PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình phối hợp mep bim nghiên cứu tại dự án x (Trang 49 - 55)

Để thiết lập quy trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số quy trình nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở các yêu cầu nghiên cứu dựa trên thực tế công tác trong quá trình thực hành xây dựng, thông qua việc tìm hiểu các quy trình thực hiện dự án truyền thống hiện đang áp dụng tại một số công ty cũng như được sự hướng dẫn từ các chuyên gia khác, đồng thời dựa trên các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài, tác giả đã đề xuất quy trình chi tiết áp dụng BIM-MEP để áp dụng vào dự án đang thực hiện, đồng thời cải tiến quy trình phối hợp giữa ba bộ môn Kiến trúc - Kết cấu - MEP. Trong quá trình áp dụng quy trình mới vào dự án, tác giả đồng thời trao đổi với các chuyên gia để hoàn thiện quy trình BIM-MEP tại dự án cụ thể từ đó làm nền tảng để áp dụng vào các dự án tiếp theo ở Việt Nam.

Từng giai đoạn cụ thể của quy trình nghiên cứu bao gồm:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Trong bước này nghiên cứu bước đầu xác định những vấn đề cần thiết nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của nghiên cứu.

Bước 2:

+ Tổng quan tài liệu. Trong bước này nghiên cứu thực hiện nghiên cứu các tài liệu liên quan tới các vấn đề cần nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu về thiết kế hệ thống cơ điện, quy trình bắt đầu và kết thúc một giai đoạn thiết kế và các ứng dụng của BIM. Thông qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu xác định được các hướng nghiên cứu hiện tại về các vấn đề cần quan tâm và định hướng nghiên cứu hiện tại.

+ Xác định quy trình thực hiện dự án tại một số công ty. Tham khảo quy trình từ công ty thiết kế, thiết kế - thi công và công ty quản lý dự án. Đánh giá các điểm mạnh, và thiếu sót tùy theo từng loại hình công ty theo ý kiến chuyên gia.

Bước 3: Đề xuất quy trình ứng dụng BIM - MEP. Từ những dữ liệu thu được qua quá trình nghiên cứu, kết hợp với các kinh nghiệm thực tế triển khai BIM-MEP và các kiến thức lược khảo về ứng dụng BIM để đề xuất quy trình ứng

43 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633

dụng BIM-MEP qua các giai đoạn của dự án, mô phỏng chi tiết từng bước, nội dung cần đạt được, danh mục hồ sơ, mức độ mô hình BIM-MEP.

Bước 4: Nghiên cứu ứng dụng quy trình vào công trình thực tế. Từ những quy trình đề xuất ứng dụng BIM -MEP, nghiên cứu tiến hành thử nghiệm quy trình vào công trình thực tế để kiểm nghiệm tính khả dụng của quy trình đề xuất.

Bước 5: Đánh giá mô hình ứng dụng. Với các sản phẩm từ ứng dụng BIM vào thiết kế MEP ở công trình thực tế, nghiên cứu tiến hành đánh giá mô hình ứng dụng thông qua các khảo sát về tính khả dụng của quy trình đề xuất.

Bước 6: Kết luận và kiến nghị. Từ những kết quả của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra những kết luận về những mục tiêu của nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị cho các nghiên cứu tương lai.

Quy trình nghiên cứu đề tài được mô tả như sơ đồ sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất quy trình

phối hợp BIM-MEP

Tham khảo một số quy trình thực hiện dự án

MEP trong nước

Đề xuất quy trình ứng dụng BIM-MEP

Áp dụng quy trình BIM-MEP vào dự án cụ thể

Đánh giá Quy trình đề xuất BIM-MEP

Kết luận Tham khảo tiêu chuẩn,

tài liệu, các nghiên cứu trước

Đánh giá ưu nhược điểm Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Bước 6

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

44 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633 3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Khảo sát mẫu

Nội dung của phương pháp khảo sát được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.1 Đặc điểm phương pháp khảo sát mẫu Loại

khảo sát Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm

Khảo sát mẫu

- Khảo sát với một số lượng mẫu giới hạn rồi suy rộng kết quả ra cho quần thể mẫu.

-Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực thực hiện.

-Nội dung nghiên cứu có thể được mở rộng, có thể đánh giá được những đặc tính chung của quần thể mẫu.

- Kết quả luôn có sai số nhất định

Với đặc điểm của nghiên cứu là các đối tượng thuộc phạm vi khảo sát là các công ty TVTK Cơ điện của Việt Nam có số lượng khá lớn và phân bố trên diện rộng và với hạn chế về thời gian, nhân lực, do đó tác giả nghiên cứu lựa chọn phương pháp khảo sát mẫu để áp dụng cho nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với tính hợp lệ và độ tin cậy của nghiên cứu. Nội dung của phương pháp thu thập dữ liệu được trình bày trong Bảng 3.2 [32].

