2.4. Phương pháp thực nghiệm
2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng
- Đất được cày sâu, bừa kỹ đảm bảo đất có tầng mặt tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, vi khuẩn nốt sần hoạt động thuận lợi.
- Tiến hành lên luống đảm bảo diện tích ô thí nghiệm.
2.4.2.2. Quy trình phân bón và chế phẩm sinh học
* Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha : 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O
* Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ lân và toàn bộ vôi.
Bón thúc: Chia làm 2 lần:
- Lần 1: Bón 2/3N + 1/2K2O vào giai đoạn lạc 3 lá thật, kết hợp làm cỏ xới xáo, bón xa gốc 8 - 1 0 cm, không vun đất vào gốc. Bón phân trong thời kỳ này nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần hình thành sớm.
- Lần 2: Bón toàn bộ lượng phân còn lại khi lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun cao gốc 3-5 cm.
* Chế phẩm sinh học:
Chế phẩm sinh học được sử dụng bón vào rãnh lạc trước lúc gieo hạt với lượng dùng là 1gam/1m2. Tiếp theo chế phẩm được bón bổ sung với liều lượng tương tự vào các giai đoạn làm cỏ bón phân thúc lần 1 và bón thúc làm 2 cho lạc nhằm duy trì mật độ vi khuẩn phù hợp.
2.4.2.3. Mật độ và phương pháp gieo - Mật độ: 42 cây/m2
- Độ sâu lấp hạt 2÷4 cm, dặm bổ sung khi cây có 1÷2 lá thật (với các hạt lạc ủ mầm) để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
- Cách gieo hạt: sau khi tiến hành rạch hàng, bón lót phân rồi rải lên một lớp đất mỏng để tránh hạt tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Sau đó tiến hành gieo hạt đúng khoảng cách.
2.4.2.4. Thời vụ
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân năm 2017 - Ngày gieo : Ngày 08 tháng 2 năm 2017.
2.4.2.5. Chăm sóc lạc sau trồng
- Sau gieo 7÷8 ngày nếu thấy khuyết cây nên dặm ngay. Tiến hành dặm sớm bằng hạt đã được ngâm nảy mầm với điều kiện đất ẩm.
- Vun xới: Được chia làm 3 đợt.
+ Lần 1: Khi cây có từ 2 đến 3 lá thật (sau mọc 10÷12 ngày), xới nông khắp mặt luống.
+ Lần 2: Khi cây có từ 6 đến 8 lá thật (sau mọc 30÷35 ngày), xới sâu từ 5 đến 6 cm sát gốc và nhặt cỏ dại, không vun đất vào gốc.
+ Lần 3: Sau khi ra hoa rộ 7÷10 ngày, xới và vun cao quanh gốc.
- Tưới nước: Giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên khoảng 65÷70 % độ ẩm tối đa. Nếu thời tiết khô hạn phải tưới, đặc biệt vào 2 thời kỳ quan trọng: ra hoa (7÷8 lá) và làm quả. Tưới phun hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều sau đó tháo cạn.
2.4.2.6. Phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên thăm ruộng để kiểm tra tình hình sâu bệnh hại. Xác định tỷ lệ sâu bệnh hại trên ruộng. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Nhận định được các lại sâu bệnh hại ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
2.4.2.7. Thu hoạch và bảo quản
- Khi cây có trên 80% số quả chín (tầng lá ở giữa và sát gốc chuyển sang màu vàng và rụng, quả chín có lớp vỏ sát hạt đã có màu nâu đen hoặc đen nâu, gân quả rõ, vỏ lụa có màu đặc trưng). Thu hoạch riêng quả của từng ô,
- Quả lạc sau khi thu hoạch tiến hành đem phơi đến khi độ ẩm của hạt đạt khoảng 12 %, dùng bao lót để phơi tránh phơi trực tiếp trên nền xi măng.
2.4.2.8. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Chiều cao cây và số lá
- Chiều cao cây: bắt đầu theo dõi khi lạc có 3 lá thật và theo dõi định kỳ 10 ngày/lần cho đến lúc thu hoạch.
Cách đo: Đo từ chỗ phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
- Đếm số lá xanh còn lại khi thu hoạch
* Theo dõi sự phát triển của cành lạc
- Tổng số cành/cây, số cành cấp 1/cây, số cành cấp 2/cây: theo dõi lúc thu hoạch.
- Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên: Đo từ vị trí phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh cành cấp 1 đầu tiên (đo 1 cành) . Theo dõi lúc thu hoạch.
