi trương (nhiệt độ, anh sáng…) và chánh gây strees cho tôm.
Trong 8 công ty điều tra, thì Nam Miền Trung là công ty có diện tích bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ trung bình thấp nhất 44±4,2 m2 (khoảng biến động 40 ÷ 48 m2 ), cơ sở có diện tích bể lớn nhất là của công ty Huy Lâm 68m2. Sự chênh lệch về diện tích bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống là do sự khác biệt về kỹ thuật và công nghệ sản xuất giống.
Độ sâu bể nuôi tôm bố mẹ
Độ sâu nước bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ có mối quan hệ nhất định với tỷ lệ phát dục, thành thục và sức sinh sản của tôm bố mẹ. Thông thường các cơ sở sản xuất giống có được tôm bố mẹ sinh sản ổn định nhất đều tương ứng với bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ có chiều cao nước khoảng 60 cm. Có người nuôi cho rằng, về mực nước của bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ dưới 40 cm và trên 60 cm thì khả năng sinh sản tôm bố mẹ không ổn định, tỉ lệ thành thục cũng hạn chế.
Chiều cao nước trung bình trong bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ cao nhất là ở cơ sở của công ty Tuấn Cự 64,5±0,5 (khoảng biến động 64÷65 cm), thấp nhất là ở cơ sở của Công ty Việt-Úc 43,3±2,5 (khoảng biến động 40÷46 cm).
Diện tích bể ương ấu trùng
Hầu hết các bể ương nuôi ấu trùng của các cơ sở sản xuất giống tôm trên địa bàn khảo sát đều có hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo điều kiện trang thiết bị, công nghệ của cơ sở trong thao tác chăm sóc ấu trùng và vệ sinh.
Bảng 3.6. Đặc điểm bể ương nuôi ấu trùng
Thể tích bể ương Lượng nước trong bể
Trung bình Khoảng biến động Trung bình Khoảng biến động
Cơ sở sản xuất m3 m3 m3 m3 Việt-Úc 8 - 7 - CP 8 - 7 - Thông Thuận 8,5±0,9 8÷10 7,1±0,5 6,8÷8 Anh Việt 9,5±0,9 8÷10 7,7±0,5 6,8÷8 Nam Miền Trung 9,6±0,8 8÷10 8,2±0,6 7÷8,5
Đại Thịnh 8,7±0,9 8÷10 7,5±0,7 7÷8,5
Tuấn Cự 8,5±0,8 8÷10 7,3±0,6 7÷8,5
Huy Lâm 8,6±0,9 8÷10 7,2±0,6 6,8÷8
Đại Nam 8,7±1 8÷10 7,5±0,7 7÷8,5
Tổng 8,6±0,9 8÷10 7,3±0,6 6,8÷8,5
Diện tích bể ương nuôi ấu trùng phụ thuộc ở mỗi người kỹ thuật của từng trại giống để thuận tiện cho theo dõi, quản lý, công nghệ đi theo và đối với từng giai đoạn của ấu trùng. Đối với giai đoạn đầu của ấu trùng tôm (nauplius) tùy theo công nghệ của từng trại sản xuất, cách chăm sóc của từng kỹ thuật viên cho ấu trùng ăn tảo tươi hay tảo khô mà mức nước cấp ban đầu vào trong bể có thể khác nhau. Hiện nay một số cơ sở do thiếu nhân công hoặc hạn chế thuê nhân công mà các kỹ thuật viên sử dụng công nghệ vi sinh trong xử lý nước trong bể ương (thường dùng bể 10 m3) mà hạn chế công nghệ sử dụng bể ương 8 m3 (cần công nhân si phông đáy). Theo ý kiến của anh Nguyễn Công Cẩn – Giám đốc kỹ thuật của Công ty Việt-Úc cho biết với công nghệ sản xuất giống sử dụng bể 8 m3 (1 người kỹ thuật quản lý được 10 bể) cần nhiều nhân công hơn công nghệ sản xuất giống sử dụng bể 10 m3 (1 người kỹ thuật quản lý được từ 15-25 bể). Tuy nhiên chất lượng giống tôm Postlarvae, tỉ lệ sống của tôm Postlarvae của công nghệ sản xuất giống sử dụng bể 8 m3 tốt hơn công nghệ sử dụng bể 10m3.
Theo kết quả khảo sát bảng 3.6, các cơ sở ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng sử dụng hai dạng bể ương chủ yếu là 8 m3 (kích thước 2,5m x 2,5m x 1,28 m) và bể 10 m3 (kích thước 1 m x 10 m x 1 m). Công ty Việt-Úc và Công ty CP 100% số bể ương được thiết kế 8 m3, Công ty Nam Miền Trung sử dụng bể ương 10 m3 nhiều nhất (50 bể 8 m3 và 200 bể 10 m3), sau đó đến các Công ty Anh Việt, Đại Nam và Đại Thịnh, Huy Lâm, Thông Thuận, Tuấn Cự.
Trong 8 công ty điều tra, thì công nghệ sản xuất giống sử dụng bể ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng ưa chuộng nhất vẫn là thiết kế bể vuông 8 m3 sử dụng công nghệ si phông đáy. Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sử dụng thiết kế bể dài 10 m3 sử dụng công nghệ vi sinh làm sạch môi trường trong bể ương mới di nhập vào nước ta khoảng 5 năm trở lại đây nhưng nó đã nhanh chóng phát triển và được một số công ty sử dụng đem lại hiệu quả khi các công ty này chưa tuyển được những công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm..
