Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến số lượng và khối lượng nốt sần của lạc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thử nghiệm chế phẩm sinh học bad và bsd trên một số giống lạc trồng tại huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong vụ xuân năm2017 (Trang 54 - 57)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và phát triển của lạc trồng trong vụ Xuân 2017 tại Vũ Quang - Hà Tĩnh

3.1.5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến số lượng và khối lượng nốt sần của lạc thí nghiệm

Là cây họ đậu nên rễ lạc có khả năng cố định nitơ khí quyển do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh. Nốt sần có khả năng cố định nitơ khí quyển còn vi khuẩn có tác dụng như một chất xúc tác. Lượng đạm hữu cơ được hình thành có tới 75% tổng lượng đạm cung cấp cho cây lạc, 25% ở tế bào vi khuẩn. Chính vì vậy mà cây lạc có thể tự đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng đạm.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Ghi chú: Các số liệu trong cùng nhóm có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05 Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm và giống lạc đến sự hình thành nốt sần ở rễ của cây lạc được trình bày trên Bảng 3.5

Các số liệu trên Bảng 3.5 cho thấy:

Công thức thí nghiệm

Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Số

lượng nốt sần (nốt/cây)

Khối lượng nốt sần (g/cây)

Số lượng nốt sần (nốt/cây)

Khối lượng nốt sần (g/cây)

Số lượng nốt sần (nốt/cây)

Khối lượng nốt

sần (g/cây) TB

G

G1 74,40a 0,22a 153,70ab 0,66ab 409,96b 1,42b G2 77,56a 0,23a 155,78a 0,67a 414,78a 1,49a G3 70,85b 0,21a 151,81b 0,63b 408,78b 1,39b

LSD0,05(G) 3,09 0,03 2,94 0,03 4,59 0,03

TB CP

CP0 68,04c 0,23a 148,30b 0,65ab 399,26b 1,43ab CP1 75,30b 0,23a 156,26a 0,66a 416,74a 1,45a CP2 79,78a 0,20b 156,74a 0,64b 417,52a 1,41b LSD0,05(CP) 2,56 0,01 4,02 0,01 5,03 0,02

CP0

G1 69,00e 0,23a 149,89bc 0,66a 396,67b 1,43cd G2 71,11de 0,24a 150,00bc 0,67a 404,00b 1,48ab G3 64,00f 0,22ab 145,00c 0,63bc 397,11b 1,39de

CP1

G1 73,56cd 0,24a 155,33ab 0,67a 416,44a 1,43cd G2 80,56ab 0,24a 159,22a 0,67a 420,78a 1,51a G3 71,78de 0,22ab 154,22ab 0,65ab 413,00a 1,40de

CP2

G1 81,56a 0,20bc 155,89ab 0,65ab 416,78a 1,40de G2 81,00ab 0,22ab 158,11a 0,66a 419,56a 1,46bc G3 76,78bc 0,18c 156,22ab 0,62c 416,22a 1,38e LSD0,05(CP*) 4,73 0,03 6,38 0,03 8,42 0,04

CV% 3,33 4,93 2,55 2,22 1,19 1,29

Thời kỳ bắt đầu ra hoa:

So sánh trung bình giữa các giống: Số lượng nốt sần ở giống G1 và giống G2 tương đương nhau và cao hơn so với giống G3.

So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Số lượng nốt sần đạt cao nhất ở lạc bón chế phẩm CP2 (79,78nốt/cây), sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với CP1 và CP0. Số lượng nốt sần thấp nhất ở lạc không bón chế phẩm (68,04nốt/cây).

Ở giai đoạn này bộ rễ mới hoàn thiện, nốt sần mới được hình thành nên số lượng còn ít và khả năng cố định đạm từ khí trời cho cây chưa cao. Số lượng nốt sần dao động 64,00÷79,78 (nốt/cây). Công thức CP2G1 cho số lượng nốt sần cao nhất, sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) so với các công thức CP2G1, CP2G2 nhưng có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại. Công thức CP0G3 cho số lượng nốt sần thấp nhất.

Khối lượng nốt sần giữa các giống sai khác không rõ rệt (p>0,05).

Khối lượng nốt sần ở lạc sử dụng chế phẩm CP1 tương đương với lạc không bón chế phẩm và cao hơn so với lạc bón chế phẩm CP2.

Khối lượng nốt sần cao nhất ở công thức CP1G2 (0,24 g/cây), sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức CP2G1, CP2G3. Khối lượng nốt sần thấp nhất ở công thức CP2G3 (0,18 g/cây).

Giai đoạn kết thúc ra hoa:

Giống lạc G2 và G1 có số lượng nốt sần tương đương nhau và cao hơn so với giống lạc G3.

Giống lạc bón chế phẩm CP2 và CP1 có số lượng nốt sần cao hơn so với lạc không bón chế phẩm.

Số lượng nốt sần dao động 145,00÷159,22 (nốt/cây). Số lượng nốt sần đạt cao nhất ở công thức CP1G2 và không có sự sai khác (p>0,05) so với các công thức CP2G2, CP2G3, CP2G1, CP1G1, CP1G3, nhưng có sự sai khác (p<0,05) so với các công thức còn lại. Số lượng nốt sần thấp nhất ở công thức CP0G3.

Khối lượng nốt sần ở giai đoạn này dao động 0,62÷0,67 (g/cây). Khối lượng nốt sần cao nhất ở công thức CP0G2, sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức CP0G3 và CP2G3.

Khối lượng nốt sần giống lạc G2 đạt cao nhất (0,67 g/cây) và thấp nhất ở giống lạc G3 (0,63 g/cây).

Khối lượng nốt sần giống lạc bón chế phẩm CP1 đạt cao nhất (0,66 g/cây) và thấp nhất ở lạc bón chế phẩm CP2 (0,64 g/cây).

Giai đoạn thu hoạch:

So sánh trung bình giữa các giống: Giống G2 đạt số lượng nốt sần cao nhất (414,78 nốt/cây), sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với giống G1 và G3.

So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Giống lạc bón chế phẩm CP1, CP2 có số lượng nốt sần tương đương và cao hơn so với giống lạc không bón chế phẩm.

Số lượng nốt sần cao nhất ở công thức CP1G2 (420,78 nốt/cây), sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức CP0G1, CP0G2, CP0G3. Số lượng nốt sần thấp nhất ở công thức CP0G1 (396,67 nốt/cây).

Khối lượng nốt sần cao nhất ở công thức CP1G2 (1,51 g/cây), sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) so với công thức CP0G2 (1,48 g/cây) nhưng sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại. Khối lượng nốt sần thấp nhất ở công thức CP2G3.

Giống lạc G2 có khối lượng nốt sần cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với giống lạc G1 và giống lạc G3.

Lạc bón chế phẩm CP1 có khối lượng nốt sần cao nhất (1,55 g/cây) và thấp nhất ở lạc bón chế phẩm CP2 (1,41 g/cây).

Một phần của tài liệu Thử nghiệm chế phẩm sinh học bad và bsd trên một số giống lạc trồng tại huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong vụ xuân năm2017 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)