CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các thuật ngữ chính
2.1.6. Các bước thiết kế công trình hạng mục cơ điện
Theo điều 78 Quy định chung về thiết kế xây dựng của Luật xây dựng [10]:
Giai đoạn trước khi triển khai BIM
Quản lý thông tin dự án thủ công bằng bản vẽ 2D giấy và hồ sơ giấy
1
BIM giai đoạn 1
Mô hình đối tượng riêng lẻ
2
BIM giai đoạn 2
Phối hợp các mô hình BIM
BIM giai đoạn 3 3
Tích hợp các mô hình BIM trong hệ thống Website
Mục tiêu dài hạn của BIM:
Mô hình chuyển giao dự án tích hợp
26 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633
“1. Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
2. Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
3. Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
4. Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).
5. Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng”
Một dự án cơ điện thường được thực hiện theo quy trình truyền thống bao gồm 4 bước thiết kế chính: Thiết kế ý tưởng (TKYT) → Thiết kế cơ sở (TKCS) → Thiết kế kỹ thuật (TKKT) → Thiết kế kỹ thuật thi công (TKKTTC).
Quá trình thực hiện thiết kế dự án theo quy trình này có tính kế thừa kém. Cụ thể, tuy sản phẩm thiết kế ở các bước thực chất là việc mô tả cùng công trình, chỉ khác nhau về mức độ chi tiết (sơ bộ, kĩ thuật, bản vẽ thi công). Tuy nhiên, trong thực tế, các bước thiết kế sau kế thừa được rất ít sản phẩm thiết kế của bước trước và trong phần lớn trường hợp phải thực hiện lại hầu như toàn bộ quá trình thiết kế. Sau khi đã
27 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633
hoàn thành công tác thiết kế, nhà thầu căn cứ vào bản vẽ thiết kế để triển khai bản vẽ thi công chi tiết cho từng Kết cấu. Sau khi thi công hoàn thành, nhà thầu lập hồ sơ hoàn công và chuyển giao cho chủ đầu tư. Nếu có bất kỳ sự cố nào phát sinh trong quá trình thi công dẫn đến không thi công được đều dẫn đến việc phải điều chỉnh lại thiết kế ban đầu.
Đây là kết quả của việc các đơn vị cùng tham gia vào dự án nhưng lại không chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu về công trình. Ngoài ra, đơn vị thực hiện triển khai xây dựng công trình (nhà thầu) lại thường tiếp cận công trình rất muộn, ít có cơ hội tham gia góp ý, điều chỉnh, thay đổi thiết kế để đảm bảo tính khả thi. Người vận hành công trình thì không được tham gia thiết kế, thi công từ đầu, dẫn đến không có nhiều khả năng đóng góp ý tưởng để đảm bảo tính năng sử dụng, tính thẩm mĩ trong quá trình khai thác công trình sau này.
Trong nội bộ quá trình thiết kế, các công đoạn khác nhau bao gồm: Lập thuyết minh báo cáo, triển khai bản vẽ, bản tính, lập dự toán và KCS có mối quan hệ chồng chéo do không chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu. Điều này dẫn đến các cập nhật, chỉnh sửa của một công đoạn có thể không được đồng bộ hóa sang các công đoạn khác, làm mất tính thống nhất của thiết kế. Tính tương tác của quá trình thiết kế được thể hiện qua Hình 2.6
Hình 2.6 Tương tác đơn tuyến giữa các công đoạn thiết kế [10]
Để cải tiến mô hình thực hiện một dự án, yếu tố cần thiết bao gồm [10]:
28 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633
- Thứ nhất: Cần xây dựng được một cơ sở dữ liệu chung, chuẩn cho tất cả các bên tham gia và dự án.
- Thứ hai: Cải thiện việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị tham gia vào dự án, đưa nhà thầu và người vận hành công trình tiếp cận sớm hơn vào dự án ngay từ bước thiết kế.
Đây chính là các cơ sở để phát triển công nghệ mô hình hóa thông tin xây dựng trong triển khai các dự án xây dựng công trình.
Dựa theo tình hình phát triển MEP tại Việt Nam thì hiện tại đa số tư vấn thiết kế MEP sử dụng thiết kế bản vẽ 2D để triển khai bản vẽ, tuy nhiên thiết kế 2D thì không được khuyến nghị trong bất kỳ hướng dẫn BIM được công bố nào, nhưng nó có thể là một bước tạm thời cần thiết cho ngành xây dựng ở Việt Nam.
Do đó để phát triển được một quy trình hòa nhập mới, có thể áp dụng từ thiết kế 2D sang sử dụng BIM là điều rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống MEP trong tương lai của Việt Nam.