Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 45 - 48)

Thức ăn và cách cho ăn

Theo Phạm Nam Dương (1993) (trích dẫn bởi Phạm xuân Thủy, 2004), thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi. Cho ăn

đầy đủ về số lượng và chất lượng thức ăn, tôm khỏe mạnh hơn, lớn nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu của nghề nuôi tôm là bền vững và lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Khi thiếu thức ăn ấu trùng chậm phát triển, còi cọc, kích cỡ không đều và dễ cảm nhiễm bệnh. Thừa thức ăn bể ương nuôi nhanh dơ bẩn gây ô nhiễm, tảo và một số vi sinh vật phát triển quá mức làm ảnh hưởng tới môi trường bể nuôi tôm. Môi trường ô nhiễm ấu trùng giảm sức đề kháng, tăng khả năng nhiễm bệnh.

Theo khảo sát ở các công ty, đa phần các công ty sử dụng tảo tươi và tảo khô xen lẫn trong những giai đoạn ương ấu trùng. Thành phần thức ăn sử dụng trong quá trình ương ấu trùng không có sự khác biệt giữa các công ty chủ yếu sử dụng các loại thức ăn như Frippack, Lansy, tảo Spilurina, No, N1 Japonicus, Flake. Kết quả khảo sát cho thấy 100 % cơ sở của các công ty đều áp dụng số lần cho ăn là 8 lần/ ngày.

Quản lý chăm sóc

Cách quản lý chăm sóc là vô cùng quan trọng trong quá trình ương và quyết định đến sự thành bại trong công nghệ sản xuất giống của mỗi công ty, với mỗi công nghệ sản xuất có cách quản lý, chăm sóc riêng. Qua kết quả khảo sát, có hai công nghệ ương ở các công ty là công nghệ sử dụng vi sinh không thay nước và công nghệ thay nước thường xuyên.

Chế độ thay nước

Thay nước là biện pháp chính bảo đảm cho môi trường ương nuôi trong sạch, kích thích tôm lột xác, giảm sự phát triển của tảo và duy trì độ trong của bể nuôi. Kết quả khảo sát bảng 3.13 cho thấy, chế độ thay nước có sự khác nhau ở từng giai đoạn ấu trùng, ấu trùng càng lớn thì lượng nước thay trong bể trong một ngày càng được tăng lên và đều áp dụng theo công thức trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Thay nước trong ương nuôi ấu trùng tôm Nước (%)

Giai đoạn Tỷ lệ nước cấp Tỷ lệ nước rút Độ mặn Z1 Z2 Z3 10 25 M1 M2 M3 10 20 25 P1 10

P2 20 20 25 P3 P4 30 30 25 P5 P6 40 40 22 P7 P8 60 60 22 P9 P10 60 60 22 P11 P12 60 60 22 P13 P14 60 60 22 P15

Chế độ không thay nước và sử dụng vi sinh

Công nghệ ương giống không cần thay nước trong suốt quá trình ương được áp dụng với những bể có thể tích 10 m3. Đây là công nghệ mới được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng được một số công ty áp dụng tương đối hiệu quả và giảm được chi phí đáng kể. Công nghệ này áp dụng với những công ty có hệ thống lọc nước đơn giản (hệ thống lọc nước bằng cát và than hoạt tính) hầu như nước được xử lý hoàn toàn bằng vi sinh trong công đoạn lọc, bể ương và xử lý thải. Đây là công nghệ giảm bớt đáng kể nhân công trong quá trình vận hành sản xuất.

Quản lý môi trường trong bể ương

Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004), một trong ba định hướng phòng bệnh quan trọng trong nuôi trồng thủy sản là quản lý môi trường nuôi thích hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt quá trình ương. Khi thực hiện được điều đó, có nghĩa giảm nguy cơ các bệnh do môi trường và tránh gây sốc cho vật nuôi, tăng sức khỏe động vật thủy sản và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Các công ty sản xuất giống trên địa bàn khảo sát nắm bắt được tầm qua trọng nên các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương nuôi chú trọng hàng đầu và được theo dõi sát. Theo kết quả khảo sát, hầu hết các cơ sở ương nuôi đều kiểm tra các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,...) trong suốt quá trình ương nuôi. Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về yếu tố môi trường trong bể ương nuôi anh hưởng tới khả năng sinh trưởng của ấu trùng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)