Độ sâu bể nuôi tôm bố mẹ
Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất giống, vào trình độ tay nghề của cán bộ kỹ thuật, từng giai đoạn ấu trùng và từng loại thức ăn mà độ nông sâu nước trong bể được điều chỉnh phù hợp. Đối với công nghệ sử dụng vi sinh ít thay nước độ chênh lệch
giữa mặt nước bể với thành mặt bể khoảng 15 đến 20 cm, đối với công nghệ ăn tảo tươi, si phông, thay nước thì thể tích nước chiếm khoảng 60 đến 70% thể tích bể, sau đó mức nước sẽ tăng lên qua những lần bổ sung thức ăn và tới khi mức nước cách mặt bể khoảng 10 đến 15 cm.
Qua điều tra, theo dõi mực nước được duy trì trung bình trong bể ương của 9 công ty sản xuất giống là 7,3±0,6 m3 (độ chênh lệnh 6,8÷8,5 m3). Mức nước được duy trì trung bình cao nhất của Công ty Nam Miền Trung là 8,2±0,6 m3 (độ chênh lệnh 7÷8,5 m3) sau đó đến Công ty Anh Việt, Đại Nam, Đại Thịnh, Tuấn Cự, Thông Thuận, Huy Lâm, thấp nhất là 2 công ty Việt Úc và CP mực nước được duy trình là 7 m3.
Vật liệu và màu sắc bể nuôi
Chất liệu để làm bể thường dùng nhất là hai loại là bể xi măng và bể composite. Với ưu điểm riêng của từng loại bể mà các chủ cơ sở có thể sử dụng để phục vụ sản xuất, bể xi măng thiết kế xây dựng ít tốn kém, nhưng cố định không thuận tiện đối với những công ty thuê cơ sở sản xuất hay trong quá trình vệ sinh sửa chữa và thiết kế lại nhà xưởng. Ngược lại, với bể composite tiện lợi trong di chuyển thiết kế, bố trí lại nhà xưởng như chi phí khá tốn kém. Đôi với từng công ty sử dụng những công nghệ sản xuất giống khác nhau theo các quy trình sản xuất khác nhau mà có thể sử dụng dạng bể xi măng hay bể composite. Màu sắc bể ương hay bể ương tôm thẻ bố mẹ thường dùng nhất là màu xám, đây là màu sắc dễ dàng nhận biết trong quá trình vệ sinh theo dõi ấu trùng trong bể.
Các bể ương ấu trùng hay nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ được xây dựng ở những khu khác nhau, đối với bể ương, nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ được thiết kế 4 bể tách rời nhau và được bố trí trong 1 ngăn, đối với bể ương ấu trùng được bố trí và xây dựng tách riêng với khu bể ương nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ, bao gồm nhiều dẫy nhà, mỗi dẫy nhà được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa khoảng từ 4 đến 10 bể tách rời nhau.
Bảng 3.7. Các loại bể được sử dụng trong quá trình ương ấu trùng Các loại bể Bể xi măng Bể composite Cơ sở sản xuất % % Việt-Úc n = 400 95 5 CP n = 400 85 15 Thông Thuận n = 400 90 10 Anh Việt n=200 100 -
Nam Miền Trung n=250 100 -
Tuấn Cự n=130 100 -
Huy Lâm n= 100 100 -
Đại Nam n=100 100 -
Tổng n=2130 96,7 3,3
Hình 3.5. Chất liệu làm bể ương ấu trùng tôm trong sản xuất giống
Kết quả khảo sát bảng 3.7 cho thấy, bể xi măng (96,7%) chiếm tỷ lệ vượt trội so với bể composite (3,3%). Kết quả này cho thấy, kiểu thiết kế bể ương nuôi truyền thống bằng xi măng vẫn được ưa chuộng hơn ở các cơ sở sản xuất giống với ưu thế vượt trội về tính kinh tế đem lại và trong thời gian trong tương lại thì bể xi măng vẫn là lựa chọn số 1 của các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở địa phương.
3.3.2.2. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trại sản xuất giống
Việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ, có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng tôm giống. Hầu hết các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng của các công ty trên địa bàn khảo sát đều thực hiện công tác sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các hệ thống sản xuất giống trước khi đưa vào hoạt động vụ sản xuất mới. Các bước tiến hành cải tạo theo quy trình: rà soát lại các thiết bị phục vụ sản xuất giống, khôi phục, sửa chữa những cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hư hại trong quá trình sản xuất trước, mua mới những thiết bị không thể sử dụng, vệ sinh trang thiết bị đồ dùng, bể, nâng cấp, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất.
Bảng 3.8. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và vệ sinh trại trước mỗi vụ sản xuất Đơn vị tính Việt-Úc n = 3 CP n = 3 Thông Thuận n = 3 Anh Việt n=3 Nam Miền Trung n=3 Đại Thịnh n= 3 Tuấn Cự n=3 Huy Lâm n= 3 Đại Nam n=3 Tổng n = 27
Thời gian sửa chữa, cải tạo và nâng cấp trại
Trung bình Ngày 65,7±14,3 69,3±12,2 75,3±3 39,0±5,6 36,7±7,6 37,0±7,5 36,3±6 35,7±9,6 34,3±8,5 47,7±18 Dao động Ngày 55÷82 56÷80 72÷78 34÷45 30÷45 30÷45 30÷42 27÷46 26÷43 26÷82
Vệ sinh bể sau khi sử dụng
Có % 100 100 100 100 100 95 97 89 89 96,7 Không % 0 0 0 0 0 5 3 11 11 3,3 Hóa chất sử dụng Có % 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Không % - - - - Khử trùng dụng cụ Có % 100 100 100 100 100 98 89 90 95 96,9 Không % - - - 2 11 10 5 3,1 Hóa chất sử dụng khử trùng Có % 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100