Với đối tượng được phỏng vấn của nghiên cứu là các nhân viên quản lý trong các công ty TVTK Cơ điện có chức vụ cao, khó tiếp cận thông qua các phương tiện như gọi điện hoặc gửi email. Do đó, nghiên cứu lựa chọn phương án phương pháp thu thập dữ liệu 2 chiều, cụ thể là xây dựng quy trình, lập bảng câu hỏi và thực hiện liên hệ phỏng vấn trực tiếp với nội dung của bảng câu hỏi.

45 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633 Bảng 3.2. Đặc điểm phương pháp thu thập dữ liệu hai chiều Loại

phương pháp

Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp thu

thập dữ liệu 2 chiều

Bao gồm những phương pháp như thực hiện phỏng vấn theo dạng phỏng vấn cấu trúc bán cố định (semi structured interview) hoặc các dạng phỏng vấn không có cấu trúc (unstructured interview).

Hiệu quả cao do có sự tương tác trực tiếp với các đối tượng được phỏng vấn

Thời gian thực hiện phỏng vấn kéo dài và phức tạp hơn các phương pháp khác.

3.2.3. Nhóm mẫu mục tiêu

Sau khi lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu, nghiên cứu tiến hành xác định nhóm mẫu mục tiêu của nghiên cứu. Nhóm mẫu mục tiêu phải đại diện được các tính chất của quần thể mẫu nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là về quy trình ứng dụng BIM vào các giai đoạn thiết kế MEP, do đó nhóm mẫu mục tiêu sẽ bao gồm các công ty Tư vấn thiết kế Cơ điện, công ty Thiết kế - Thi công, và công ty Quản lý dự án tại Việt Nam:

Đối tượng: các công ty thực hiện các công trình dân dụng như chung cư, khách sạn, cao ốc văn phòng, resort, bệnh viện.

Phạm vi: Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện việc lấy dữ liệu: từ tháng 11/2019 tới tháng 4/2020.

3.2.4. Đề xuất quy trình ứng dụng BIM vào thiết kế, quản lý dự án MEP

Từ những kết luận được rút ra từ quá trình nghiên cứu dữ liệu, tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình thiết kế MEP ở các công ty hiện tại.

Kết hợp với các thế mạnh của BIM cùng những ứng dụng thực tế của BIM để lên ý tưởng cho việc xây dựng quy trình ứng dụng BIM. Các quy trình ứng dụng được trình bày dưới dạng BPMN với các nội dung tổng quát các giai đoạn thực hiện nhằm tạo thành một hướng dẫn cho các đơn vị muốn triển khai ứng dụng BIM vào triển khai dự án qua từng giai đoạn trong vai trò là công ty TVTK cơ điện. Tuy nhiên quy trình

46 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633

đề xuất sẽ không đi vào quá chi tiết nội dung cho từng ứng dụng mà chỉ là những bước hướng dẫn chung cơ bản nhằm xây dựng mô hình BIM sử dụng cho quản lý, dựa vào để thực hiện công trình.

3.2.5. Ứng dụng quy trình đề xuất vào công trình thực tế

Sau khi xây dựng quy trình đề xuất, nghiên cứu tiến hành ứng dụng thử quy trình đề xuất vào công trình thực tế nhằm đánh giá khả năng thực hiện quy trình đề xuất. Công trình được sử dụng nghiên cứu là công trình thật, các dữ liệu được thu thập từ các bên liên quan cung cấp. Các ứng dụng thực tế này chỉ là một trong những ứng dụng từ ý tưởng của quy trình đề xuất chứ không nhất thiết là những bước cố định khi áp dụng với các công trình khác.

3.2.6. Đánh giá quy trình ứng dụng và kết luận

Nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng bảng câu hỏi đơn giản với những câu hỏi dưới dạng thang Likert để đánh giá mức độ khả thi của quy trình. Các nội dung của bảng khảo sát bao gồm:

+ Mức độ rõ ràng, dễ sử dụng của quy trình.

+ Đánh giá về ý tưởng áp dụng BIM cho hệ thống MEP.

Các bảng khảo sát sẽ được gửi trực tiếp cho các cá nhân trực tiếp tham gia ứng dụng quy trình BIM-MEP. Kết quả thu được sẽ đánh giá được sơ bộ khả năng ứng dụng của quy trình cũng như gợi ý cho hướng phát triển tương lai của quy trình đề xuất.

3.3. Kết luận

Nội dung của chương là đưa ra hướng dẫn chung cho việc thực hiện các giai đoạn của nghiên cứu. Các quần thể mẫu, giới hạn nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu đã được trình bày một cách chi tiết. Nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn chính:

- Phân tích các ưu nhược điểm của quy trình triển khai BIM-MEP truyền thống;

47 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633

- Xây dựng quy trình ứng dụng BIM – MEP và xây dựng quy trình phối hợp giữa MEP- Kiến trúc – Kết cấu;

- Cuối cùng là đánh giá quy trình triển khai và kết luận;

48 HV: Đinh Văn Tấn MS: 1670633

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình phối hợp mep bim nghiên cứu tại dự án x (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)