* Theo dõi nốt sần
- Đếm số lượng nốt sần vào 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch. Theo dõi 3 cây/ô thí nghiệm. Trước khi lấy mẫu, tiến hành tưới nước để đảm bảo việc thu hoạch nốt sần được tốt. Bới gọn rễ, rửa sạch và tiến hành đếm nốt sần.
- Khối lượng nốt sần: Sau khi đếm số lượng nốt sần, tiến hành tách nốt sần của từng cây và cân trọng lượng nốt sần (g/cây).
* Diện tích lá và chỉ số diện tích lá
- Diện tích lá (dm2/cây) và chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Theo phương pháp khoan lá và cân nhanh trực tiếp (theo giáo trình sinh lý thực vật). Tiến hành tại phòng thí nghiệm sinh lý thực vật khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh.
+ Cách xác định diện tích lá (LA): Dùng phương pháp cân nhanh lá tươi theo phương pháp sử dụng khoan lá và cân phân tích tại phòng thí nghiệm sinh lý thực vật khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh.
+ Cách xác định chỉ số diện tích lá (LAI): (m2 lá/m2 đất)
Công thức tính LAI = (số cây/ m2 đất trồng x diện tích lá/cây)/m2
- Khối lượng diện tích lá (g/dm2 lá): Ngắt 20 lá bánh tẻ cần xác đình khối lượng diện tích lá, xếp chồng lên nhau theo quy định, dùng ống khoan sắc có bán kính r = 1 cm, sau đó cắt và tính diện tích (dm2). Đem các miếng khoan sấy khô đến khối lượng không đổi cân trên cân phân tích ta được P (g)
Các miếng khoan có diện tích 20 x 3,14 x r2 (dm2) Khối lượng diện tích lá (SLW) = P
(g/dm2 lá) 20 x 3,14 x r2
Trong đó: r là bán kính ống khoan (cm)
* Theo dõi khối lượng chất khô (g/cây)
- Khối lượng chất khô (g/cây): Để theo dõi khả năng tích lũy chất khô ở các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và trước thu hoạch tiến hành nhổ ngẫu nhiên mỗi ô 3 cây, cân khối lượng chất tươi của lá và thân sau đó sấy khô đến khối lượng không đổi, từ đó tính khối lượng chất khô trung bình mỗi cây tích lũy được
- Tích lũy chất khô của lá: Các thời kỳ theo dõi: bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch, nhổ mỗi ô thí nghiệm 3 cây, hái toàn bộ lá cây, cân lên sau đó đem toàn bộ lá sấy khô đến khối lượng không đổi từ đó ta tính được khối lượng khô trung bình của lá tích lũy được.
* Khả năng chống chịu bệnh hại
- Tỷ lệ cây bị bệnh (héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng, héo xanh vi khuẩn). Theo dõi toàn bộ diện tích ô thí nghiệm tại các thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và lúc thu hoạch. Tính tỷ lệ bệnh héo rũ theo công thức:
Tỷ lệ bệnh (%) = Số cây bị bệnh
Tổng số cây điều tra × 100
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Tổng số quả trên cây (quả) và số quả chắc trên cây (quả)
Đếm số quả và số quả chắc trên 10 cây rồi tính giá trị trung bình.
- Khối lượng 100 quả (g) và khối lượng 100 hạt (g)
Sau khi phơi khô mỗi công thức đếm ngẫu nhiên 100 quả 3 lần, cân cả 3 mẫu. Khối lượng 100 quả được tính bằng trung bình của 3 mẫu.
Lấy 3 mẫu hạt đem phơi khô ở mỗi công thức, mỗi mẫu gồm 100 hạt ngẫu nhiên, cân cả 3 mẫu. Khối lượng 100 hạt được tính bằng trung bình của 3 mẫu.
- Tỷ lệ nhân (%): Đếm 100 quả khô sau đó cân lên, bóc lấy hạt của 100 quả đó cân lên để tính tỷ lệ nhân
Khối lượng hạt của 100 quả chắc
Tỷ lệ nhân = x 100 (%)
Khối lượng 100 quả khô - Năng suất:
Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả x 7500
NSLT = (tạ/ha)
107
Khối lượng quả chắc 10 m2 (g) x 104
NSTT = (tạ/ha)
10 x 105
2.4.2.9. Dụng cụ
- Thước đo đến mm, cân, cân phân tích.
- Dụng cụ thu mẫu: Túi nilon để thu mẫu - Máy ảnh để chụp ảnh mẫu
- Các dụng cụ sản xuất thông thường.
- Dụng cụ bảo hộ lao động.