Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của các cơ sở nuôi

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 53 - 54)

Khó khăn

Mặc dù sản xuất giống tôm thẻ chân trắng phát triển với tốc độ nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, song nhìn chung các công ty sản xuất giống còn gặp không ít những khó khăn về giống, vốn, kỹ thuật, dịch bệnh…

Trong nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong hiện nay, vướng mắc lớn nhất là việc nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng Postlarvae, sự hiểu biết về chất lượng con tôm bố mẹ của một số cơ sở sản xuất giống chưa đầy đủ. Mặt khác, do thiếu cán bộ chuyên môn giỏi, thiếu dụng cụ, phương tiện kiểm tra chất lượng tôm giống và sự hợp nhất giữa Sở Thủy sản và Sở NN & PTNT nên chưa kiểm tra và đánh giá được chất lượng toàn bộ số lượng tôm giống xản xuát ra bán cho những người nuôi tôm thương phẩm. Do đó đã tạo điều kiện cho các trại sản xuất tôm giống chạy theo lợi nhuận thị trường, tìm mọi biện pháp xuất tôm nhỏ, tôm mang mầm bệnh cho người nuôi.

Khó khăn thứ hai mà người nuôi tôm thường gặp là vấn đề kỹ thuật. Theo kết quả điều tra cho thấy người dân nuôi tôm còn chưa nắm bắt được kỹ thuật cụ thể về quy trình kỹ thuật trong công nghệ sản xuất tôm giống, đặc biệt là các vấn đề về tuân tủ các điều kiện vệ sinh, khử trùng, kiểm tra chất lượng ấu trùng, tôm bố mẹ do không kịp cập nhật thông tin và tài liệu chuyển giao…

Khó khăn thứ ba là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất tôm giống, họ cần vốn để nâng cấp quy trình công nghệ, đầu tư cải tiến sản xuất. Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay là lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng, thủ tục cho vay chặt chẽ đã khiến rất nhiều cơ sở gặp khó khăn trong việc đầu tư, áp dụng công nghệ mới nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi.

Định hướng phát triển

Qua bảng thông tin điều tra, 100 % công ty sản xuất giống ở Tuy Phong – Bình Thuận đều có nhu cầu mở rộng thêm cơ sở sản xuất, đầu tư công nghệ. Điều đó chứng tỏ đây là một nghề sản xuất ổn định, có thể đầu tư mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các vùng nông thôn ven biển.

Kiến nghị của các cơ sở sản xuất

Đa số người nuôi tôm đều muốn giúp đỡ về chính sách nhập khẩu tôm bố mẹ được thuận tiện và chính sách đầu tư mở rộng cơ sở được nhanh chóng. Như vậy, vấn đề lớn đặt ra là cần phải tăng cường công tác xây dựng, kiện toàn bộ máy, chính sách nhà nước trong lĩnh vực giống thủy sản, ngân hàng tạo điều kiện trong công tác vay vốn và có thêm các hoạt động kiểm dịch để nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boone,1931) sạch bệnh tại tuy phong – bình thuận (Trang 53 - 54)